Chỉ tiêu nợ xấu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 45 - 71)

Chỉ tiêu này phản ánh trực nhất tiếp chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng mà trực tiếp nhất là tình hình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng cũng như các chính sách tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.9: Nợ xấu DNVVN Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 1130863.3 8 1126972.23 1832046.48 Nợ xấu 75118.40 34827.90 19982.40 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 6.64 3.09 1.09

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Theo báo cáo tổng kết của phòng tín dụng chi nhánh ngân hàng No&PTNT Hà Nội dư nợ cho vay DNVVN năm 2006 đã giảm nhẹ 0.34% so với năm 2006. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại giảm gần 54% làm cho tỷ lệ %Nợ

xấu/Tổng dư nợ giảm từ 6.64% xuống còn 3.09%. Năm 2007 cũng là năm tháng lợi của tín dụng DNVVN khi tổng dư nợ tăng mạnh khoảng 63% thì nợ xấu lại tiếp tục giảm 43%, % Nợ xấu/Tổng dư nợ cũng giảm từ 3.09% xuống còn 1.09%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho chất lượng tín dụng nói chung khi mà chi nhánh đang phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh xuống dưới 3%, thì sự giảm này của DNVVN là một đóng góp rất lớn vào mục tiêu chung của toàn chi nhánh.

Biểu đồ 2.7: %Nợ xấu/Tổng dư nợ

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT Hà Nội)

Kết cấu của nợ xấu DNVVN theo thành phần kinh tế

Bảng 2.10: Kết cấu nợ xấu DNVVN theo TPKT

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu DNNN 407741.44 35951.20 375383.11

14820.6

0 464869.39 0.00 Hợp tác xã 9854.77 1.60 10760.18 0.00 3324.43 0.00 DN ngoài quốc doanh 575019.15 31376.80 593092.22 11679.85 1201498.86 7852.80 Hộ sản xuất 128959.39 7686.40 134572.49 8035.90 139484.42 11020.80 Cho vay khác 9288.63 102.40 13164.23 291.55 22869.38 1108.80 Tổng 1130863.38 75118.40 1126972.23

34827.9

0 1832046.48 19982.40

Bảng 2.11: Diến biến của kết cấu nợ xấu DNVVN theo TPKT

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tăng/giảm 06/05 %Tăng/giảm 06/05 Tăng/giảm 07/06 %Tăng/giảm 07/06

Tổng dư nợ Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu DNNN -32358.33 -21130.60 -7.94 -58.78 89486.28 -14820.60 23.84 -100.00 Hợp tác xã 905.41 -1.60 9.19 -100.00 -7435.75 0.00 -69.10 0.00

DN ngoài quốc doanh 18073.06 -19696.95 3.14 -62.78 608406.64 -3827.05 102.58 -32.77

Hộ sản xuất 5613.10 349.50 4.35 4.55 4911.93 2984.90 3.65 37.14

Cho vay khác 3875.60 189.15 41.72 184.72 9705.15 817.25 73.72 280.31

Tổng -3891.15 -40290.50 -0.34 -53.64 705074.24 -14845.50 62.56 -42.63

Theo bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu DNVVN được cải thiện đáng kể. Năm 2006, tổng dư nợ giảm nhẹ 0.34% từ 1131 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 1127 tỷ đồng năm 2006, nợ xấu DNVVN giảm gần 54% với con số giảm là trên 40 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu của các DNNN và các DN ngoài quốc doanh giảm mạnh nhất với % giảm gần 60%. Năm 2007 cũng là năm đạt được nhiều thành công trong tín dụng DNVVN của chi nhánh. Tổng dư nợ tăng gần 63% đạt 1832 tỷ đồng, trong khi đó nợ xấu giảm 43% so với năm 2006 từ 35 tỷ xuống chỉ còn gần 20 tỷ. Có được thành công đáng khích lệ như vừa qua là do chi nhánh tích cực thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng đặt yếu tố an toàn hiệu quả lên hàng đầu. Khối các DN ngoài quốc doanh tình hình nợ xấu tiếp tục được ngân hàng chú trọng hạ thấp, các DNNN ngân hàng đã đạt được mục tiêu không có nợ xấu, cải thiện đáng kể trong việc xử lí nợ xấu đối với các DNNN.

2.1.2.3- Tốc độ luân chuyển vốn Như chúng ta đã biết: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = --- Dư nợ bình quân Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị tính: Vòng/năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vòng quay vốn tín dụng toàn CN 2.36 1.00 2.47 Vòng vay vốn tín dụng DNVVN 1.54 0.64 1.93

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Theo bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng toàn chi nhánh là khá cao, trong năm 2005 đạt 2.36 vòng/năm. Con số này có giảm xuống còn 1.00 vòng/năm năm 2006 nhưng lại tăng mạnh trở lại vào năm 2007 và đạt

2.47 vòng/năm. Vòng quay vốn tín dụng của các DNVVN cũng đạt tốc độ khá cao và biến động cùng với những biến động chung của vòng quay vốn tín dụng toàn chi nhánh. Năm 2005, vòng quay vốn tín dụng DNVVN đạt 1.54 vòng/năm nhưng năm 2006 giảm xuống còn 0.64 vòng/năm và tăng manh trở lại vào năm 2007 đạt 1.93 vòng/năm. Nhìn chung tốc độ quay vòng vốn của chi nhánh là khá tốt, nó thể hiện được sự tham gia của đồng vốn chi nhánh cung cấp cho các DN đã tham gia vào nhiều quá trình sản xuất của nhiều DN trong một năm.

2.1.2.4- Hệ số sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động ngân hàng thường gồm hai nhiệm vụ lớn đó là huy động và cho vay, nó tựa như hai mặt không thể thiếu của hoạt động ngân hàng, huy động để cho vay và có cho vay được thì mơi cần đến huy động. Trong tình trạng hiện nay các ngân hàng thương mại đang tìm mọi cách để huy động vốn, tình trạng thiếu vốn để cho vay không chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp mà trong các ngân hàng cũng vậy, tuy nhiên trong từng giai đoạn, có khi nguồn vốn của ngân hàng lại bị ứ đọng không cho vay được.

Tổng dư nợ Hệ số sử dụng vốn = --- Tổng nguồn vốn huy động Bảng 2.13: Hệ số sử dụng vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn huy động 11601 12845 15468 Tổng dư nợ 2691 2457 3462 Hệ số sử dụng vốn toàn CN 0.23 0.19 0.22

Qua bảng trên chúng ta nhận thấy ngân hàng qua thời gian đã từng bước cải thiện nâng cao hệ số sử dụng vốn. Chi nhánh không những tăng nhanh dư nợ mà còn tăng nguồn huy động. Thông thường ở các ngân hàng thương mại thì hệ số này luôn nhỏ hơn 1 và các ngân hàng thương giữ ở mức hơn 0.75 và dưới 0.9 để đảm bảo an toàn thanh khoản. Việc tăng nhanh dư nợ của chi nhánh phản ánh quy mô tín dụng của chi nhánh đã ngày một tăng cao. Tuy nhiên chi nhánh cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa chỉ tiêu này.

2.2- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHNo&PTNT Hà Nội.

2.2.1- Những thành tựu đạt được

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời để phát triển hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả, trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Nội không chỉ quan tâm đến các DN lớn mà còn chú ý và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN, đáp ứng đủ vốn cần thiết cho các DNVVN trên địa bàn và thực hiện tốt các chỉ thị cho vay đối với khu vực kinh tế này. Điều này được thể hiện qua số dư nợ đối với khu vực DNVVN trong 3 năm gần đây.

Số dư nợ DNVVN của chi nhánh

Biểu đồ 2.8: Dư nợ DNVVN

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Theo biểu đồ trên ta thấy dư nợ DNVVN giảm nhẹ trong năm 2006 từ 1131 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 1127 tỷ đồng năm 2006 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2007 đạt khoảng 53% so với tổng dư nợ toàn chi nhánh. Tuy có sự biến động như vậy như dư nợ DNVVN so với tổng dư nợ toàn chi nhánh vẫn ở mức cao đạt từ 40% đến 50%, đây cũng là một tỷ lệ khá tốt trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh.

Bảng2.14: Kết cấu dư nợ DNVVN theo TPKT Đơn vị: Triệu đồng DNNN 407741.44 375383.11 464869.39 -32358.33 Hợp tác xã 9854.77 10760.18 3324.43 905.41 DN ngoài quốc doanh 575019.15 593092.22 1201498.86 18073.06 Hộ sản xuất 128959.39 134572.49 139484.42 5613.10 Cho vay khác 9288.63 13164.23 22869.38 3875.60 Tổng 1130863.38 1126972.23 1832046.48 -3891.15

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Theo bảng số liệu trên ta thấy dư nợ DNVVN năm 2006 giảm nhẹ trong năm 2006 chủ yếu là do dư nợ các DNNN giảm 8%. Cho vay các TPKT

khác tăng 42% tuy nhiên con số tuyệt đối của TPKT này lại chỉ tăng 3876 triệu đồng. Cũng trong năm 2006 tuy tỷ trọng % của các DN ngoài quốc doanh chỉ tăng 3.14% nhưng mức tăng đạt hơn 18 tỷ đồng. Năm 2007 cũng là năm khởi sắc của tín dụng DNVVN khi mà các DN ngoài quốc doanh vẫn tăng tổng dư nợ mạnh đạt 103% với con số tăng tuyệt đối đạt hơn 608 tỷ đồng. Trong khi đó cho vay các hợp tác xã giảm mạnh khoảng 70%, các DNNN làm ăn có hiệu quả vẫn được ngân hàng tiếp tục giải ngân cho vay với tổng dư nợ tăng gần 90 tỷ đồng. Như vậy trong năm 2007 chi nhánh dã có bước chuyển biến rõ rệt trong tổng dư nợ cho vay các TPKT, chuyển dịch theo hướng tăng cho vay các DN ngoài quốc doanh, cơ cấu lại tỷ lệ cho vay của các TPKT. 2.2.2- Hạn chế.Về nợ xấu DNVVN Bảng 2.15: Phân loại nợ DNVVN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Toàn CN DNVVN Toàn CN DNVVN Toàn CN DNVVN 1. Nợ cần chú ý 644507 514591.74 598143 508421.55 47120 45235.20 2. Nợ xấu=(3+4+5) 94083 75118.40 40974 34827.90 20815 19982.40

3. Nợ dưới tiêu chuẩn 46365 37019.06 15565 13230.25 16108 15463.68

4. Nợ nghi ngờ 10776 8603.85 1137 966.45 888 852.48

5. Nợ có khả năng mất 36942 29495.49 24272 20631.20 3819 3666.24

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Biểu đồ 2.9: Phân loại nợ DNVVN

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN) Bảng 2.16: Tỷ trọng các nhóm nợ DNVVN

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ dưới tiêu chuẩn/Nợ xấu 0.49 0.38 0.76

Nợ nghi ngờ/Nợ xấu 0.20 0.07 0.06

Nợ có khả năng mất/Nợ xấu 0.31 0.55 0.18

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Theo bảng số liệu 2.15 và biểu đồ số 2.9 về phân loại nợ DNVVN trên thì tình hình nợ xấu của chi nhánh đã giảm đáng kể trong 3 năm vừa qua. Nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất giảm mạnh trong năm 2006 và năm 2007 về số tuyệt đối. Tỷ trọng các nhóm nợ này cũng giảm đi rõ rệt trong năm 2007. Đặc biệt là nợ có khả năng mất năm 2006 rất cao chiếm đến 55% nợ xấu, tuy nhiên tình hình đã được cải thiện đáng kể vào năm 2007 khi mà tỷ lệ này đã giảm chỉ còn 18%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ Nợ dưới tiêu chuẩn/Nợ xấu năm 2007 tăng cao đột biến từ 38% lên 76% năm 2007. Điều này có thể giải thích là do năm 2007 lạm phát tăng quá cao nên có nhiều dự án mà ngân hàng tiến hành giải ngân cho vay bị đình trệ do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến cho các DN vay vốn chưa thể thực hiện bàn giao đúng hạn để thu tiền và

thanh toán cho ngân hàng. Đây cũng là một khó khăn lớn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay.

Về thu nhập từ HĐTD đối với các DNVVN

Bảng 2.17: Tình hình hoạt động tín dụng DNVVN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Tổng thu nhập 1722 2553 3464 Thu nhập từ lãi tiền gửi, tiền vay toàn CN 1690 2480 3334 Thu nhập từ lãi tiền gửi, tiền vay DNVVN 676 1116 1667 2. Tổng chi phí 1614 2377 3208 Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay toàn CN 1416 2094 2995 Chi phí từ lãi tiền gửi, tiền vay DNVVN 453.12 942.3 1497.5 3. Chênh lệch thu chi từ HĐTD toàn CN 274 386 339 4. Chênh lệch thu chi từ HĐTD DNVVN 222.88 173.7 169.5

5. Tỷ trọng % chênh lệch thu chi từ HĐTD DNVVN 81.34 45.00 50.00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – 2007, phòng Tín dụng - Ngân hàng No&PTNT HN)

Theo bảng số liệu trên tỷ trọng % chênh lệch thu chi từ HĐTD DNVVNgiảm mạnh trong năm 2006 từ 81% xuống chỉ còn 45%. Tuy nhiên con số này lại tăng trở lại vào năm 2007 đạt 50%. Tỷ lệ này là chưa tương xứng với tiềm năng của các DNVVN nên trong thời gian sắp tới chi nhánh cần có biện pháp thích hợp để tăng tỷ lệ này lên.

2.2.3- Nguyên nhân

Còn có những hạn chế nói trên không phải chỉ do hoạt động của ngân hàng mà còn do cả khách hàng và cơ chế, chính sách xã hội.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Đội ngũ cán bộ ngân hàng còn trẻ do đó chưa có nhiều kinh nghiệm, nắm bắt thông tin về khách hàng đôi khi chưa kịp thời nên gặp khó khăn trong tác nghiệp và xử lý các vấn đề phát sinh.

- Tình trạng thiếu vốn tạm thời đôi lúc vẫn xảy ra do chi nhánh chưa giải quyết được tận gốc vấn đề cân đối kì hạn giữa việc huy động và cho vay. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các NHTM và điều này là không thể tránh khỏi.

- Trong công tác thẩm định và đánh giá tài sản đảm bảo do ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ theo quy trình và khung pháp lý của ngân hàng Nhà nước cũng như là của NHNo&PTNT Việt Nam nên đôi khi còn hơi kém linh hoạt đối với các khách hàng truyền thống của ngân hàng.

- Thông tin tín dụng chưa kịp thời.

Thông tin tín dụng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc ra quyết định của ngân hàng. Tuy nhiên, do hệ thống thông tin liên ngân hàng của nước ta hiện nay của nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của các ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHNNo &PTNT Hà Nội nói riêng nên gây không ít khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực tài chính của các doanh nghiệp ngoài còn thấp: Đối với các doanh nghiệp, ngoài vốn tự có đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì các tài sản đảm bảo có giá trị rất nhỏ mà nhu cầu vay vốn lại lớn nên đây chính là lý do mà các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng. Khả năng quản lý vốn vay của các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả khi ngân hàng cấp ra một khoản vay thì luôn yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng khoản vay đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên các doanh nghiệp trình độ quản lý, kiến thức, năng lực của người quản lý còn thấp, khả năng ứng phó trước những biến động của thị trường còn hạn chế chưa linh hoạt. Mặt khác các doanh nghiệp thường không có các kế hoạch tài chính dài hạn chỉ quen sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ nên việc nắm bắt thông tin trên thị trường

kém, cạnh tranh trên thị trường không cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hơn nữa trình độ, kĩ năng lập dự án trình bày phương án sản xuất kinh doanh chưa tốt…vì thế ngân hàng thường không muốn cho các doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn bởi khi đó khả năng trả nợ không được đảm bảo.

Việc cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng khi doanh nghiệp muốn vay vốn thì các thông tin này thường bị các doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, thiếu chính xác. Để có được số vốn vay của ngân hàng thì các doanh nghiệp thường ghi tăng, hiệu quả hoá các số liệu trong báo cáo tài chính dẫn đến những sai lầm trong công tác thẩm định, đánh giá của cán bộ ngân hàng về doanh nghiệp. Mặt khác hệ thống sổ sách, báo cáo ghi chép hoạt động kinh doanh không đầy đủ vì vậy việc thu thập thông tin gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân từ phía các chính sách, chế độ xã hội

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 45 - 71)