Đất nông nghiệp hiện có 9.345.346 ha, chiếm khoảng 28,4% diện tích tự nhiên Diện

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 29 - 31)

chiếm khoảng 28,4% diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người năm 1940 đạt 0,27 ha, đến năm 1975 còn 0,13 ha và đến năm 2001 chỉ còn 0,12 ha; đây là chỉ tiêu vào loại thấp nhất thế giới và chỉ bằng 1/10 bình quân toàn thế giới (thế giới đạt 1,2 ha/người).

- Đất lâm nghiệp có 11.575.429 ha (chiếm35,1%), đất chuyên dùng 1.532.843 ha (chiếm 35,1%), đất chuyên dùng 1.532.843 ha (chiếm 4,6%), đất ở là 443.178 ha (chiếm 1,8%), đất chưa sử dụng là 10.027.265 ha (chiếm 30,5%). Đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất hoang hoá (đất trống đồi núi trọc).

HÌNH 10. RỪNG BỊ PHÁ LÀM ĐẤTBỊ XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ BỊ XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ

dioxyn).

+ Các chất hoá học sử dụng bừa bãi trong quá trình sản xuất nông nghiệp như phân hoá học và các loại thuốc trừ sâu. Thuốc bảo vệ thực vật còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhiều loại sinh vật sống trong đất, có ích đối với con người.

- Do các hoạt động kinh tế - xã hội

+ Phương thức canh tác nương rẫy theo lối du canh vẫn tiếp diễn ở một số vùng núi. + Tình trạng chặt, phá rừng, đốt rừng bừa bãi để lấy đất sản xuất.

+ Việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. + Sức ép tăng dân số và tình trạng đói nghèo.

c. Giải pháp

- Quản lý đất đai

+ Việt Nam đã thông qua Luật đất đai (1987), trong đó ban hành những quy định, chế độ quản lý, sử dụng đất, chế độ khen thưởng và xử phạt.

+ Tổ chức chặt chẽ bộ máy quản lý nhà nước để quản lý, bảo vệ đất đai, nắm chắc số lượng và đặc biệt là chất lượng đất.

+ Chính sách quy hoạch vùng dân cư, bảo vệ đất rừng, chống du canh, du cư. + Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp. Nhà nước cần phải có chính sách quản lý chặt chẽ diện tích đất nông nghiệp, giảm đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác như hiện nay.

+ Chính sách khai hoang, phục hoá đất. Chống bỏ hoang đất, tăng cường khai hoang mở rộng diện tích đất trồng, phục hoá sử dụng hết diện tích đất trống, đồi trọc.

- Chống xói mòn cho đất

+ Làm giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc tự nhiên của đất bằng cách làm bậc thang, mương, hoặc trồng cây thành hàng theo bình độ để chia dốc dài thành các dốc ngắn hơn hoặc các khoảnh bằng phẳng nối tiếp nhau.

+ Giữ rừng đầu nguồn và rừng ở các chỏm núi, chỏm đồi. Trồng rừng và tăng tính đa dạng của thảm thực vật tại chỗ để hạn chế dòng chảy, tăng độ che phủ và góp phần bổ sung chất mùn cho đất, đẩy nhanh tiến trình tự phục hồi của đất song song với việc chống xói mòn, rửa trôi của tự nhiên.

- Khử mặn và chua phèn cho đất

+ Đất bị nhiễm mặn: Để rửa mặn, phải dùng nước ngọt, để nước lắng trong rồi mới xả đi.

+ Đất bị nhiễm phèn: Đất có chứa muối phèn sulfat nhôm hoặc sắt nên thường bị chua, độ pHKCl khoảng 3,5 đến 4. Có thể cải tạo đất phèn bằng cách đào kênh dẫn

nước ngọt vào rửa phèn kết hợp bón vôi và lân. Ban đầu, sau rửa phèn có thể trồng các loại cây có khả năng chịu phèn như dứa, sau đó chuyển dần sang trồng các loại cây khác ít chịu phèn hơn.

- Chống ô nhiễm đất

+ Xử lý chất thải và cấm đổ các chất thải bừa bãi ra môi trường xung quanh; + Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc hoá học trừ sâu; + Tăng cường sử dụng đất theo hướng sinh thái học như: chọn lọc cây trồng và vật nuôi phù hợp với loại đất thông qua sử dụng đất một cách khoa học để cải tạo đất. Ví dụ: vừa khai hoang lấn biển xong, đất còn mặn, ban đầu có thể trồng cói vài năm; khi đất giảm mặn có thể chuyển sang trồng các giống lúa chịu mặn, tiếp tục rửa mặn, cho đến khi đất hết mặn thì chuyển sang trồng các giống lúa mới.

- Nâng cao nhận thức về bảo vệ đất

+ Tăng cường công tác phổ biến kiến thức khoa học thổ nhưỡng, khoa học nông nghiệp cho mọi người:

+ Giáo dục ý thức và tinh thần tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất.

3. Ô nhiễm nước ngọt

a. Tài nguyên nước

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, lượng nước bình quân đầu người đạt tới 17 000m3/năm, gấp khoảng 3 lần so với lượng nước bình quân đầu người trên thế giới. Tuy nhiên, hệ số khai thác chỉ mới đạt khoảng vài % tổng lượng nước tự nhiên, tập trung vào lượng nước ở các con sông chính, chủ yếu để phục vụ nông nghiệp.

Chế độ nước của Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 - 2000mm. Hệ thống sông ngòi nước ta dày đặc với 3260 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Trong số đó, có 8 con sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000 km2. Lượng mưa lớn cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã làm cho tài nguyên nước mặt của nước ta phong phú. Tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm là 880 tỉ m3, trong đó riêng

Ô 2.9. NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w