CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VỀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 95)

g. Giáo dục môi trườn

4.5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VỀ MÔI TRƯỜNG

4.5.1. Chương trình quản lý môi trường

Việc đề ra một chương trình quản lý môi trường tuân thủ các quy định của Việt Nam nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 95

Chủ dự án sẽ xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) và thực hiện trong suốt quá trình vận hành dự án. Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường, qua đó có thể dự đoán các biến đổi môi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra.

KHQLMT của dự án bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xẩy ra. Mục tiêu của KHQLMT cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường với các tiêu chí:

- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam.

- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM.

- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các nhà thầu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án.

- Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xẩy ra.

4.5.2. Chương trình giám sát môi trường

4.5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng

a). Giám sát môi trường trong phạm vi dự án

- Đối với chất thải rắn: Thường xuyên báo cáo về chất thải rắn thu gom trên công trường.

- Đối với chất thải lỏng

+ Lấy mẫu phân tích mẫu nước thải của dự án trước khi thải ra môi trường. + Số lượng: 1 mẫu

+ Thông số phân tích: pH, BOD5, COD, SS, PO43-, dầu mỡ, tổng nitơ, tổng Photpho, amoni, coliform

+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 96

(1). Đối với môi trường không khí - Vị trí: 4 điểm

+ 2 điểm trong khu đất của dự án. + 2 điểm ngoài khu đất dự án. - Các chỉ tiêu giám sát

+ Nồng độ SO2, NO2, CO, bụi tổng số, hơi xăng dầu + Tiếng ồn

(2). Đối với môi trường nước

- Vị trí giám sát: 2 mẫu nước mặt (một mẫu tại kênh Cây Trâm và một mẫu tại sông Lạc Phi)

- Thông số phân tích: pH, BOD5, COD, DO, SS, PO43- , dầu mỡ, tổng sắt, tổng Photpho, Amoniac, Nitrat, Nitrit, coliform.

- Tần suất giám sát: 6 tháng 1 lần.

4.5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành

a). Giám sát chất lượng môi trường không khí - Giám sát chất thải khí:

+ Các chỉ tiêu giám sát: Nồng độ SO2, NO2, CO, CO2, hơi hữu cơ, H2S, CH4, bụi tổng số, tiếng ồn, vi khí hậu

+ Số vị trí lấy mẫu, đo đạc: 4 vị trí bao gồm: khí thải khu vực BCL, khu vực bãi đỗ xe, khu vực nhà điều hành, khu xử lý nước thải.

- Giám sát khí thải môi trường xung quanh

Môi trường không khí xung quanh được giám sát tại 4 vị trí bên ngoài khu vực BCL tương ứng với bốn phía Đông, Tây, Nam và Bắc mỗi phía một vị trí giám sát.

Tần suất: mỗi năm tiến hành giám sát 4 đợt/năm theo quí.

b). Giám sát chất lượng môi trường nước - Giám sát nước thải

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 97

+ Các chỉ tiêu giám sát: Độ pH, SS, BOD5, COD; tổng nitơ, phốtpho hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, coliform, hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Pb, Hg, Cd, Cr, Zn).

+ Vị trí lấy mẫu: tại 2 vị trí: vị trí một là nước thải trước xử lý tại trạm xử lý nước chung của BCL, vị trí hai được lấy là nước thải sau xử lý của BCL tại điểm thải ra môi trường tiếp nhận.

- Giám sát chất lượng nước môi trường xung quanh

+ Vị trí giám sát: 2 mẫu nước mặt (một mẫu tại kênh Cây Trâm và một mẫu tại sông Lạc Phi)

+ Các chỉ tiêu giám sát: Độ pH, SS, BOD5, COD; tổng nitơ, phốtpho hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, coliform, hàm lượng các kim loại nặng.

Tần suất mỗi năm tiến hành giám sát 4 đợt/năm theo quí.

- Giám sát chất lượng nước ngầm

+ Vị trí giám sát: 2 mẫu nước ngầm được lấy tại 2 hộ dân trong khu vực dân cư không tập trung nằm gần với dự án nhất.

+ Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ đục, Nitrat, Amôni, Nitrit, Clorua, Sulfat, kim loại năng (Fe, Pb, Hg, As, Cd), Tổng Coliform

+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần/năm

c). Giám sát môi trường đất

+ Vị trí giám sát: 2 mẫu đất trong khu vực dự án và 2 mẫu bên ngoài phạm vi dự án

+ Các chỉ tiêu giám sát: pH, Cu, Pb, Zn, Cr, As, Cd, Hg, Tổng Nitơ, Tổng Photpho

+ Tần suất mỗi năm tiến hành giám sát 3 tháng/lần.

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 98

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Định hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ngoài phát triển kinh tế, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thì vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường là hết sức quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện naychất thải rắn sinh hoạt của người dân ngày càng trở nên bức xúc

Dự án ” Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những bức xúc về môi trường do lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày một gia tăng tại địa bàn huyện Gò Quao mà chưa có sự thu gom, xử lý đúng quy cách. Người dân trên địa bàn huyện Gò Quao hiện đang xử lý rác thải sinh hoạt của gia đình mình một cách tự phát như đốt, chôn tại trong vườn nhà mình gây ô nhiễm môi trường.

Luận văn “ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang” đã đánh giá và dự báo các tác động xấu đến môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội dựa trên loại hình hoạt động của dự án cũng như các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương nơi triển khai xây dựng, hoạt động dự án. Luận văn cũng đã đưa SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh

ra đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ứng phó những rủi ro, sự cố môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu các tác động do quá trình thực hiện dự án gây ra dựa trên sự tham khảo thực tế hoạt động của các bãi chôn lấp rác tương tự.

5.2. KIẾN NGHỊ

Trong quá trình xây dựng, ban quản lý dự án cần phải thực hiện tốt vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn) nhằm hạn chế tiếng ồn, bụi phát tán ra môi trường và không gây mất mỹ quan. Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường giao thông và phát sinh bụi ảnh hưởng đến các hộ dân sống hai bên đường giao thông. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ.

Khi dự án đi vào hoạt động các hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ô chôn lấp chất thải rắn, thu hồi khí rác, phòng cháy chữa cháy,... phải đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả nhất bằng cách thường xuyên kiểm soát và theo dõi hoạt động của các hệ thống này để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải qui định, kiểm tra định kỳ các phương tiện vận chuyển, các xe chuyên dùng như xe lấy rác phải có nắp đậy, không để nước rác chảy xuống đường

Cần thực hiện nghiêm chỉnh chương trình quản lý và giám sát môi trường mà luận văn đã trình bày

Cần đầu tư xây dựng một nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Quao.

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Phước.2005. Giáo trình quản lý và xử lý CTR. ĐH Bách khoa TP.HCM

2. Đinh Xuân Thắng. 2004. Ô nhiễm không khí. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM 3. Trần Ngọc Trấn. 2001. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật , Hà Nội

4. Lê Trình. 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật

5. Mai Ánh Tuyết. 2007. Bài viết phế thải gia cư ở Việt Nam. www.khooahoc.net 5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của UBND xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, Kiên Giang

6. Niên giám thông kế của tỉnh Kiên Giang, năm 2006, 2007

7. Báo cáo đầu tư dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

8. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

9. McGRAW-HILL. 1993. Integrated Solid Waste Management

10. H.Koren & M Biseri Lewis. 1994. Handbook of Solid waste Management

11. Tài liệu đánh giá nhanh của WHO

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 101

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 102

1.3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN...2

Hình 2.3: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp...25

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin...37

3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa...37

3.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống...38

Phương pháp đánh giá nhanh nhằm ước tính tải lượng ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động dựa trên các hệ số ô nhiễm của nguyên nhiên liệu, trên bản chất cơ bản của công nghệ, công suất sản xuất, khối lượng chất thải, các quy luật chuyển hoá trong tự nhiên và số liệu thống kê từ kinh nghiệm thực tế. ...38

3.2.5. Phương pháp so sánh...38

(1). Thời điểm đóng cửa BCL...47

(2). Trình tự đóng BCL...47

(3). Tác động do gia tăng lưu lượng phương tiện vận tải...80

(4). Tác động đến hệ thống tiêu thoát nước...80

(5). Các tác động khác về mặt kinh tế-xã hội...80

(3). Gia tăng nhu cầu sử dụng điện năng, nước và dịch vụ khác...81

4.4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng...82

4.4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động...86

(4). Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn...90

a. An toàn sử dụng thiết bị...93

b. Phòng chống sự cố cháy nổ...93

g. Giáo dục môi trường...95

4.5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VỀ MÔI TRƯỜNG...95

4.5.1. Chương trình quản lý môi trường ...95

4.5.2. Chương trình giám sát môi trường ...96

4.5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng...96

4.5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn vận hành...97

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 103

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w