III Mua sắm trang 255000 35000 70000 70000 60000 2
3.3.4. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách cho các dự án ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách
các khâu của chu trình ngân sách
Đối với công tác lập dự toán:
Các đơn vị trực thuộc lập dự toán kinh phí cho đơn vị mình theo đúng trình tự và phương pháp lập dự toán ngân sách. Dự toán được lập phải đảm bảo tính chính xác, sát đúng nhu cầu thực tế phát sinh, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng đắn và đầy đủ quy định của chính sách tài chính quốc gia, theo Luật NSNN
Trung ương nên phân cấp một cách rõ ràng, cụ thể những dự án nào cho địa phương nào được quản lý, giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ chủ quản và Ủy ban nhân dân tỉnh để tránh sự chồng chéo. Các chương trình phải xây dựng dự án và được Bộ chủ quản là Bộ GD&ĐT cho ý kiến thống nhất lượng kinh phí được phân bổ hàng năm.
Lập dự toán phải dựa vào tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi Ngân sách để từ đó làm cơ sở vững chắc cho việc phân bổ dự toán một cách hợp lý đối với các mục
chi, tránh được tình trạng chênh lệch về số được phân bổ giữa các mục chi so với yêu cầu thực tế. Ban chủ nhiệm các dự án cần phối hợp với Bộ Tài chính để tiến hành phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương có liên quan. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hàng năm Nhà nước bố trí vốn để thực hiện. Từng chương trình và nhiệm vụ, dự án cụ thể được giao cho từng địa phương, bộ ngành thực hiện nhằm tránh tình trạng để địa phương phân bổ lại vốn không đúng mục tiêu chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài ra cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Bộ GD&ĐT trong quá trình chỉ đạo từ khâu xây dựng kế hoạch, huy động nguồn tài chính và chỉ đạo thực hiện. Sở GD&ĐT khi báo cáo kế hoạch với Bộ GD&ĐT phải có sự tham gia thống nhất ý kiến của Sở KH&ĐT và sự thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh. Để từ đó làm sao tạo ra sự thống nhất từ trên xuống dưới, khi Bộ GD&ĐT căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch của các Sở GD&ĐT để bố trí vốn, về địa phương với sự tham gia thống nhất từ trước của Sở KH&ĐT, Sở KH&ĐT tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí số kinh phí được giao cho đúng mục tiêu cần thực hiện. Điều này đòi hỏi phải có cơ chế phân cấp quản lý và giao cho địa phương chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng hơn nữa.
Khâu điều hành cấp phát:
Khi Chính phủ (hoặc Ủy ban nhân dân đối với ngân sách địa phương), giao dự toán cho các Bộ, Sở thì Các Bộ, Sở thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, chi tiết theo nhóm mục tiêu. Căn cứ vào dự toán được duyệt đơn vị cấp dưới thực hiện theo đúng dự toán đó. Cơ quan tài chính căn cứ vào nhu cầu chi quý, hàng năm để cấp phát kinh phí cho đúng đối tượng, đúng mục đích, nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Đồng thời, tránh hiện tượng quan liêu, gây phiền hà, giấy tờ khi mà đơn vị có đủ căn cứ được cấp phát, điều này sẽ dẫn tới tình trạng cấp phát chậm, sẽ làm lùi lại việc thực hiện các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ công việc như đã đưa ra trong bản kế hoạch.
Cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc từ đó quản lý được các khoản chi theo đúng yêu cầu, đúng mục đích sử dụng. Một số vấn đề quan trọng nữa là để giám sát tiến độ công việc được thực hiện ra sao, cứ định kỳ hàng quý, hàng năm Ban chủ nhiệm Các dự án phối hợp với cơ quan tài chính kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các dự án ở Trung ương cũng như địa phương về nội dung, việc thực hiện và chấp hành các chế độ chính sách mà Nhà nước quy định. Việc quản lý chặt chẽ các khoản chi cho mục tiêu giúp các cơ quan quản lý phát hiện kịp thời các địa phương không thực hiện đúng mục tiêu, ngăn chặn những hiện tượng chi sai mục đích, phân tán vốn, sử dụng nguồn vốn được cấp phát không đạt được hiệu quả như mong muốn và qua đó giúp tăng cường kỷ luật tài chính
Khâu quyết toán
Quyết toán là công cụ quan trọng trong quản lý chi tiêu ngân sách, bởi qua đó sẽ giúp cung cấp đủ tình hình về việc chấp hành ngân sách năm sau. Chính vì lẽ đó, việc lập, nộp và duyệt báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm phải đảm bảo đúng quy trình, nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan tài chính
Nếu như các yêu cầu, các bước trong khâu quyết toán được tuân thủ thì khi đó công tác quyết toán tạo ra sự đảm bảo thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Các văn bản hướng dẫn lập quyết toán phải có sự nhất quán, chi tiết, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị lập quyết toán. Đi kèm theo bản báo cáo quyết toán phải có phần đánh giá việc thực hiện kế hoạch đến đâu một cách chính xác, tình hình sử dụng kinh phí nhà nước như thế nào, tiến độ công việc đạt tới đâu, phải có bản giải trình thuyết minh những số liệu, điều đó hết sức cần thiết vì giúp cho việc thực hiện những sai sót để có giải pháp khắc phục cho năm ngân sách tiếp theo, góp phần giảm bớt hiện tượng thất thoát, lãng phí lớn nguồn kinh phí, tiền của Nhà nước.
Công tác tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, nhiều cơ quan địa phương hàng năm hoặc khi kết thúc cả giai đoạn của chương trình không có hồ sơ theo dõi có hệ thống và đánh giá kết quả thực hiện của từng Dự án, và toàn bộ chương trình,
hoặc có hiện tượng số liệu theo dõi không đầy đủ chính xác, nhất là số liệu về huy động các nguồn vốn khác như vốn huy động cộng đồng, dẫn tới việc báo cáo cho các cơ quan tổng hợp thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của chương trình. Vì vậy cần phải tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan địa phương nghiêm túc thực hiện đầy đủ, chính xác việc tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chương trình hàng quý, hàng năm và cả giai đoạn.