Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân doc (Trang 48 - 52)

2.3.2.1. Những mặt hạn chế

Trong công tác tín dụng đã có nhiều biện pháp tích cực song bên cạnh đó còn có một số tồn tại trong công tác hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động có tăng nhưng nguồn vốn trung và dài hạn còn

thấp chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Điều này rõ ràng là không có lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn. Và nếu có những biến động bất thường khiến cho khách hàng ồ ạt rút tiền ra cho dù chưa đến hạn thì ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Chưa có biện pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư.

Thứ hai: Trình độ năng lực của một số cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu

cầu nhất là về trình độ thẩm định dự án và vi tính. Cán bộ tín dụng chưa tư vấn được cho khách hàng trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng là rất lớn. Một số cán bộ chưa thường xuyên nghiên cứu thể lệ, chế độ nghiệp vụ.

Thứ ba: Việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc nhất là

việc cho vay qua tổ dẫn đến tình trạng không phát hiện kịp thời khả năng thanh toán của khách hàng nếu khách hàng có trốn, chết, sử dụng vốn không đúng mục đích… dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.

Thứ tư: Trong quan hệ với khách hàng mặc dù đã có nhiều cố gắng song chi

nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân vẫn chưa thực sự thể hiện vai trò "người bạn của doanh nghiệp". Sự giúp đỡ của ngân hàng đối với doanh nghiệp mới chỉ đơn thuần qua các hoạt động như điều chỉnh, gia hạn nợ, cho vay thêm vốn chứ chưa thực hiện được vai

trò tư vấn, định hướng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh.

Thứ năm: Ngân hàng hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm để

khuyến khích những khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

* Nguyên nhân thuộc phía ngân hàng:

- Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn đồng hành. Nếu như ngân hàng chỉ chạy theo lợi nhuận cao mà thiếu sự thận trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại nếu vì quá lo sợ rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì có thể sẽ để lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan giải mà hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân đang gặp phải. Vì coi trọng mục tiêu an toàn vốn nên tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn còn thấp.

- Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa được quan tâm chú ý. Công việc này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo chứ chưa thực sự xuất phát từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó. Lâu nay hoạt động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch trong khi thực chất đây là nhiệm vụ của mọi thành viên trong ngân hàng. Đây là điểm yếu không chỉ của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân mà là của hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay.

* Nguyên nhân thuộc phía khách hàng.

- Khả năng của các khách hàng trong việc đáp ứng các yêu cầu tín dụng của ngân hàng là rất thấp. Những vướng mắc chủ yếu thường gặp phải trong thời gian qua là do khách hàng không có đủ vốn tự có theo yêu cầu; không đủ tài sản thế chấp theo quy định (đối với DNNQD); không có dự án khả thi. Để bảo đảm nguyên tắc an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay vốn phải có một số vốn tối thiểu nhất định tham gia vào dự án, cụ thể hiện nay theo quyết định 324/1998 của NHNN thì với những dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hóa sản xuất tỷ lệ vốn tối thiểu là 10%

tổng giá trị vốn đầu tư; dự án XDCB mới: 30%; dự án phục vụ đời sống: 40%. Với tình trạng thiếu vốn phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì đây thực sự là rào cản không thể vượt qua được của nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vướng mắc thứ hai cũng không kém phần nan giải đó là về tài sản thế chấp, theo tính toán hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp có thể sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Và cho dù đã vượt qua được hai "cửa ải" trên thì vẫn còn một vấn đề nữa các doanh nghiệp thường không vượt qua được, đó là không có khả năng lập dự án khả thi. Có nhiều doanh nghiệp có được phương án kinh doanh rất tốt nhưng do không cụ thể hóa được thành những dự án khả thi nên cũng không được ngân hàng cho vay.

- Khả năng quản lý và sử dụng khoản vay của doanh nghiệp còn thấp. Điều này cũng một phần bắt nguồn từ sự hạn chế về vốn và khả năng lập dự án. Hạn chế về vốn kéo theo trình độ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ lập dự án thấp nên nhiều dự án ban đầu lập ra tưởng khả thi nhưng do không lường hết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện nên thất bại dẫn đến thua lỗ không trả được nợ. Ngay cả khi trang thiết bị, công nghệ hiện đại, dự án khả thi nhưng năng lực quản lý kém cũng sẽ làm cho việc thực hiện dự án không đạt được kết quả như dự tính và đó cũng có thể là nguyên nhân của rủi ro.

- Tình trạng làm ăn thiếu trung thực, lừa đảo, chụp giựt thường xuyên xảy ra (sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp) là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay.

* Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường pháp lý cho hoạt động TDNH không thuận lợi, các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp còn nhiều bất cập. Rất nhiều tài sản của các doanh nghiệp hiện nay không có đăng ký sở hữu, mà đây lại là điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được dùng làm tài sản thế chấp. Việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại về mặt pháp lý.

- Sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có những hành vi trái pháp luật, lừa đảo ngân hàng. Chẳng hạn có những doanh nghiệp chỉ có một ngôi nhà nhưng vẫn được chính quyền địa phương xác nhận cho sử dụng làm tài sản thế chấp để vay 2-3 ngân hàng cùng một lúc. Do đó khi có rủi ro xảy ra thì tranh chấp giữa các ngân hàng là không thể tránh khỏi. Những vụ việc như vậy đã gây nên một tâm lý không tốt, rất cầu toàn của các ngân hàng khi xem xét cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các NHTM có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó song trên thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có được quyền tự chủ đó. Có nhiều khi do những tác động tế nhị từ nhiều phía (từ chính quyền địa phương, từ một vài nhân vật có thế lực) nên ngân hàng vẫn phải cho vay đối với những dự án mà nếu được hoàn toàn tự chủ ngân hàng sẽ từ chối. Không ít những dự án như vậy đã đem lại rủi ro cho ngân hàng. - Hiện nay ở Việt nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiếu những thông tin tin cậy khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay, điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng do ngân hàng không dám mạo hiểm với những doanh nghiệp mà ngân hàng không chắc chắn, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng do đánh giá khách hàng không chính xác.

- Nền kinh tế mới chuyển đổi chưa lâu, các cơ chế, chính sách, nền tảng pháp lý còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên không có được sự ổn định cao, do đó các nhà đầu tư còn dè dặt, chưa dám mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho những dự án lớn, thời gian dài khiến cho việc mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn. Hơn thế nữa, trong thời gian gần đây, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nước vốn dĩ đã hạn chế về vốn, kỹ thuật, công nghệ lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại, hàng nhập lậu nên hầu hết làm ăn thua lỗ, sản xuất cầm chừng. Điều đó làm cho nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm sút.

Tóm lại: Qua đánh giá chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Xuân

việc xây dựng và phát triển kinh tế. Chất lượng tín dụng là tổng hoà của nhiều yếu tố trong đó nợ quá hạn là một nhân tố trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng NHNo&PTNT Thanh Xuân vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Những vấn đề tồn tại và hạn chế cần được xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm không ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng giúp cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Xuân ngày càng hiệu quả hơn.

Chương 3:

Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân doc (Trang 48 - 52)