Mặc dù trong thời gian qua thị trường bất động sản có nhiều khó khăn, ngân hàng đang có chính sách hạn chế dư nợ trong lĩnh vực này, nhưng thị trường này vẫn được nhận định là tiềm năng lượng cầu về bất động sản ở các thành phố, đặc biệt ở thành phố Hà Nội và TP HCM vẫn lớn hơn rất nhiều so với khả năng cung ứng. Trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là sẽ phát triển nhanh, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, một khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại, lạm phát được kiềm chế, hệ thống ngân hàng được phép mở rộng tín dụng thì bất động sản vẫn là đối tượng quan tâm của các ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có chiến lược đúng đắn với lĩnh vực này, những khoản vay được đánh giá có chất lượng thì cần phải được xem xét cho vay, nhưng đối với những khoản tín dụng này thì cần phải được phân tích đánh giá kĩ lưỡng hơn.
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: họi đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kì chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng ( tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro...). Trên cơ sở này, ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Ngân hàng cần xác
định và quản lí RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của hội đồng quản trị hoặc uỷ ban của hội đông quản trị.
Duy trì một quá trình quản lí, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp: ngân hàng cần có hệ thống quản lí một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD, bao gồm cập nhật hô sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay... theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng... để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lí các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lí các khoản tín dụng có vấn đề.
Mở rộng hơn các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng, về pháp luật, thị trường, môi trường kinh doanh ... nhằm giúp cho công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả nhiều hơn.
Cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá chính xác khách hàng để hạn chế thấp nhát rủi ro tín dụng. Bởi đối với toàn hệ thống NHNo thì nó sẽ trợ giúp đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lí, chính xác tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn để có thể xây dựng danh mục tín dụng có chất lượng cao. Đối với chi nhánh thì hệ thống này là cơ sở để ra quyết định tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, kiểm soát RRTD và góp phần vào cơ chế đánh giá khen thưởng đối với CBTD chính xác hơn.