Phân tích tình hình tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở điện lực nghệ an (Trang 30 - 43)

2 – Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An 1 – Thực trạng lưới điện của Điên lực Nghệ An năm

2.2 Phân tích tình hình tổn thất điện năng

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giá mua và giá điện Công ty

đều không thể quyết định được nên muốn kinh doanh có lãi và nâng cao đời sống CBCNV thì phải tăng được sản lượng điện năng thương phẩm hay nói cách khác là phải tăng nhu cầu dùng điện và tìm cách giảm tổn thất điện năng. Có thể nói tổn thất điện năng là nhân tố chủ quan tác động đến công ty vì nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất thì sản lượng điện năng thương phẩm sẽ tăng. Vì vậy mục đích của chuyên đề là đi vào phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện Lực Nghệ An trong những năm vừa qua để có thể đề ra những biện pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả nhất nhằm giúp Điện Lực

Nghệ An nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đạt được chỉ tiêu Công ty đề ra.

Đi vào phân tích điện năng sẽ bao gồm:

- Phân tích tình hình tổn thất điện năng theo hướng nghiên cứu xem xét biến động của chỉ số tổn thất trong giai đoạn 2003 – 2008. Mục đích của phần này là để thấy rõ được hiệu quả của công tác giảm tổn thất điện năng.

- Đánh giá kết quả tổn thất điện năng trong từng tháng của một năm để đề ra được những biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất cụ thể và hiệu quả sát với tình hình thực tế của Điện lực Nghệ An.

Tổn thất điện năng giai đoạn 2003 – 2008:

Để giảm tổn thất điện năng từ năm 2003 Điện lực Nghệ An đã thành lập

Tổ giảm tổn thất điện năng (đến năm 2005 thì chuyển thành Ban giảm tổn thất điện năng) do Giám đốc Điện lực trực tiếp chỉ đạo, nhằm xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng trong toàn Điện lực. Với những cố gắng, nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Nghệ An, việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng đã thu được các kết quả bước đầu hết sức khả quan và đáng khích lệ.

Bảng 11: tỷ lệ tổn thất trong các năm 2003 - 2008 Năm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Kế hoạch 8,36% 7,98% 7,94% 7,49% 7,35% 5,9% Thực hiện 8,32% 8,17% 7,89% 7,41% 7,09% 6,23%

Nhận thấy tỷ lệ tổn thất giảm dần qua các năm, có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Điện lực Nghệ An cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trên mặt trận chống tổn thất. Nếu như năm 2003, tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An là 8,32% thì đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn là 6,23%. Các số liệu về hệ số tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An trong các năm từ 2003 đến 2008, cho thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 đã giảm đi 2,09% so với năm 2003 – một con số không lớn về mặt giá trị số học nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt to lớn về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội.

Năm 2004, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 8,17% giảm 0,15% so với năm 2003 Năm 2005, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,89% giảm 0,28% so với năm 2004 Năm 2006, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,41% giảm 0,48% so với năm 2005.

Sỡ dĩ có được thành công trên là nhờ Điện lực đã thực hiện rất nhiều công trình cải tạo lưới trung và hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá trình cung ứng và sử dụng điện. Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế, Điện lực đã tiến hành củng cố hòm công tơ cũ, kiểm tra và đã phát hiện thay thế những công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh. Trước đây, điện năng được coi như là một sản phẩm dùng chung của toàn xã hội, thêm vào đó hệ thống lưới điện phân phối không được đổi mới và công tác quản lý lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho hành vi ăn cắp điện gây tổn thất điện thương mại. Điện lực Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An lập nhiều đoàn kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó kịp thời phát hiện ra các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết quả là đã thu được hàng chục tỷ đồng (tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm).

Năm 2007, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,09% giảm 0,32% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ tổn thất có giảm nhưng không nhiều lắm. Nguyên nhân là do trong năm 2007, công tác kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại. Tình hình sự cố lưới điện trung thế như sau:

- Xảy ra 451 lần sự cố thoáng qua ,giảm 188 vụ so với cùng kỳ năm 2006, 226 lần sự cố vĩnh cửu giảm ,giảm 60 vụ so với cùng kỳ năm 2006. Suất sự cố vĩnh cửu trung bình là 0,408 giảm 0,124 so với cùng kỳ 2006

- Toàn đơn vị cháy 24 máy biến áp phân phối, tăng 2 máy biến áp so với cùng kỳ năm 2006. Đóng điện thêm 186 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng đạt 44.817KVA và 140,3km đường dây trung thế.

- Việc phát quang hành lang lưới điện chưa được thực hiện thường xuyên và có 723 trường hợp vi phạm nhiều, vì vậy suất sự cố điện còn cao.

Hiện tượng lấy cắp điện đã trở nên tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. Qua kiểm tra đã phát hiện một số các thủ đoạn tinh vi như: gắn chip, đấu tắt cuộn dòng, sử dụng thiết bị quay ngược công tơ,…đặc biệt là trường hợp các hộ sản xuất thép có biểu hiện thất thoát nhưng chưa xác định được cách thức tác động lên công tơ. Đặc biệt, năm 2007 là năm nắng nóng gay gắt kéo dài, phụ tải biến động lớn, đặc biệt công suất đỉnh trong các giờ cao điểm và thấp điểm chênh lệch rất lớn.

Năm 2008, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 6,23% giảm 0,86% so với năm 2007. Đến năm 2008, tỷ lệ tổn thất giảm mạnh là một thành công của Điện lực Nghệ An. Năm 2008 đã đầu tư xây dựng 124 công trình với tổng giá trị 47,789 tỷ đồng. Giá trị thực hiện 53,726 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch, giải ngân được 46,09 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch. Thực hiện hoàn thành 28 công trình với giá trị 39,8 tỷ đồng. Trong đó, 14 công trình điện, 6 công trình kiến trúc và công trình khác, 8 công trình viễn thông và 28 trạm BTS (đã phát sóng 24 trạm.

Ngoài ra, trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các đồng hồ đo điện chủ yếu để thành từng cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Điện lực có dự trù một quỹ công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một các liên tục.

Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 là 6,23% đã ở mức khá thấp. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2008 của Điện lực Nghệ

An với một số điện lực khác trong Công ty Điện lực 1 thì còn nhiều điện lực khác có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp hơn so với tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An. Chẳng hạn như: Điện lực Phú Thọ 5,10%; Điện lực Vĩnh Phúc 4,55%; Điện lực Sơn La 5,60%. Đối với Điện lực Nghệ An, trong tổng sản lượng điện để tính tổn thất, phần bán cho khách hàng ở cấp điện áp trung thế 6, 10, 22, 35 kV chiếm tỷ trọng lớn, mà đây lại là thành phần có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp, dễ quản lý. Do vậy, Điện lực Nghệ An có thể giảm hơn nữa tỷ lệ tổn thất điện năng của mình. Vấn đề đặt ra đối với Điện lực Nghệ An hiện nay là, cần tìm ra và thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảng 13: Kết quả thực hiện tổn thất từng tháng năm 2008 Tháng Tỷ lệ TT (%) Gía bán(đồng) Tháng 1 11,28 677,55 Tháng 2 3,55 643,75 Tháng 3 7,83 669,8 Quý I 7,6 663,8 Tháng 4 10,18 673,16 Tháng 5 13,85 674,66 Tháng 6 8,09 678,64 Quý II 10,65 675,65 Tháng 7 10,68 702,73 Tháng 8 4,91 682,63 Tháng 9 (0,88) 676,58 67 Quý III 5,15 676,28 Tháng 10 2,44 670,23 Tháng 11 1,25 663,87 Tháng 12 (0,26) 676,66 Quý IV 1,49 668,34 Năm 2008 6,23 674,53

(Nguồn: phòng kinh doanh – Điện lực Nghệ An)

Nhìn vào bảng kết quả tỷ lệ tổn thất giữa các tháng và biểu đồ ta thấy tỷ lệ tổn thất có sự biến động mạnh theo thời gian. Có những tháng rất cao như

tháng 1 (11,28%), 4 (10,18%), 5 (13,85%), 7 (10,68%), đây là những tháng mà tỷ lệ tổn thất lên đến 2 con số. Lại có những tháng mà tỷ lệ tổn thất ở mức âm, đó là tháng 9 ( - 0,88%), tháng 12 (-0,26%). Nguyên nhân cho những kết quả bất thường này bên cạnh việc sử dụng điện nhiều thì còn phải xét đến chu kỳ ghi chỉ số công tơ đầu nguồn (công tơ đo điện nhận) và chu kỳ ghi chỉ số công tơ cho các khách hàng (điện thương phẩm) chênh lệch nhau về thời gian. Lịch ghi chỉ số công tơ đầu nguồn được bắt đầu vào 0h00 ngày mùng 1 hàng tháng, trong khi lịch ghi chỉ số công tơ bán điện cho khách hàng được ghi vào ngày 11 và 25 đối với khách hàng mua điện từ trạm biến áp công cộng và vào ngày 7, 17, 29 đối với khách hàng mua điện từ trạm biến áp chuyên dùng. Kết quả ghi lại được tính cho tháng đó để kịp với kế hoạch in hóa đơn tiền điện. Qua bảng kết quả điện năng 12 tháng của năm 2008 ta thấy rõ được sự ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, khí hậu lên chỉ tiêu tổn thất làm cho nhu cầu phụ tải biến động, tỷ lệ tổn thất dao đông. Vào mùa hè nhu cầu sử dụng điện cao hơn mùa đông, sản lượng thương phẩm tăng nhanh nên giá bình quân cao hơn các mùa còn lại trong năm. Tuy nhiên, do tỷ lệ tổn thất cao dẫn đến chi phí mua điện đầu nguồn cũng bị đẩy lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh điện năng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến việc kết quả tổn thất cao hay thấp.

3 – Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An 3.1 – Nguồn nhân lực: 3.1 – Nguồn nhân lực:

Bảng 14: Tình hình phân bổ lao động tại ĐLNA năm 2003 - 2007 (Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng lao động 1.148 100 1.221 100 1.270 100 1.171 100 1.340 100 Phân theo trình độ

Đại học và trên đại học 204 18% 230 19% 254 20% 249 21% 334 25% Cao đẳng và trung học 324 28% 352 28% 384 30% 351 30% 395 29% Công nhân kỹ thuật 564 49% 569 47% 557 44% 510 44% 532 40%

Lao động phổ thông 56 5% 70 6% 75 6% 61 5% 79 6%

Phân theo giới tính

Nam 866 75% 931 76% 969 76% 859 73% 978 73%

Nữ 282 25% 290 24% 301 24% 312 27% 362 27%

Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương - Điện lực Nghệ An

Lực lượng lao động mạnh về số lượng và có chất lượng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Về cơ cấu lao động: Lực lượng lao động là đại học, trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật đã được đào tạo, tự đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trên tổng số lao động. Xu hướng tăng tỷ lệ lao động đại học và trên đại học, lao động là công nhân kỹ thuật có trình độ cao chuyển biến tốt tạo khả năng tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả SXKD cao, phù hợp với tiến trình phát triển.

Về giới tính: Do Điện lực Nghệ An là doanh nghiệp kinh doanh điện năng - một ngành kinh doanh đặc thù nên vấn đề giới tính trong tuyển dụng cũng như trong biên chế rất quan trọng. Số CBCNV nữ chủ yếu đảm nhận những công việc nhẹ và không phải trèo cao nên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng số CBCNV của đơn vị từ 24 - 27%. Tuy nhiên số lao động nam vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 73%.

Vì ngành điện là ngành quan trọng của quốc gia, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội lại đang đứng trước ngưỡng chuyển thị trường điện sang thị trường cạnh tranh nên Điện lực Nghệ An cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên hơn nữa để phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, chất lượng của các cán bộ công nhân viên được nâng cao sẽ giúp cho công tác giảm tổn thất điện năng cũng như hoạt động kinh doanh của Điện lực được hiệu quả hơn nữa.

3.2 – Kỹ thuật

Quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã gây ra tổn thất điện năng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Điện lực Nghệ An. Tổn thất kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố sau:

Yếu tố thứ nhất là các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hợp lý, đồng bộ của hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì càng giảm thiểu được các sự cố xảy ra với lưới điện như: cháy máy biến áp, cháy các thiết bị điện, đổ cột, ngắn mạch, chạm đất, vỡ sứ…; tránh được việc máy biến áp và các thiết bị điện vận hành ở chế độ quá tải hoặc non tải, nhờ đó mà giảm tổn thất điện năng.

và đồng bộ cho toàn hệ thống điện là rất khó khăn. Trong năm 2008, Điện lực Nghệ An đã dành một số vốn đáng kể đầu tư nâng cấp các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống các thiết bị đo đếm điện năng như: thay các công tơ cơ khí thành các công tơ điện tử ba thời điểm, thay các máy biến dòng hết hạn kiểm định, hạ ngầm một số đường dây trên không… Việc đầu tư này sẽ có tác dụng giảm bớt tỷ lệ tổn thất điện năng cho Điện lực trong thời gian tới.

Yếu tố thứ hai là chiều dài, tiết điện đường dây, vật liệu chế tạo dây dẫn và điện áp truyền tải.

Đường dây càng dài, tiết diện đường dây càng lớn thì tổn thất điện năng càng cao. Với một bán kính cấp điện rộng như hiện nay của Điện lực Nghệ An, Điện lực cần phải tính toán, bố trí, xây dựng hợp lý nguồn điện và các trạm biến áp sao cho chiều dài đường dây tải tải điện đến các đối tượng sử dụng là ngắn nhất để giảm thiểu tổn thất đến mức nhỏ nhất.

Về điện áp truyền tải, khi điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất điện năng càng nhỏ. Hiện nay Điện lực Nghệ An đang trong quá trình chuyển các cấp điện áp 6, 10, 15 Kv thành cấp điện áp 22 Kv đối với lưới điện phân phối nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng. Quá trình chuyển đổi này cần thời gian và lượng vốn đầu tư lớn do dây truyền tải ở cấp điện áp càng cao thì xây dựng càng tốn kém.

Yếu tố thứ ba là tính ổn định trong việc sử dụng điện của các phụ tải. Vào giờ cao điểm lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp 3 lần so với giờ bình

Một phần của tài liệu một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở điện lực nghệ an (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w