Tình hình thực hiện hai năm đầu của giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo doc (Trang 29 - 31)

Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006 là 2.970 tỷ đồng (vốn NSSN) đạt 95,22% dự toán, trong đó NSTW là 453,3 tỷ đồng (chiếm 15,3%), NS địa phương là 2.516,70 tỷ đồng (chiếm 84,7%), cụ thể :

Bảng số 07: Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng TT Tổng cộng Tổng ĐP TW 2.970,00 2.516,70 453,30 1 Dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập GDTH và XMC, thực hiện phổ cập THCS 150,00 150,00

2 Dự án đổi mới chương trình, nội dung SGK 1.120,46 1.052,46 68,00

3

Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học và nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống GDQD

4 Dự án đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tăng

cường CSVC hệ thống trường sư phạm 275,00 230,00 45,00

5 Dự án hỗ trợ GD miền núi, vùng dân tộc ít

người, vùng có nhiều khó khăn 330,00 300,00 30,00

6

Dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, HN, các trường ĐH, THCN trọng điểm

516,54 374,54 142,00

7 Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề 500,00 351,70 148,30

Trong năm 2006

Đã tập trung và hoàn thiện việc thẩm định sách lớp 11 để tổ chức thay sách đại trà năm học 2007 – 2008, tiếp tục tổ chức dạy thí điểm sách lớp 12 (có phân ban) để tổ chức dạy đại trà theo tiến độ; hoàn thiện bộ chương trình khung Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp (khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh); hỗ trợ kinh phí xây dựng 200 giáo trình điện tử.

Kinh phí dự án đã giúp các địa phương, Bộ, ngành có điều kiện tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo nghề; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, lý luận,... cho đội ngũ giáo viên giảng dạy; đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với đòi hỏi nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các ngành nghề đào tạo mới, nhằm đạt được mục tiêu trong lĩnh vực đào tạo nghề đã đề ra đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 50%, tăng nhanh dạy nghề dài hạn, tăng quy mô đào tạo gắn với nâng cao chất lượng đào tạo; toàn quốc có 90 trường Cao đẳng nghề, 270 trường trung cấp nghề (trong đó có 40 trường chất lượng cao, 03 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới); 750 trung tâm dạy nghề; mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 01 trường trung cấp hoặc cao đẳng nghề; mỗi quận,

huyện, thị xã có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề…

Trong năm 2007

Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2007 là 3.3800.000 triệu đồng đạt 95,21% dự toán, phân bổ cho các bộ, ngành trung ương là 549.300 triệu đồng, các địa phương là 3.830.700 triệu đồng (trong đó vốn ngoài nước là 700 tỷ đồng).

Một số kết quả đạt được:

Kinh phí hỗ trợ đã phần nào đáp ứng cho việc xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy tin học theo chuẩn khu vực và quốc tế; xây dựng và tuyển chọn phần mềm giảng dạy tin học, phần mềm quản lý giáo dục.

Dành 6.000 triệu đồng để mua sách truyện Kim Đồng phát không cho các trường cấp 1, cấp 2 miền núi dân tộc - thực hiện QĐ 21/TTG của TTCP; tiếp tục dành kinh phí hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất Trường phổ thông vùng cao và trường dự bị Đại học dân tộc nội trú. Kinh phí này đã góp phần cải thiện đáng kể cơ sở vật chất nhà trường trong những năm qua.

Trong số 3.380.000 triệu đồng của Chương trình, năm 2007 đã dành 700.000 đồng cho dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề và giao cho Bộ Lao động – TBXH quản lý dự án. Dự án này đã được phân bổ cho các các bộ ngành Trung ương là 202.800 triệu đồng, các địa phương 497.200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo doc (Trang 29 - 31)