Hông phải thực hiện HĐ (do bên mua không yêu cầu thực hiện);

Một phần của tài liệu Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT! ppsx (Trang 84 - 86)

VII) Giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường tài chín hở nước ta trong thời gian tới:

hông phải thực hiện HĐ (do bên mua không yêu cầu thực hiện);

- Giá thị trường < giá gốc HĐ thì phải thực hiện HĐ Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Về bản chất, việc hóan đổi được dựa vào nhu cầu nhận/hoặc chi trả luồng tiền của từng bên nhằm mục đích chủ yếu là ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Các hợp đồng hóan đổi đều có đặc điểm chung, là một bên đổi lợi ích của nó trên một thị trường tài chính này để lấy lợi ích của bên khác trên một thị trường tài chính khác.

Các loại giao dịch sử dụng công cụ phái sinh.

Các giao dịch phái sinh lãi suất có thể được sử dụng để ngăn ngừa rủi ro (quản lý rủi ro) hoặc để kinh doanh rủi ro (đầu cơ). Rủi ro có thể làm tăng chi phí đi vay hoặc làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư. Giao dịch phái sinh lãi suất có thể gồm:

Giao dịch phái sinh lãi suất Hình thức thanh toán

Thanh toán đơn lẻ Thanh toán phức hợp

- Hợp đồng tài chính tương lai - Thỏa thuận lãi suất kỳ hạn - Quyền chọn lãi suất - Lãi suất trần, lãi suất sàn,

ãi suất trung - Hoán đổi lãi suất

- Quyền chọn hoán đổi lãi suất

X X X X Hiện tại, ở Việt Nam đã phát sinh thêm một số giao dịch tài chính phái sinh lãi suất như sau:

Hợp đồng tài chính tương lai là một thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý để mua hoặc bán một số lượng chuẩn các công cụ tài chính cụ thể tại một ngày trong tương lai với mức giá thảo thuận giữa các bên trên sàn giao dịch tập trung.

Để tham gia vào hợp đồng tương lai, người bán và người mua phải xác định họ mong chờ cái gì và nghĩa vụ pháp lí họ phải thực hiện ra sao. Hợp đồng tương lai có mức giá cố định, các bên tham gia phải thực hiện toàn bộ hợp đồng chứ không thể thực hiện hiện một phần của hợp đồng. Tại ngày bắt đầu hợp đồng, cả người mua và người bán đều phải đặt cọc một khoản tiền tối thiểu gọi là tiền ký quỹ tại Sở Giao dịch. Mức độ ký quỹ thực tế được tính toán bởi ngân hàng mở tài khoản/ hoặc Sở thanh toán bù trừ (của ngân hàng hoặc trung tâm giao dịch). Phương pháp được sử dụng để tính mức ký quỹ là hệ thống phân tích rủi ro đầu tư tiêu chuẩn. Tiền ký quỹ được niêm yết công khai cho từng hợp đồng tương lai và số tiền ký quỹ này có thể thay đổi tùy theo sự biến động của thị trường. Cần chú ý rằng các bên tham gia vào hợp đồng tài chính tương lai có

thể mua bán các hợp đồng trên danh nghĩa chứ không phải bắt buộc phải trao đổi với nhau khoản tiền gốc theo hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng tương lai dựa trên nguyên tắc tham chiếu thị trường hàng ngày bằng cách so sánh giao dịch của khách hàng với giá thanh toán hàng ngày. Theo đó, lợi nhuận hoặc lỗ cũng được xác định hàng ngày. Nếu khahc hàng rơi vào tình trạng lỗ trong ngày, họ phải trả ngay khỏan lỗ đó bằng tiền trong ngày, ngược lại, họ sẽ nhanạ được khỏan thanh toán tiền lãi ngay trong ngày. Việc thanh toán lỗ hoặc nhận lãi trong ngày được gọi là sự biến động của tiền ký quỹ (có nghĩa là tài chính ký quỹ của khách hàng sẽ biến động theo ngày phụ thuộc vào khách hàng lỗ hay lãi)

Ví dụ: tại ngày 1/10, DN cho rằng lãi suất dollar sẽ giảm vào cuối nă. Lãi suất thả nổi liên ngân hàng thời hạn 3 tháng tại thời điểm 1/10 ở London là 6.25%, lãi suất kỳ hạn 3 tháng dự tính tại thời điểm cuối năm là 6.25%. Do vậy, thị trường hợp đồng tương lai sẽ chiết khấu theo sự giảm lãi suất. DN muốn kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán sự biến động giảm của lãi suất ngắn hạn nên đã mua một hợp đồng tương lai là một giao dịch cho vay danh nghĩa 5 triệu dollar (danh nghĩa vì giao dịch chỉ là việc mua một công cụ tài chính trên danh nghĩa chứ không thực sự phải cho vay tiền), với lãi suất là 6.15%. Nếu tại thời điểm cuối năm, lãi suất cho vay thực tế chỉ là 4.65% thì có nghĩa là DN đã có được lợi nhuận do lãi suất DN đã ký trong hợp đồng tương lai là 6.15%.

Thỏa thuân lãi suất kỳ hạn

Là một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý giữa hai bên để xác định mức lãi suất sẽ phải áp dụng đối với khoản vay hoặc cho vay danh nghĩa để được nhận hoặc đầu tư một giá trị thỏa thuận vào một ngày tương lai với một thời hạn cụ thể. Trong hợp đồng kỳ hạn, một bên là người mua, một bên là người bán. Người mua đồng ý vay trên danh nghĩa một khỏan tiền theo lãi suất kỳ hạn. Tại ngày thanh toán, khỏan chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn và lãi suất liên ngân hàng sẽ được các bên thanh toán cho nhau bằng tiền. Khái niệm người bán và người mua được sử dụng để xác định ai là người cho vay danh nghĩa và ai là người đi vay danh nghĩa.

Do thỏa thuận lãi suất kỳ hạn là mang tính ràng buộc pháp lý, nên hai bên đều phải thực hiện hợp đồng. Cả hai bên đều có thể sử dụng thỏa thuận lãi suất kỳ hạn để ngăn ngừa rủi ro phái sinh do biến động của lãi suất trong tương lai. Thông thường, một bên sẽ là ngân hàng và một bên là DN/ hoặc cũng có thể là ngân hàng khác. Lãi suất kỳ hạn có thể được tính toán dựa trên cơ sở kỳ hạn cộng (+) với mức lợi nhuận nhất định. Hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC và được niêm yết giá bởi các ngân hàng. Về thực chất, mỗi người tham gia sẽ nhận rủi ro của người khác, vì vậy, tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, chưa biết ai sẽ phải thanh toán tiền cho ai. Ngân hàng có thể phải trả tiền cho khách hàng và ngược lại, khách hàng có thể phải trả tiền cho ngân hàng, tùy thuộc vào sự biến động của lãi suất. Cần chú ý rằng các bên tham gia vào thỏa thuận lãi suất kỳ hạn chỉ ký kết các hợp đồng cho vay trên danh nghĩa chứ không thực sự trao đổi với nhau khỏan tiền gốc theo hợp đồng.

Ví dụ: DN dự định vay 5 triệu dollar, kỳ hạn 6 tháng vào tháng sau. DN có thể làm hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để bảo vệ khoản vay này. Lãi suất thị trường tại thời điểm hiện tại cho khỏan vay 6 tháng là 6.5% là mức DN chấp nhận được. Trường hợp đến tháng sau, lãi suất thị trường biến động tăng, DN sẽ được ngân hàng thanh toán cho phần chênh lệch về lãi suất thực tế và lãi suất kỳ hạn đã ký. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, DN phải thanh toán cho ngân hàng phần chênh lệch này.

Hợp đồng quyền chọn lãi suất

Quyền chọn lãi suất cho phép người mua được quyền, nhưng không bắt buộc, để chốt cố định lãi suất một khỏan vay/hoặc cho vay danh nghĩa với giá trị thỏa thuận vào/ hoặc trước một ngày cụ thể trong tương lai. Bên mua quyền chọn phải trả phí cho bên bán.

Quyền chọn lãi suất bao gồm quyền chọn mua lãi suất và quyền chọn bán lãi suất, cho phép người mua và người bán cố định mức lãi suất áp dụng cho các giao dịch của họ trong tương lai. Công cụ quyền chọn cho phép khách hàng chọn lãi suất được đảm bảo và ngân hàng sẽ bảo đảm cho mức lãi suất này khi khách hàng yêu cầu. Khách hàng sẽ phải thanh toán khoản phí cho ngân hàng trước. Thông thường, nếu quyền chọn lãi suất nội tệ thì khách hàng phải thanh toán phí cho ngân hàng ngay tại ngày ký hợp đồng quyền chọn, nếu quyền chọn lãi suất ngoại tệ thì phí được thanh toán trong vòng 2 ngày. Việc thực hiện quyền chọn hoàn toàn phụ thuộc vào người mua quyền chọn, người bán ở thế bị động, phải thực hiện theo yêu cầu của người mua. Về nguyên tắc, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, nếu có lợi, người mua sẽ thực hiện quyền chọn, nếu bất lợi, người mua sẽ không thực hiện quyền chọn.

Ví dụ: ngày 1/4/200X, DN có một khoản vay 6 tháng với lãi suất thả nổi liên ngân hàng tháng 4 là 8%. DN cho rằng lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới. Do vậy, DN mua quyền chọn lãi suất 6 tháng với mức lãi suất 8% là mức DN chấp nhận được và trả cho ngân hàng một khoản phí. Nếu trong tương lai, lãi suất tăng lên 9% thì ngân hàng phải bù đắp cho DN phần lãi suất tăng thêm. Nếu lãi suất giảm xuống 7% DN sẽ không thực hiện quyền chọn.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Là một thỏa thuận trao đổi mang tính ràng buộc pháp lý để trao đổi khoản phải trả về lãi suất bằng cùng một đồng tiền từ lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi (hoặc ngược lại) hoặc từ loại lãi suất thả nổi này lấy lợi lãi suất thả nổi khác. Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất, một bên đồng ý trả lãi suất cố định, bên kia đồng ý nhận lãi suất cố định và trả lãi suất thả nổi, thông thường là lãi suất liên ngân hàng tại thị trường London. Hợp đồng không yêu cầu phải hóan đổi cả khoản vay gốc mà chỉ yêu cầu các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch lãi suất thuần giữa lãi suất nhận về và lãi suất trả đi.

Ví dụ: một DN muốn vay 10 tr thời hạn 5 năm và muốn trả lãi suất cố định. Tuy nhiên, mức lãi suất cố định mà DN có thể vay là rất cao. Do vậy, DN vay 10 tr đồng với lãi suất thả nổi với điều kiện 6 tháng thay đổi lãi suất 1 lần. Điều này sẽ làm DN đối mặt với rủi ro là lãi suất sẽ tăng lên trong tương lai. Để tránh rủi ro, DN tham gia vào hợp đồng hoán đổi lãi suất để cố định mức lãi suất phải trả trong kỳ và tránh sự biến động của lãi suất thả nổi hay nói cách khác, DN muốn nhận lãi suất thả nổi và trả lãi suất cố định. Mức lãi suất cố định của hợp đồng hoán đổi lãi suất là 7%. Như vậy, DN sẽ trả lãi suất cố định và nhận lãi suất thả nổi 6 tháng 1 lần. Đến thời điểm thanh toán, nếu lãi suất thả nổi là 8% thì DN được nhận phần chênh lệch 1% về lãi suất do bên đối tác trong hợp đồng hoán đổi lãi suất trả. Ngược lại, nếu lãi suất thả nổi là 5% thì DN phải trả cho bên đối tác trong hợp đồng là 2%.

(Còn nữa)

Trịnh Đức Vinh-Bộ Tài chính (Tạp chí Kế toán) Tapchiketoan.com

X X

Một phần của tài liệu Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT! ppsx (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w