Trong chương này, luận văn tập trung vào việc phát triển các dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động và đưa ra một số loại hình dịch vụ đã và có thể triển khai được. Quá trình phát triển dịch vụ gia tăng cho truyền hình di động từ bước phân tích yêu cầu, đặc tả yêu cầu dịch vụ, triển khai dịch vụ và các đánh giá tổng kết được mô tả một cách tổng quan nhất.
Ở phần cuối, luận văn đưa ra một số loại hình dịch vụ tương tác được chia thành hai nhóm dịch vụ chính là nhóm dịch vụ tương tác ít hoặc không liên quan đến nội dung của chương trình truyền hình đang phát và nhóm dịch vụ liên quan trực tiếp đến nội dung của chương trình truyền hình. Trong số các dịch vụ trên thì có hai dịch vụ là dịch vụ trò truyện iChat và dịch vụ xem theo yêu cầu iMusic đang được triển khai thật trên hệ thống truyền hình di động của VTC.
KẾT LUẬN
Hiện tại ở Việt Nam đã triển khai 3 công nghệ cho truyền hình di động: truyền hình di động trên mạng 3G do Vinafone, Mobifone triển khai, công nghệ truyền hình số cho thiết bị cầm tay DVB-H do VTC triển khai và công nghệ truyền quảng bá đa phương tiện số DMB do VTV đang triển khai. Tuy nhiên hiệu quả thực sự chưa cao, đối với Vinafone, Mobifone thì giá thành dịch vụ cao cộng với khả năng cung cấp hạn chế số lượng người dùng dịch vụ này trên nền tảng 3G. Đối với VTC thì bị hạn chế bởi các thiết bị đầu cuối do các thiết bị hỗ trợ cho DVB-H còn ít. Với giải pháp truyền hình quảng bá đa phương tiện số của VTV tuy chưa triển khai nhưng cũng sẽ gặp phải vấn đề về thiết bị đầu cuối do công nghệ T-DMB ít được phổ biến, chủ yếu phát triển mạnh ở Hàn Quốc.
Giải pháp truyền dữ liệu IP được Nokia triển khai thành sản phẩm giải pháp truyền hình của Nokia. Ở Việt Nam, VTC là đơn vị đầu tiên triển khai giải pháp này. Mặc dù các giải pháp truyền dữ liệu IP cho truyền hình di động đã triển khai trong thực tế và có được một số thành công nhất định như chất lượng hình ảnh tốt, cung cấp được nhiều kênh trên cùng một băng thông, hạn chế việc tiêu thụ pin, nền tảng mở để phát triển thêm các dịch vụ gia tăng... Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề được đặt ra đặc biệt là các vấn đề về thiết bị đầu cuối, khóa mã dịch vụ, các giao tiếp với các hệ thống khác còn hạn chế dẫn đến các dịch vụ gia tăng chưa thực sự hấp dẫn.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn mới chỉ tập trung vào giải pháp truyền dữ liệu IP với công nghệ truyền hình số cho thiết bị cầm tay DVB-H để đưa ra phương thức cho việc triển khai các dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động. Hướng nghiên cứu tiếp của luận văn là nghiên cứu tiếp các công nghệ truyền hình di động khác như truyền hình di động trên 3G, truyền quảng bá đa phương tiện để đưa ra một phương thức chung cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng mà ít bị phụ thuộc nhất vào sự khác nhau của nền tảng công nghệ truyền hình di động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Ngô Thái Trị (2004), Truyền hình số, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
[2] Đỗ Trung Tuấn (2007), Giáo trình Multimedia, Internet Tiếng Anh
[3] Amitabh Kumar (2007), Mobile TV:DVB-H, DMB, 3G Systems and Rich Media Applications, Focal Press
[4] Borko Furht, Syed Ahson (2008), Handbook of Mobile Broadcasting, CRC Press.
[5] Digital Video Broadcasting Organization (2004), Commercial requirements: IP Datacast in DVB-H.
[6] Digital Video Broadcasting Organization (2004), DVB-H: IP broadcasting to handheld devices using DVB and mobile telecoms networks. [7] Digital Video Broadcasting Organization (2004), IPDC in DVB-H:
Technical requirements.
[8] Digital Video Broadcasting Organization, Electronic Service Guide Implementation Guidelines.
[9] Digital Video Broadcasting Organization, IP Datacast over DVB-H: PSI/SI.
[10] DVB BlueBook (2005), IP Datacast over DVB-H: Architecture.
[11] Edwards, L., & Barker, R. (2004), Developing Series 60 applications: A guide for Symbian OS C++ developers, Massachusetts: Nokia & EMCC Software Ltd.
[12] European Telecommunications Standards Institute (2004), Digital Video Broadcasting (DVB): DVB specification for data broadcasting, ETSI EN 301 192 v1.4.1.
[13] European Telecommunications Standards Institute, Digital Video Broadcasting (DVB); DVB-H Implementation Guidelines, ETSI TR 102 377.
[14] European Telecommunications Standards Institute, Transmission System for Handheld Terminals, ETSI EN 302 304.
[15] Henriksson, J. (2005), DVB-H: Standards, principles and services, HUT Nokia Research Center.
[16] IETF, RTP: A Transport Protocol for Real-Time Applications.
[17] IPDC Forum (2003), IP Datacast Forum FAQ, www.ipdc- forum.org/about/faq.html.
[18] Nokia (2002), Professional Mobile Internet Technical Architecture: Technologies and standardization, IT Press.
[19] Open Mobile Alliance (2005), Service guide for mobile broadcast services, Draft Version 1.0.