Môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung đang chịu nhiều áp lực nặng nề

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 46 - 50)

- Các nguồn nước tự nhiên trên Trái Đất nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đại dương, băng,

6. Môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung đang chịu nhiều áp lực nặng nề

a. Diễn biến phát triển đô thị ở Việt Nam

BẢNG 2.14. DIỄN BIẾN ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM QUA MỘT SỐ NĂM VÀ DỰ BÁO ĐẾN 2020 VÀ DỰ BÁO ĐẾN 2020 Năm 1986 1990 1995 2000 2003 2010 (Dự báo) 2020 (D.b) Số lượng đô thị (tất cả các loại) 480 500 550 649 656 - -

Dân số đô thị (triệu

người) 11,78 13,77 14,938 19,47 20,87 30,4 46,0

Tỉ lệ dân đô thị trên

tổng dân số (%) 19,3 20,0 20,75 24,7 25,8 33,0 45,0

(Nguồn : Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005) b. Áp lực môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp ngày càng tăng

- Tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp hoá nhanh gây áp lực đến môi trường + Tốc độ công nghiệp hoá của cả nước đang ở mức độ lớn 35 - 40% năm, cá biệt tỉnh Đồng Nai có năm đạt 59%. Từ 1986 đến nay, các khu công nghiệp phát triển mạnh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, khu trung tâm công nghiệp phía Nam Việt Nam đã có tới 700 nhà máy và 22 500 nghề thủ công. Tốc độ gia tăng công nghiệp trong lưu vực Đồng Nai - Sài Gòn từ năm 1995 đến nay là 20 - 30%/năm. Dự báo đến năm 2010, trong vùng sẽ có trên 60 khu công nghiệp với hàng ngàn xí nghiệp, công nghiệp hoá chất, năng lượng, xi măng, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm. Quá trình này tạo nên nguồn thải độc hại gây ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.

+ Ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mặc dù hướng quy hoạch phát triển đô thị là "li tâm", nhưng trên thực tế, quá trình phát triển đô thị trong vùng theo "hướng tâm", tập trung vào hai tiêu điểm là Hà Nội và Hải Phòng. Quá trình này làm tăng nhanh chóng dân cư trong các đô thị lớn, thu hẹp diện tích đất nông nhiệp. Nhiều nông dân mất đất canh tác sẽ nhập cư càng nhiều vào các đô thị, tạo áp lực về giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, quản lí chất thải rắn, nhà ở, việc làm và các dịch vụ,...

- Đặc biệt trầm trọng là môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản. Theo thống kê năm 1995, nước ta có 559 khu khai thác mỏ trong đó có 108 mỏ kim loại, 45 mỏ vàng, 125 mỏ than... cùng với hàng trăm điểm khai thác vật liệu xây

Ô 2.20

Trên thế giới năm 1970, ngành công nghiệp tiêu thụ khoảng 540km3 nước (21% tổng số nước sạch được lấy ra trên toàn cầu), năm 1990, con số này lên tới 973 km3 (24% số nước lấy ra) và tới năm 2000 con số này sẽ đạt mức 1 280km3 (25% lượng nước sạch được lấy ra trên toàn cầu). Tài nguyên nước đang bị đe doạ, đồng thời lượng nước thải của các ngành công nghiệp cũng rất lớn. Lượng nước này đã gây ô nhiễm trầm trọng các nguồn nước cung cấp

dựng mọt cách tự do, không được quản lý. Các vùng khai thác này làm suy thoái môi trường đất, mở rộng diện tích đất trống, đồi trọc, giảm diện tích rừng, gây hiện tượng xói lở, bồi lắng.

- Tốc độ phát triển hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn gia tăng dân số, chậm hơn mở rộng không gian đô thị gây tác động xấu đến môi trường

+ Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hoá và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới. Theo số liệu thống kê, tại các đô thị lớn, các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông rất thấp, chỉ đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu cần thiết (Hà Nội : diện tích đất giao thông chỉ chiếm khoảng 7,8%, TP HCM : 7,5%; trong khi ở nhiều thành phố trên thế giới đạt 15 - 19%). Diện tích đất giao thông không đủ lớn, mạng lưới đường phân bố không đều, chất lượng không đảm bảo, trong khi phương tiện giao thông cá nhân tăng trưởng rất nhanh (số lượng xe máy ở Hà Nội năm 1996 có khoảng 600.000, năm 2001 lên đến 1.000.000, năm 2004 tăng lên gần 1.500.000 xe; bình quân 1 xe máy/2 người dân).

+ Hệ thống cấp thoát nước ở nhiều thành phố không đồng bộ, chất lượng nước cấp chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh, tỉ lệ số dân đô thị được cấp nước sạch còn thấp (khoảng 40 - 80%. Lượng nước cấp chỉ đạt khoảng 50% nhu cầu lượng nước cần thiết tính theo đầu người dân được cấp nước). Hệ thống nước thải còn chung với nước mưa. Nước thải đô thị chưa qua xử lí, hoặc chỉ xử lí sơ bộ, đổ thẳng vào sông, hồ, gây ô nhiễm nước mặt trầm trọng.

+ Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn ở hầu hết các đô thị còn yếu kém, tỉ lệ thu gom cao nhất mới đạt khoảng 80% và chủ yếu tập trung ở nội thị. Nhiều đô thị đến nay vẫn chưa có trạm, bãi xử lí chất thải rắn đúng kĩ thuật và hợp vệ sinh.

- Việc mở rộng các đô thị đã làm cho nhiều nhà máy và khu công nghiệp có trước lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng.

- Phát triển du lịch cũng gây áp lực lớn đối với tài nguyên môi trường đô thị, nhất là đối với các đô thị có du lịch phát triển mạnh. Du lịch phát triển, nhu cầu sử dụngnăng lượng, sử dụng nước tăng; đồng thời, lượng nước thải, rác thải, chất thải rắn từ hoạt động du lịch cũng tăng. Nhiều nơi khó thu gom, vì các chất thải này thường bị phát tán vào những nơi du lịch, đặc biệt vào sông và biển,...

c. Một số vấn đề môi trường nổi cộm ở các đô thị nước ta

- Môi trường nước mặt ngày càng bị ô nhiễm

+ Nước thải đô thị vượt đã vượt quá khả năng tự làm sạch của các sông, hồ trong nội thành, gây ra ô nhiễm các chất hữu cơ đối với môi trường nước mặt ở đô thị. Mặc dù, ở nhiều đô thị đã tiến hành nạo vét, kè bờ sông, hồ, kênh rạch,... nhưng ít có tác

dụng đến việc giảm lượng chất thải ô nhiễm. Dự báo quá trình gia tăng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị còn tiếp diễn.

+ Tình trạng ngập úng đô thị chưa thể khắc phục nhanh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân : lấp nhiều hồ, ao để xây dựng nhà cửa; hệ thống thoát nước còn kém; quy hoạch mặt đứng đô thị (cao trình hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị) ở các khu đô thị mới hay đô thị mở rộng thường cao hơn so với các khu đô thị cũ.

- Ô nhiễm chất thải rắn đô thị và công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, ngày càng độc hại về tính chất.

+ Theo số liệu thống kê năm 2002 cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỉ lệ đó đã tăng tới 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ.

+ Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60 - 70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số đô thị có đến 90% là chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chất thải rắn bao gồm : chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa các-tông, giẻ vụn, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Trong đó, tỉ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 65%.

Các chất thải rắn nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và y tế.

- Ô nhiễm không khí ngày càng tăng

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở các đô thị nước ta chủ yếu do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và hoạt động xây dựng gây ra; trong đó do giao thông vận tải gây ra chiếm tỉ lệ 70%. Riêng ô nhiễm bụi còn do hoạt động xây dựng và đường sá mất vệ sinh gây ra.

Hầu hết các đô thị ở nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi trầm trọng đến mức độ báo động. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần; đặc biệt ở các nút giao thông, nồng độ bụi hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần; ở các khu đang xây dựng trong đô thị, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học ở Hà Nội và Hải Phòng đã chứng minh tỉ lệ số người mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh tinh thần và bệnh tim mạch ở các khu đô thị gần khu công nghiệp bị ô nhiễm không khí, lớn hơn gấp 2 - 5 lần so với khu đô thị không bị ô nhiễm không khí.

d. Giải pháp ngăn chặn ô nhiễm

- Lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển KT - XH của đô thị, với quy hoạch phát triển công nghiệp ở các đô thị.

- Qui hoạch lại khu công nghiệp và đô thị. Xây dựng khu công nghiệp xa khu dân cư. - Quản lí phát triển đô thị theo đúng quy hoạch.

- Có chính sách đầu tư, ưu tiên trong phát triển hạ tầng đô thị (ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị, cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước, xây dựng các trạm xử lí nước thải; tăng cường năng lực thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải rắn;, xây dưng nhà máy chế biến phân rác; cải tạo hệ thống giao thông, đặc biệt các nút giao thông). Phát triển cây xanh, bảo tồn mặt nước trong các đô thị.

- Xử lý chất thải công nghiệp trước khi đổ ra sông, biển, đất và bầu không khí. - Xây dựng và phát triển công nghệ sạch nhằm tiết kiệm nguyên liệu, tái chế, tái sử dụng nước và phế thải.

- Thường xuyên quan trắc và đánh giá môi trường

- Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w