Khả năng sản xuất metanol từ khí thiên nhiên

Một phần của tài liệu sản xuất metanol (Trang 51 - 53)

III. Triển vọng sản xuất metanol tại việt nam

1. Khả năng sản xuất metanol từ khí thiên nhiên

Nhiều nhà khoa học đã đánh giá Việt Nam có tiềm năng khí đốt lớn. Kết quả tìm kiếm thăm dò nh− sau (xem bảng 5)

Bảng 5. Tiềm năng khí Việt Nam.

Đơn vị tính: tỷ m3

Các mỏ đã phát hiện Các mỏ dự kiến sẽ

đ−ợc phát hiện Tổng cộng Thấp TB Cao Thấp TB Cao Thấp TB Cao Khí đồng hành 50 71 100 60 90 120 110 161 220 Khí thiên nhiên 270 397 520 530 750 1020 800 1175 1540 Condensat 25 41 50 110 160 210 135 200 260

Việt Nam có thể xây dựng nền công nghiệp sản xuất và chế biến khí vì : - Có khả năng cung cấp khí từ hầu hết các bể trầm tích ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, nhất là ở sông Hồng, sông Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu.

- Thị tr−ờng tiêu thụ khí, đặc biệt làm nhiên liệu cho ngành điện và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp đang phát triển rất mạnh.

Xây dựng công nghiệp khí phải là mục tiêu kinh tế, chính trị của đất n−ớc. Trong đó ngành điện, năng l−ợng sẽ đóng vai trò chủ đạo kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp dựa vào khí nh− phân bón, metanol, gốm sứ, luyện kim…

Bắt đầu từ năm 2002, Liên hiệp điện đạm Phú Mỹ đã sử dụng khí từ mỏ Lan Tây – Lan Đỏ thuộc bể Nam Côn Sơn để phát điện công suất 3000MW và sản xuất 800000 tấn phân đạm urê/năm.

Khu liên hợp Điện - Đạm Cà Mau gồm hai nhà máy điện công suất 750MW và một nhà máy urê công suất 800.000 tấn/năm sẽ đ−a vào vận hành tr−ớc năm 2010.

Nhìn chung, khí của các mỏ Việt Nam có chất l−ợng tốt, hàm l−ợng l−u huỳnh rất thấp, thích hợp làm nguyên liệu để sản xuất metanol. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất metanol trị giá 350 triệu USD, đã đ−ợc chính phủ phê duyệt, dự báo tiêu thụ hơn 600 triệu m3 khí/năm.

Chúng tôi cho rằng lựa chọn giải pháp xây dựng phân x−ởng sản xuất metanol trong khu liên hợp điện - đạm, gắn với nhà máy sản xuất phân urê, sẽ khả thi và có lợi về mặt kinh tế. Khi đó chúng ta có thể đa dạng hoá sản phẩm mà chi phí đầu t− ban đầu không quá cao vì hợp lý hoá đ−ợc việc điều phối nguyên liệu cho các mục đích điện - đạm – metanol, tận dụng và nâng cấp đ−ợc công nghệ, thiết bị giai đoạn tạo khí tổng hợp đã có (CO + H2 là khí tạo ra trong quá trình sản xuất amôniăc).

Hơn nữa, một khi kết hợp thành quá trình đồng sản xuất (coproduction) sẽ tận dụng đ−ợc nhiệt năng của giai đoạn tổng hợp metanol để cấp cho giai đoạn tạo khí hydro và oxyt cacbon (xem trình bày ở phần 2.1 trên đây). Công suất phân x−ởng sản xuất metanol nhờ đó cũng không cần phải thật lớn nh− khi xây dựng nhà máy sản xuất metanol độc lập.

Trong số các công nghệ, nên lựa chọn công nghệ của Lurgi với thiết bị phản ứng tổng hợp metanol từ khí tổng hợp là lò đẳng nhiệt, ống trùm, đ−ợc làm lạnh bằng n−ớc nóng tuần hoàn cùng thiết bị phản ứng thứ cấp làm lạnh bằng khí (xem hình 17).

Một phần của tài liệu sản xuất metanol (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)