2.14 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 36 - 37)

- Các nguồn nước tự nhiên trên Trái Đất nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đại dương, băng,

4. Môi trường biển và vùng ven biển đang bị ô nhiễm

2.14 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

(cá bột) cũng bị săn bắt. Từ đó làm giảm sút sản lượng cá đánh bắt được. Nhiều loại cá bị đe doạ, bị tuyệt diệt do không kịp hồi phục số lượng đàn cá. Một số loài hải sản có giá trị kinh tế như các cơm, cá bò da, cá mập, tôm hìm, tôm he,... đã bị khai thác một cách triệt để, khó co cơ hội để phục hồi quần đàn.

Việc khai thông các rừng ngập mặn làm nơi nuôi trồng thuỷ hải sản như tôm sú, cua biển... phá huỷ môi trường sống của nhiều loài khác, trong đó có các sinh vật phù du. Ngoài ra, do mất rừng ngập mặn đã làm tăng xói lở bờ biển, mất rừng chắn sóng, chắn gió (nhiều nơi thành các cồn cát không có cây cối mọc được).

Một khối lượng rất lớn thức ăn, hoá chất dư thừa trong nuôi trồng hải sản, chất thải trong chế biến,... thải ra biển không qua xử lí gây ô nhiễm.

- Áp lực của khai thác khoáng sản Việc khai thác khoáng sản dẫn theo một khối lượng lớn dầu thô, mùn khoan, nước vỉa, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và công nghệ khai thác chứa nhiều kim loại độc hại, bụi than, đất đá bóc vỉa,... (riêng ngành khai thác than ở Quảng Ninh hàng năm thải ra khoảng 160 triệu m3 đất đá và khoảng 30 - 60 triệu m3

nước thải).

- Áp lực của du lịch

Hoạt động du lịch và dịch vụ ngày

càng tăng, lượng khách tham gia du lịch, nghỉ dưỡng cũng tăng hàng năm khoảng 10 - 15%. Các hoạt động du lịch đã thải ra biển nhiều rác và nước thải góp phần làm ô nhiễm biển.

Sự phát triển du lịch biển còn gây áp lực lớn lên tài nguyên biển do nhu cầu săn bắt hải sản làm thực phẩm và quà lưu niệm.

- Áp lực của các hoạt động khác trên đất liền theo sông đổ ra biển

+ Hàng năm, các hệ thống sông đổ ra biển khoảng 880 tỉ m3 nước và khoảng 300 triệu tấn bùn cát

Các dòng sông mang các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, nước cống rãnh dân cư và đặc biệt là việc dùng các chất hoá học trong nông nghiệp như: DDT; 666, ... đổ ra biển đã làm tiêu diệt nhiều loại

sinh vật biển.

40

Ô 2.14. KHAI THÁC KHOÁNGSẢN SẢN

Việc khai thác dầu khí ngày càng tăng cường. Năm 1994, khai thác được khoảng 14 triệu tấn dầu thô và 1 tỉ m3 khí; năm 2004, khai thác được 20,21 triệu tấn dầu thô và 6,25 tỉ m3. Dự kiến năm 2010 khai thác 30 triệu tấn dầu quy đổi.

Khai thác than cũng không ngừng tăng : năm 2003. ở Quảng Ninh, khai thác được 18,3 triệu tấn, dự kiến năm 2010 đạt 20 triệu tấn. Sản lượng khai thác than năm 2004 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000.

Sa khoáng, đặc biệt là ilmenit được khai thác rải rác dọc bờ biển, tổng cộng có khoảng

Ô 2.15

Ô nhiễm nước ven biển được xác định bởi một số thông số và nhóm thông số đặc trưng là chất rắn lơ lửng, độ đục, hàm lượng Nỉtit (NO2), nitrat (NO3), hàm lượng

+ Việc đắp các đập ở các con sông lớn để làm thuỷ điện, làm hồ chứa nước trên đất liền đã làm giảm sút sản lượng thứ ăn có trong dòng phù sa đổ ra biển. Từ đó góp phần làm suy giảm đàn cá.

Việc biến các cửa sông, các vũng nước sâu, các vịnh thành hải cảng góp phần làm ô nhiễm môi trường.

b. Một số hiện trạng về ô nhiễm biển ở Việt Nam

- Chất lượng nước và trầm tích biển

Số liệu quan trắc trong vòng 5 năm gần đây (2000 - 2005), cho thấy nước biển ven bờ ở một số nơi có hiện tượng ô nhiễm : một số nơi ở khu vực miền Bắc và miền Nam bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng; ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng nitrat và nitrit. Trong trầm tích đã có hiện tượng ô nhiễm dầu ở Cửa Lục, cadimi ở khu vực miền Trung và thuỷ ngân ở khu vực miền Nam. Đặc biệt, nước và trầm tích đã bị ô nhiễm đồng, thuủy ngân và chất phóng xạ tại các khu vực khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (nhiều ở vùng Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Dung Quất, Gành Rái -

Vũng Tàu, Rạch Giá - Hà Tiên). Chất lượng nước và trầm tích biển bị ảnh hưởng ở những vùng gần các nơi có hoạt động kinh tế - xã hội.

- Đất ngập nước ven biển Việt Nam có nhiều vùng đất ngập nước rộng lớn với các cánh rừng ngập mặn hoặc rừng Tràm, các đầm phá ven biển, hồ, đầm lầy hay bãi triều, bãi than bùn, các vùng cửa sông châu thổ,...

Đất ngập nước ven biển ở

nước ta đang ở trong tình trạng suy giảm cả về diện tích, tài nguyên, chất lượng môi trường và đa dạng sinh học. Việc gia tăng nhanh diện tích nuôi tôm không có quy hoạch đã làm mất đi nhiều diện tích đất ngập nước, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên của những vùng ven biển, gây ô nhiễm môi trường.

Rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng do chuyển sang sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, quai đê lấn biển, xói lở bờ biển. Chỉ trong hai thập kỉ qua, hơn 200.000 ha rừng ngập mặn đã bị phá huỷ để nuôi tôm. Khu vực Gành Hào (Bạc Liêu) trong 27 năm (1964 - 1991) đã bị xói lở mất khoảng 7000 ha, bình quân 259 ha/năm.

- Rạn san ô

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w