Ngoài những kết quả đã đạt được trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng Vốn lưu động của Công ty còn có một số vấn đề tồn tại sau:
- Cơ cấu nguồn VLĐ: nguồn vốn lưu động được tài trợ chủ yếu bằng Nguồn vốn lưu động tạm thời điều này là quá mạo hiểm, Công ty sẽ khó giải quyết
được nếu gặp rủi ro tài chính. Nguồn vốn lưu động tạm thời chủ yếu là các
khoản nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn lớn dẫn đến chi phí vốn cao, dễ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Trong việc quản lý Vốn bằng tiền: Lượng tiền mặt dự trữ của Công ty còn thấp chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt. Hệ số khả năng thanh toán tức thời còn thấp có thể làm mất lòng tin của khách hàng.
- Trong việc quản lý các khoản phải thu: khoản phải thu khách hàng tăng mạnh, điều này có nghĩa là Công ty bị chiếm dụng một khoản VLĐ không nhỏ, làm cho nhu cầu VLĐ tăng cao, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Trong vấn đề quản lý hàng tồn kho:
Nguyên vật liệu tồn kho nhiều khiến cho lượng VLĐ bị ứ đọng tăng lên, hiệu quả sử dụng VLĐ giảm. Việc dự trữ nguyên, vật liệu có thể giúp cho giá
nguyên, vật liệu đầu vào ổn định nhưng nếu lượng nguyên, vật liệu tồn kho quá cao sẽ làm phát sinh nhiều chi phí như chi phí nhà kho, chi phí bảo quản, hao
hụt mất mát… Việc xác định lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc làm rất
cần. Nó đem lại những lợi ích cho công ty trên khía cạnh tài chính lẫn thuế khoá.
Đây là một số vấn đề còn tồn tại cần được khắc phục của Công ty. Để hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển đòi hỏi Công ty phải biết khắc phục những vấn đề tồn tại trên.
CHƯƠNG 2