Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 72 - 75)

Tạo môi trường kinh tế tốt nhất cho hoạt động ngân hàng tài chính.

Một thực trạng khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN nói riêng

cũng như hoạt động của ngân hàng nói chung thì ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần phải có một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ tạo nên một môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh cho hoạt động ngân hàng.

Nền kinh tế có ổn định thì các DN mới yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh, hơn nữa nếu có cấp tín dụng cho các DN này thì ngân hàng cũng tránh được rủi ro do sự bất ổn của thị trường. Cụ thể, Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và hệ thống luật pháp Việt Nam. Trong những điều kiện cụ thể, Chính phủ còn có các chính sách phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng cho ngân hàng ở địa phương đó.

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, an toàn cho hoạt động ngân hàng và có những chính sách quan tâm tới khu vực các DNVVN.

Hoạt động tín dụng hiện nay đang được điều chỉnh bởi hai Bộ luật: luật Ngân hàng và luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù, các văn bản thuộc hai luật này đã được thường xuyên sửa đổi bổ sung những điểm chưa hợp lý và đôi khi là quá chặt chẽ. Do đó, khi thực hiện theo các văn bản này các ngân hàng đã gặp không ít khó khăn. Hiện nay khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng là việc quy định phát mại tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ chưa chặt chẽ, rõ ràng gây khó khăn trong việc thu hồi tài sản của ngân hàng. Hơn nữa, với vai trò quan trọng của mình các DNVVN cũng cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp có thẩm quyền nói riêng, Đảng và Chính phủ nói chung. Để có được sự cạnh tranh công bằng giữa những DN lớn với DNVVN cần có những chính sách ưu tiên trong chừng mực nào đó với khu vực này, như giảm nhẹ điều kiện về tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp hoặc cũng có thể đưa ra các hình thức cho vay mới thích hợp với khả năng

của các DN này như liên doanh hợp vốn giữa ngân hàng với các DN làm ăn có hiệu quả trong khu vực các DNVVN…

Cần có những hình phạt cụ thể đối với những tổ chức, cá nhân phê duyệt dự án một cách bừa bãi, không dựa trên bất cứ một cơ sở nào.

Đây là vấn đề bức xúc đối với những nhà ngân hàng, nếu pháp luật có những mức phạt thích đáng với những mất mát mà những đối tượng này gây ra cho nhà nước, cho các ngân hàng thì tin chắc rằng tình trạng những dự án mới đưa vào thực hiện đã bộc lộ rất nhiều điểm bất hợp lý sẽ được hạn chế rất nhiều. Nói như vậy không phải là không có sai sót của cán bộ ngân hàng, nhưng thực tế một dự án lớn khi mang đến vay vốn tại ngân hàng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định tính khả thi của dự an, mà nếu có được kiểm tra thì nó cũng chỉ được kiểm tra trên giấy tờ sổ sách chứ ít khi được đánh giá một cách cụ thể như khi các nhà chức trách, những người có chuyên môn tiến hành kiểm tra. Và như vậy, một khi dự án được cho là khả thi thì khi có vấn đề gì sai sót lớn lỗi sẽ thuộc về những nhà thẩm định dự án thuộc các bộ ngành, nhưng thực tế những người này lại chẳng phải chịu trách nhiệm gì trong khi toàn bộ tổn thất thuộc về ngân hàng. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể về vấn đề này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người có thẩm quyền phê duyệt dự án để hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.

Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DN nói chung và DNNN nói riêng.

Cổ phần hoá là phương pháp tốt nhất thúc đẩy các DN làm ăn có hiệu quả hơn, cán bộ công nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn và quan trọng là loại hình này rất phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Khi các DN làm ăn có hiệu quả thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được nâng lên cả về quy mô lẫn hiệu quả. Vì vậy đẩy nhanh quá

trình cổ phần hoá các DN Việt Nam là biện pháp giúp đỡ tốt nhất của Nhà nước tới hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w