Trong 3 năm gần đây vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng. Cụ thể, năm 2005 là 11601 tỷ đồng nhưng năm 2006 đã là 12845 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 10.72%. Năm 2007, số vốn huy động được là 15468 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 20.42%.
Biểu đồ 2.1: Số vốn huy động Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2005 – 2007, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội)
Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn huy động.
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Số tiền % Số
tiền %
Số
tiền %
1. Tiền gửi của TCTD trong nước 3637
31.4
0 4359 34 6123 39.6
2. Tiền gửi của khách hàng 7666 66.1 7718 60.1 8595 55.6
Tiền gửi không kì hạn 2934 25.3 3256 25.3 3520 22.8 Tiền gửi có kì hạn 4732 40.8 4462 34.8 5075 32.8
3. Phát hành giấy tờ có giá 298 2.5 768 5.9 750 4.8
Tổng 11601 100 12845 100 15468 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2005 – 2007, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội)
Trong cả 3 năm nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng. Tuy nhiên, tiền gửi của khách hàng lại có xu hướng giảm trong tổng nguồn huy động. Năm 2005, tiền gửi của khách hàng là 7666 tỷ đồng chiếm 66.1% tổng nguồn huy động nhưng năm 2006 và 2007 tuy con số tuyệt đối tăng lần lượt là 7718 và 8595 tỷ đồng nhưng lại giảm về số tương đối chỉ còn chiếm 60.1% và 55.6%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do lạm phát trong thời kì này tăng khá cao nên người dân có xu hướng mua vàng và tiêu dùng nhiều hơn là gửi tiết kiệm. Việc tiền gửi có kì hạn giảm dần trong 3 năm vừa qua cũng phù hợp với xu hướng này. Tiền gửi của TCTD tăng trong thời kì này từ 3637 tỷ đồng lên 6123 tỷ đồng vào năm 2007 phản ánh động thái của các TCTD trong nước trong việc dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu bất thường của họ.