Quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiêm vụ phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản của việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)

sản Việt Nam

1. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đường lối CNH - HĐH và chủ động hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế theo hướng vừa khai thác tiềm năng nguồn lợi có hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường. Lấy xuất khẩu thuỷ sản là mục tiêu mũi nhọn, đồng thời quan tâm sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống của nhân dân trong nước.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ở từng khu vực theo một quy hoạch thống nhất, tạo ra thế ổn định vững chắc. Phát triển kinh tế thuỷ sản theo tuyến vùng sinh thái nhằm phát huy lợi thế của từng khu vực, tạo ra sự kết hợp giữa các khâu khai thác - nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ, cơ khí và hậu cần dịch vụ.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế và mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đổi mới công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

- Gắn kinh tế thuỷ sản với xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề xã hội.

2. Mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản

- Mục tiêu tổng quát:

+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh.

+ Tiếp tục phát triển hiệu quả, bền vững có vị trí cao trên thị trường quốc tế. + Là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. + Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng. - Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

+ Duy trì tỷ lệ đống góp của ngành thuỷ sản trong GDP khoảng 2,8%

+ Tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống của các công đồng dân cư sống dựa vào nghề cá. Đến năm 2020 số lao động trong nghề cá khoảng 4,4 triệu người.Trong đó lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động chế biến, dịch vụ thuỷ sản sẽ tăng gấp 2 lần. Đa dạng hoá ngành nghề trong nghề cá sẽ tạo

điều kiện tốt nhất cho ngư dân tạo ra việc làm và tăng thêm thu nhập.

+ Tăng mức cung cấp sản phẩm thuỷ sản cho thị trường trong nước và tạo điều kiện cho người dân có thể mua được sản phẩm thuỷ sản này, qua đó góp phần nâng cao mức dinh dưỡng cho dân cư. Mục tiêu đảm bảo nhu cầu thủy sản cho dân ở mức 25kg/người/năm vào năm 2010.

+ Đảm bảo toàn bộ các hoạt động của ngành thuỷ sản mang tính bền vững trên cơ sở xây dựng và áp dụng các chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường và các phương pháp mới cho quản lý và khai thác nghề cá.

+ Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản và thu ngoại tệ.Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuủy sản bình quân trên 9%/năm. Giá trị xuất kim ngạch xuất khẩu đạt 4 - 4,5 tỷ USD.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản và các ngành dịch vụ thuỷ sản để nâng cao hiẹu quả kinh tế nhằm duy trì và phát huy những lợi thế so sánh của ngành thuỷ sản.

- Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2020

Tiếp tục đi đầu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trình độ công nghệ chế biến tương đương các nước phát triển.

Tiếp tục là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực.

3. Phương hướng nhiệm vụ phát triển của ngành thuỷ sản đến năm 2010

3.1 Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 2007.

Hành động xuyên suốt thật sự của nganh năm 2007 là tiếp tục " Đẩy mạnh cải cách hành chính và tổ chức lại sản xuất".

Trong năm 2007 toàn ngành tiếp tục phấn đấu đạt 3,7 triệu tấn tổng sản lượng thuỷ sản ( Trong đó 1,9 triệu tấn sản lượng thuỷ sản khai thác và 1,8 triệu tấn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ), 3,6 tỉ USD giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Giá trị sản xuất của toàn ngành ( theo giá cố định năm 1994) phấn đấu đạt 48.000 tỉ đồng ( tăng 15,08 % so với thực hiện năm 2006 ).

Nhiệm vụ năm 2007

- Thực hiện chuyển dịch nghề cá ra biển, bao gồm cả khai thác nuôi trồng tại các eo vịnh, các vùng ven các hải đảo, đưa dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp cận trực tiếp với khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo giảm chi phi sản xuất, phát triển

khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản.

- Tiếp tục đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới cơ chế hoạt động của các tổng công ty,các doanh nghiệp. Hoàn thành đề án và chuyển các đơn vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm. Thực hiện phương thức quản lí cộng đồng trong khai thác, chế biến nuôi trồng thuỷ sản.

-Tiếp tục có bước chuyển mạnh về quản lí đầu tư xây dựng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư. Chống tham nhũng, chống lãng phí, thất thoát trong các dự án đầu tư xây dựng.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu.Tiếp tục tạo chuyển biến tích cực về cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh việc xây dựng các thương hiệu chủ lực, triển khai qui trình truy nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản.

3.2 Nhiệm vụ phát triển của ngành thuỷ sản đến năm 2010.

Cung cấp nguyên liệu để đạt trên 900.000 tấn sản phẩm xuất khẩu.Các sản phẩm chinh gồm

Tôm các loại 225.000 tấn

Sản phẩm từ cá tra,cá ba sa : 230.000 tấn. Sản phẩm từ nhuyển thể chân đề 75.000 tấn Sản phẩm từ cá biển 160.000 tấn.

- Giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu.

Giữ vững thị trường chính ổn định và chủ động mở rộng thị trường mới. Cụ thể:

Nhật 25% Mỹ 23- 30% EU 20-22%

Trung Quốc & Hồng Công : 8- 9% Hàn Quốc : 8%

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản của việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)