Về hạn mức tín dụng: mấy nét chính yếu

Một phần của tài liệu Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT! ppsx (Trang 131 - 132)

VII) Giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường tài chín hở nước ta trong thời gian tới:

Về hạn mức tín dụng: mấy nét chính yếu

( Bình chọn: 6 -- Thảo luận: 18 -- Số lần đọc: 11178)

Tôi xin đưa ra cách thức cho vay theo HMTD mà Ngân hàng sử dụng, trong bài viết này, tôi mới nêu tính tổng quát của việc cho vay theo HMTD, bài viết sau tôi sẽ phân tích chi tiết, mong các bạn chỉ giáo!

1. Xác định Hạn mức tín dụng:

a) Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn; năng lực tài chính; chu kỳ sản xuất, kinh doanh; vòng luân chuyển vốn vay, dòng tiền, khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh; loại và trị giá tài sản bảo đảm tiền vay của Khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để xác định nhu cầu vốn và Hạn mức tín dụng cho Khách hàng mà Ngân hàng có thể đáp ứng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).

b) Đối với Khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp, thì phương án sản xuất, kinh doanh của Khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó Ngân hàng xác định Hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.

2. Giải ngân tiền vay:

a) Trong phạm vi Hạn mức tín dụng còn hiệu lực, mỗi lần rút vốn vay, Khách hàng gửi tới Ngân hàng các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (hợp đồng, yêu cầu thanh toán của nước ngoài,...) phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong Hợp đồng tín dụng.

b) Nếu Khách hàng rút vốn theo đúng mục đích và phương án kinh doanh cụ thể đã được phê duyệt theo hạn mức, thì không cần có phương án sản xuất, kinh doanh đối với từng lần rút vốn.

3. Lãi suất cho vay: Trong Hợp đồng (hạn mức) tín dụng có thể ấn định lãi suất cụ thể hoặc quy định nguyên tắc xác định lãi suất phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng. Lãi suất cụ thể được ghi trong Khế ước nhận nợ từng lần phù hợp với thoả thuận của Khách hàng và Ngân hàng trong Hợp đồng (hạn mức) tín dụng.

4. Quản lý Hạn mức tín dụng:

a) Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và Khách hàng có nhu cầu điều chỉnh Hạn mức tín dụng, thì Ngân hàng xem xét, cùng Khách hàng thoả thuận điều chỉnh hợp lý hạn mức và bổ sung Hợp đồng tín dụng.

b) Ký kết Hạn mức tín dụng mới: Trước 30 ngày khi Hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực, Khách hàng gửi cho Ngân hàng phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của Khách hàng, Ngân hàng thẩm định để xác định Hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới.

c) Trường hợp Hạn mức tín dụng kỳ này thấp hơn Hạn mức tín dụng kỳ trước, Khách hàng phải giảm dư nợ phù hợp với Hạn mức tín dụng mới.

5. Xác định thời hạn cho từng lần vay: Thời hạn cho từng lần vay được xác định trên Khế ước nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh; nếu Khách hàng kinh doanh tổng hợp, thì lựa chọn sản phẩm, hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ lệ trọng yếu để xác định thời hạn cho vay, nhưng không quá 12 tháng.

Hẹn gặp lại!

Saga.vn (14/7/2008)

Một phần của tài liệu Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT! ppsx (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w