Nâng cao trình độ quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo doc (Trang 84 - 86)

III Mua sắm trang 255000 35000 70000 70000 60000 2

3.3.6.Nâng cao trình độ quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ

Một trong những nguyên nhân nổi bật lên của việc triển khai thực hiện các dự án của CTMTQG GD&ĐT còn lúng túng và chưa đạt tiến độ yêu cầu là do trình độ cán bộ còn yếu kém về chuyên môn và nghiệp vụ.

Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì cơ chế chính sách chỉ đạo thực hiện CTMTQG GD&ĐT cũng có nhiều thay đổi, bổ sung như Luật NSNN, hệ thống tài chính kế toán (các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách) là điều tất yếu. Với khả năng nắm bắt, thích ứng còn hạn chế của một bộ phận cán bộ tài chính, nên sự thay đổi này gây ra không ít những khó khăn. Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ một công việc quan trọng được đặt lên hàng đầu là phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, phổ biến thường xuyên những thay đổi đang diễn ra, những chính sách chế độ hiện hành đang được áp dụng như thế nào đảm bảo thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Sự phát triển nhanh của CNTT đã tạo điều kiện thuận lợi, trợ giúp nhiều hơn cho các cán bộ tài chính trong công tác quản lý một cách có hiệu quả NSNN. Để biến máy tính trở thành công cụ đắc lực cho mình trong việc quản lý, đòi hỏi cán bộ tài chính bên cạnh trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cần phải tiếp cận nhanh, vận dụng những tiện ích mà CNTT mang lại.

KẾT LUẬN

Giáo dục đã, đang, và sẽ là một chỉ tiêu quyết định sự khác biệt giữa các quốc gia, và giữa các cá nhân. Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định sự tiến bộ của một quốc gia. Ở nước ta, chúng ta tự hào có một nền văn hiến lâu đời, sự học luôn được xem trọng như cha ông ta từng dạy “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”. Ngày nay, sự nghiệp GD&ĐT lại ngày càng được khẳng định được vị trí vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Muốn cho đất nước ngày càng phát triển và phát triển bền vững thì nhân tố con người là trung tâm, nó quyết định đến toàn bộ mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Sự nghiệp giáo dục là cầu nối quan trọng để phát triển nhân tố con người và thúc đẩy xã hội phát triển.

Nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, ngày nay khi đất nước đã ra nhập WTO, thế và lực của đất nước ta lại được nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, những thách thức và trở ngại trên nhiều lĩnh vực cũng trở nên gay gắt hơn và đáng lo ngại hơn. Đương nhiên đó là những khó khăn trên con đường phát triển: giải quyết tốt thì tiếp tục đi lên, lúng túng để mất cơ hội thì lại tụt hậu, tụt hậu xa thêm nhiều nữa. Trong số những vấn nạn cần được giải quyết triệt để thì vấn nạn về giáo dục nổi lên như là một vấn đề cấp bách nhất, quyết liệt nhất, cả cho trước mắt lẫn cho lâu dài. Trong thời gian tới nền giáo dục nước nhà có khắc phục được những hạn chế, yếu kém đang tồn tại để mang lại những khởi sắc hay không? Thì việc đề ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả trong đầu tư chi NSNN cho ngành GD&ĐT nói chung và cho CTMTQG GD&ĐT nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng GD&ĐT trong những năm vừa qua để thấy được công tác chi NSNN diễn ra như thế nào? kết quả từng dự án của chương trình được thực hiện ra sao? Cũng như những thành tựu và hạn chế của công tác quản lý NSNN. Công trình nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo doc (Trang 84 - 86)