Quản lý Công tác quyết toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo doc (Trang 44 - 46)

- Phân công, phân cấp quản lý điều hành CTMTQG:

2.3.2.3. Quản lý Công tác quyết toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Khâu này có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xem xét đánh giá quản lý sử dụng ngân sách của các cơ quan quản lý Nhà nước; xem xét giữa mục tiêu đề ra với nguồn lực đảm bảo và hiệu quả của việc đầu tư ngân sách.

Việc quyết toán CTMTQG thực hiện cùng kỳ với quyết toán chi NSNN hàng năm

Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp lập báo cáo quyết toán cơ quan tài chính cùng cấp.

Cấp ngân sách địa phương xét duyệt báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán của ngân sách cấp dưới, tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đồng cấp đồng thời gửi báo cáo cơ quan tài chính cấp trên.

- Thời hạn lập và nộp báo các quyết toán năm ở các cấp:

* Đơn vị dự toán cấp 1 của Ngân sách Trung ương tổng hợp gửi Bộ Tài chính trước 01/10 năm sau

* Đối với ngân sách địa phương: các Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời gửi Bộ Tài chính chậm nhất 01/10 năm sau

- Thẩm định báo cáo quyết toán năm: trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán năm của địa phương đã được hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính thẩm định và có ý kiến nhận xét quyết toán gửi địa phương, đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể thời hạn thẩm định báo cáo quyết toán năm của cơ quan tài chính cấp trên đối với ngân sách cấp dưới và đơn vị dự toán cấp I ở địa phương, nhưng phải đảm bảo thời gian để Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách năm theo quy định.

Hàng quý và kết thúc năm tài chính phải thực hiện đối chiếu xác nhận số dư dự toán với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Số dư dự toán đến hết thời gian thanh toán vốn hàng năm chưa sử dụng hết phải thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển số dư dự toán theo quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán cuối năm và lập báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí CTMTQG GD&ĐT phải mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, theo chương, loại, khoản tương ứng của Mục lục NSNN và mã số CTMTQG GD&ĐT.

- Công tác kiểm toán: Báo cáo quyết toán chi NSNN của các đơn vị dự toán các cấp và của các cấp chính quyền trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Luật NSNN phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác

nhận. Tổng quyết toán NSNN trước khi trình Quốc hội phê chuẩn phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác nhận.

* Ưu điểm

Công tác quyết toán xác định được số kinh phí mà dự án đã thực hiện, từ đó giúp cho cơ quan chức năng nắm được tình hình thực hiện của dự án để có biện pháp khắc phục kịp thời các mặt chưa tốt để thực hiện mục tiêu đề ra.

Thông qua báo cáo quyết toán của năm trước để xây dựng kế hoạch chi cho năm sau hợp lý hơn, tránh tình trạng phân bổ vốn không hợp lý.

* Những nhược điểm chủ yếu

Việc lập quyết toán ở một số đơn vị còn thiếu căn cứ, không đúng biểu mẫu, còn chậm so với thời gian quy định, do vậy công tác quyết toán chưa đạt hiệu quả cao.

Việc chấp hành chế độ báo cáo của địa phương đối với cơ quan chủ quản chương trình không đầy đủ kịp thời, nên rất khó có thể tổng hợp, đánh giá việc thực hiện CTMT của từng ngành một cách chính xác.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)