II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng
5. Tập trung tăng cường chất lượng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh
Muốn cho khách hàng luôn biết tới ngân hàng mình thì chất lượng của dịch vụ phải được đặt lên hàng đầu, do vậy để đáp ứng được mục tiêu là nâng cao chất lượng tín dụng, tức là phát triển một cách có chiều sâu của các hoạt động dịch vụ của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng nói riêng. Vậy nên chi nhánh đã sửa đổi nhiều biện pháp nhằm mục tiêu là nâng cao chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Và điều chắc chắn đó là ngân hàng đã thực hiện việc chấm điểm tín dụng cho các hoạt động tín dụng tại ngân hàng để đáp ứng được tốc độ ngày càng nhiều các hợp đồng tín dụng phức tạp khác nhau. Phương pháp,
hệ thống chỉ tiêu chấm điểm các hợp đồng tín dụng được quy định rõ tại cuốn cẩm nang tín dụng của ngân hàng, trong cuốn cẩm nang này ngân hàng đã nêu rất rõ ràng về các tiêu chuẩn để chấm điểm cũng như là các quy trình cho vay các món vay một cách rất cụ thể, và chi tiết. Do vậy mà các cách thức trong cuốn cẩm nang này được áp dụng cho toàn hệ thống một cách chuẩn mực.
Khi mà hệ thống chấm điểm được áp dụng rộng rãi sẽ làm cho việc phát triển mở rộng các dịch vụ mới của ngân hàng sẽ nhanh chóng hơn vì các cán bộ tín dụng sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc xem xét các hồ sơ tín dụng, họ sẽ có thời gian để nghiên cứu thị trường và tung ra các sản phẩm mới, bên cạnh đó thì chất lượng tín dụng cũng được nâng lên một cách nhanh chóng trong toàn hệ thống nói chung và trong tín dụng tiêu dùng nói riêng. Hệ thống chấm điểm là phương pháp mà quy ước các rủi ro theo các thang điểm, các hệ thống thanh điểm được áp dụng khác nhau đối với từng món vay, và cũng khác nhau đối với các loại khách hàng khác nhau. Mỗi món vay vì nó sẽ thuộc dạng ưu tiên của ngân hàng hay là không, đối với các món vay thuộc các mà không nằm trong danh mục ưu tiên của ngân hàng thì ngân hàng cho điểm rất khắt khe, phải rất hoàn hảo khi đó mới có thể được các ngân hàng giải ngân, hay là các loại khác hàng khác nhau thì có thang điểm khác nhau, đối với những khách hàng quen thì ngân hàng có vẻ thông thoáng hơn, và có thể có điểm ưu tiên, do vậy mà các món vay sẽ được giải ngân nhanh chóng và không gặp phiền toái gì. Nhò hệ thống chấm điểm đã có một quy định cụ thể nên việc chấm điểm một khách hàng diễn ra nhanh chóng, tốn ít thời gian, cũng như là công sức chi phí của ngân hàng và các khách hàng. Hệ thống chấm điểm có một thủ tục rất đơn giản, các khách hàng chỉ cần điền đầy đủ hồ sơ thông tin về cá nhân, theo một mẫu in sẵn của ngân hàng và giao lại cho nhân viên ngân hàng đó, bên cạnh việc các thông tin đầy đủ thì khách hàng còn phải nộp các báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán đó là với các doanh nghiệp đã hoạt động, còn với doạnh nghiệp sau khi vay xong vốn thì mới hoạt động thì phải nộp phương hướng chiến lược kinh doanh. Từ đó cán bộ tín dụng có thể căn cứ vào đó để chấm điểm khách hàng, và xây dựng thang điểm cho khách hàng. Sau khi đã thực hiện xong việc chấm điểm thì cán bộ tín dụng căn cứ vào đó để quyết định việc giải ngân có cho vay hay không cho vay, quyết định với lãi suất bao nhiêu, các
yếu tố cần thiết cho một món vay như là tài sản đảm bảo. Sau khi cho vay thì cán bộ tín dụng quan sát, trong quá trình cho vay để có thể đánh giá được món vay đồng thời có các biệt pháp trích nguồn dự phòng rủi ro. Qua thực tế đánh giá ta thấy phương pháp chấm điểm tín dụng là một trong những phương pháp rất hiệu quả, diễn ra thuận tiện nhanh chóng và được rất nhiều ngân hàng áp dụng, ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí không tốn quá nhiều cán bộ tín dụng cho phòng tín dụng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng là một thước đo rủi ro chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tuy trong những trường hợp khác nhau thì có những hệ thống điểm riêng, nhưng quy lại rằng cần phải mang lại lợi nhuận cho ngân hàng khi đó thì ngân hàng mới giải ngân. Hệ thống chấm điểm tín dụng đã hộ trợ rất nhiều cho các cán bộ tín dụng trong chi nhánh nói riêng cũng như cán bộ tín dụng trong toàn nghành ngân hàng nói riêng, tổng quan lại ta thấy ý nghĩa của việc cho điểm tín dụng là
- Giúp cho cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ nhanh hơn, chính xác hơn và rất khách quan, không bị chi phối bởi cá nhân.
- Tiếp theo nữa đó là khách hàng được phân theo một chuẩn cụ thể mà ngân hàng đã chấm dựa trên thanh điểm
- Còn đối với ngân hàng thì các thông tin trở nên minh bạch hơn, công khai các món vay tín dụng ra công khai.