1998 VÀ 2004 Động vật Thực vật

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 42 - 46)

- Các nguồn nước tự nhiên trên Trái Đất nằm dưới nhiều dạng khác nhau: đại dương, băng,

1996, 1998 VÀ 2004 Động vật Thực vật

Động vật Thực vật 1996, 1998 2004 1996, 1998 2004 Tối nguy cấp (CR) 17 17 23 25 Nguy cấp (EN) 25 46 33 37 Sắp nguy cấp (VU) 59 81 69 83 Tổng 101 144 125 145 Loài cần bảo tồn (LR/cd) 2 4 1 1 Gần bị đe doạ (NT) 81 95 23 31

DD (Chưa đủ thông tin để xếp hạng)

19 73 11 14

Tổng 203 316 160 191

(Nguồn : Danh sách đỏ các loài bị đe doạ của IUCN (IUCN 1996, 1998, 2004) và Sách đỏ Việt nam, Bộ kHCN&MT 1992, 1996, Bộ TN&MT in prep).

BẢNG 2.11. TÌNH TRẠNG DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG MỘT SỐ LOÀIĐỘNG, THỰC VẬT QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐỘNG, THỰC VẬT QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VIỆT NAM

STT Loài sinh vật Số lượng cá thể

Trước 1970 Năm 2004

1 Tê giác một sừng 15 - 17 5 - 7

2 Voi châu Á 1.500 - 2.000 100

3 Hổ Đông Dương Khoảng 1.000 80 - 100

4 Bò xám 20 - 30 Không rõ

5 Bò tót 3.000 - 4.000 500

6 Bò rừng 2.000 - 3.000 300

7 Hươu xạ 2.500 - 3.000 200

9 Hươu vàng 300 - 800 rất hiếm gặp

10 Sao la Loài mới phát hiện 250

11 Mang lớn Loài mới phát hiện 300 - 500

12 Mang Trường Sơn Loài mới phát hiện Số lượng không nhiều

13 Cheo cheo Mapu 200 - 300 Rất hiếm gặp

14 Vượn đen tuyền - 350 - 400

15 Vượn Hải Nam 100 hiếm gặp

16 Vượn má hung hàng nghìn 150 - 200

17 Vượn đầu trắng 600 - 800 60 - 80

18 Vọoc mũi hếch 800 - 1.000 111 - 191

19 Vọoc gáy trắng - 300 - 350

20 Vọoc mông trắng - 80 - 100

21 Gà lôi mào đen - rất hiếm

22 Gà lôi mào trắng - rất hiếm

23 Gà cóc Tam Đảo - 200 - 300

24 Cá sấu nước ngọt - 100 - 150

25 Chình mun Rất nhiều Hiếm gặp

26 Sâm Ngọc Linh Hàng chục nghìn cây Rất hiếm

27 Hoàng đàn Hàng chục nghìn cây Rất hiếm

28 Thông nước Hàng nghìn cây Hàng trăm cây

29 Trầm hương Hàng chục nghìn cây Rất hiếm

30 Lan hài xanh Hàng chục nghìn cây Rất hiếm

31 Lan hài tím Hàng chục nghìn cây Rất hiếm

32 Lát hoa Hàng trăm nghìn cây Rất hiếm

33 Song bột Hàng trăm nghìn cây Rất hiếm

(Nguồn : Đặng Huy Huỳnh, Vũ Văn Dũng, Phạm Bình Quyền, 2005)

- Sản lượng cá đánh bắt gần bờ ngày một giảm.

BẢNG 2.12. TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNGKHAI THÁC HẢI SẢN THEO VÙNG NƯỚC (2003) KHAI THÁC HẢI SẢN THEO VÙNG NƯỚC (2003)

Vùng nước Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác (tấn)

Ven bờ 694.700 331.050

Xa bờ 2.378.100 1.095.550

Tổng cộng 3.072.800 1.426.600

(Nguồn : Dự án ALMRV, Đào Mạnh Sơn và nnc, 2003)

- Một số loài cây gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng như : Thuỷ tùng, Hoàng đàn, Bách xanh, Cẩm lai, Pơ mu,... và nhiều loài dược liệu quý ngà càng khan hiếm dần.

- Hệ sinh thái nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng.

+ Thành tựu trong tạo giống cây trồng đã ngày càng mở rộng diện tích các giống cây trồng mới, đồng thời đẩy lùi dần các giống cây trồng truyền thống của địa phương ra khỏi sản xuất. Kết quả là làm mai một dần các nguồn gen quý của địa phương, đặc biệt là nguồn gen chống chịu sâu bệnh (ví dụ : giống lúa nương bị giảm về số lượng; một số giống đặc sản bị mất; giống lúa nước cải tiến thay thế giống địa phương có năng suất cao hơn, nhưng không ổn định, nhanh thoái hoá, sâu bệnh nhiều).

+ Các giống vật nuôi truyền thống bị giảm sút nhiều, nhiều giống bị mất hoàn toàn (như lợn ỉ mỡ, lợn Lang Hồng, lợn Phú Khánh, lợn Cỏ, lợn Sơn Vi, gà Văn Phú), nhiều giống bị giảm về số lượng (lợn Ba Xuyên, gà Hồ).

BẢNG 2.13. SỰ SUY GIẢM DIỆN TÍCH VÀ MẤT MÁT GIỐNG CÂY TRỒNG ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1970 ĐẾN 1999 ĐỊA PHƯƠNG TỪ NĂM 1970 ĐẾN 1999

Vùng nước Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác (tấn)

Ven bờ 694.700 331.050

Xa bờ 2.378.100 1.095.550

Tổng cộng 3.072.800 1.426.600

(Nguồn : Phan Trường Giang, Trường ĐH Nông nghiệp I, 2003) c. Nguyên nhân

- Chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái, để lại các chất độc huỷ diệt (Từ 1961 - 1975 đã có 13 triệu tấn bom và 100 triệu lít chất độc hoá học rải xuống chủ yếu ở phía Nam, huỷ diệt 4,5 triệu ha rừng (WB, 1995).

- Mở rộng đất nông nghiệp bằng cách lấn vào đất rừng, đất ngập nước. Tập quán canh tác chưa hợp lí đã làm thu hẹp sinh cảnh, ô nhiễm nước, đất, tác động xấu đến đa dạng sinh học.

- Khai thác gỗ, củi và lâm sản một cách bừa bãi, chưa được quản lí chặt chẽ. (Có khoảng 2.300 loài thực vật ngoài gỗ như : song, mây, tre, nứa, lá cây, thuốc,.... được khai thác. Khu hệ động vật hoang dã có khoảng 200 loài thuộc các lớp chim, thú, bò sát bị khai thác một cách thường xuyên).

- Săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã; xuất khẩu các loại gỗ quý hiếm. - Cháy rừng : Trong số 10 triệu ha rừng, thì 56% có khả năng bị cháy trong mùa khô. Trung bình hàng năm có khoảng từ 20.000 - 50.000 ha rừng bị cháy, nhất là ở Tây Nguyên và rừng tràm Nam Bộ. Cháy rừng làm tiêu huỷ hệ thực vật, mất nơi ở của động vật và vi sinh vật.

- Xây dựng cơ bản (đường sá, cầu cống, nhà máy thuỷ điện, hồ chứa nước,..).

- Ô nhiễm môi trường : Điều kiện môi trường vượt quá giới hạn chịu đựng làm cho sinh vật không thể tồn tại được.

- Di nhập các loài ngoại lai một cách tràn lan, thiếu kiểm soát, làm các giống bản địa bị mai một. Một số loài nhập do thiếu

hiểu biết và chưa có khảo nghiệm khoa học (ốc bươu vàng, trinh nữ đầm lầy,...), đã phát triển thành dịch, gây hại nghiêm trọng.

- Chính sách phát triển chưa phù hợp (chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, xã hội, chưa quân tâm đến bảo vệ môi trường và công tác bảo tồn).

- Sự gia tăng dân số : Tăng dân số nhanh làm tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, đất ở,...) trong điều kiện có hạn.

- Sự biến đổi bất thường của khí hậu Trái Đất đã gây ra nhiều thiên tai, phá huỷ nghiêm trọng các hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học.

d. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

- Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam (Chính phủ phê duyệt năm 1995) nhằm mục tiêu lâu dài là bảo vệ

Ô 2.18

(Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quý hiếm đã ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, từ năm 1991 - 1995, đã có 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quý hiếm bị săn bắt. Tính từ năm 2000 - 2003, số động vật hoang dã mà cơ quan chức năng đã tịch thu, xử lí do săn bắt, vận chuyển trái phép trong toàn quốc là 311.686 kg và 90.565 cá thể sống).

Ô 2.19

Ngày 7/7/1962, Chính phủ đã ra quyết địnhthành lập khu rừng cấm Cúc Phương, với diện tích 22.000 ha. Từ đó đến năm 2005, đã có 126 khu rừng đặc dụng trên đất liền và 17 khu bảo tồn biển. Cụ thể có : 27 Vườn Quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có 49 khu dự trữ thiên nhiên và 11 khu bảo tồn loài, sinh cảnh) và 39 khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích 2.541.675 ha (chiếm 8% diện tích lãnh thổ, xấp xỉ chỉ tiêu 10% của quốc tế), được phân bố trong 5 vùng địa lí sinh học đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái của lãnh thổ.

Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số hình thức khu bảo tồn khác được công nhận :

+ 4 khu dự trữ sinh quyển : Rừng ngập mặn Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), VQG Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) và đất ngập nước ven biển Đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình);

+ 2 khu di sản thiên nhiên thế giới : Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

+ 4 khu di sản thiên nhiên của Asean : VQG Ba Bể (Bắc Cạn), VQG Hoàng Liên (Lào Cai), VQG Chư Mom Rây (Kon Tum) và VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai);

đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Các mục tiêu trước mắt của kế hoạch này là:

+ Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp hay huỷ hoại do hoạt động kinh tế của con người.

+ Bảo vệ các bộ phận đa dạng sinh học đang bị đe doạ khai thác quá mức hay bị lãng quên.

+ Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước.

- Xây dựng chính sách và luật pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học. Nghiêm cấm đánh bắt các loài quý hiếm, các loài có trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam.

- Xây dựng và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.

Với việc thành lập hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng (rừng ngập mặn, rừng Tràm, các kiểu rừng á nhiệt đới núi thấp và trung bình, rừng thưa rụng lá ....), các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu (Tê giác, Bò tót, Voi, Bò rừng, Sao la, Mang lớn,..., thông lá dẹt, thông năm lá, Pơ mu, Hoàng đàn, Nghiến, Đinh, Trai, Cẩm lai, Sâm Ngọc Linh,...) đã được bảo vệ.

- Tăng cường trồng rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng chuyên canh. - Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học.

Đẩy mạnh năng lực quản lý, giám sát hoạt động đánh bắt động thực vật thiên nhiên. - Tăng cường nghiên cứu khoa học, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn liền bảo vệ đa dạng sinh học.

- Thực hiện biện pháp bảo tồn chuyển vị (Chuyển rời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh học của chúng trong môi trường mới không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của nó. Bảo tồn ngoại vi bao gồm bảo quản giống, loài, nuôi cấy mô, thu thập các cây để trồng và các loài động vật để nuôi nhằm duy trì vốn gen quý hiếm cho sự nghiên cứu khoa học,, nâng cao dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân).

- Hợp tác đa ngành trong bảo vệ tính ĐDSH.

- Quản lí ĐDSH dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, cần được chia sẻ lợi ích công bằng đối với cộng đồng địa phương ở xung quanh khu BTTN.

- Tăng cường hợp tác quốc tế. Bảo vệ ĐDSH của Việt Nam không chỉ là trách nhiệm và lợi ích của Việt Nam, mà còn vì lợi ích của toàn thế giới. Cần có sự hợp tác về nhiều mặt trong bảo vệ ĐDSH : nhận thức, kĩ thuật và các hành động cụ thể.

Một phần của tài liệu Tài liệu GD Môi trường (Phần I) (Trang 42 - 46)

w