Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 82 - 86)

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động liên quan đến chất thải cũng như các tác động không liên quan đến chất thải gây ra cho môi trường, con người và sinh vật trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Các giải pháp được đề xuất cụ thể như sau:

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 82

Các giải pháp được đề xuất để giảm thiểu những tác động gây ra do bụi và khí thải như sau:

- Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn) nhằm hạn chế tiếng ồn, bụi phát tán ra môi trường và không gây mất mỹ quan.

- Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.

- Việc vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại nhiều lần sẽ làm phát sinh khói bụi, ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng đến nhân dân địa phương sống hai bên các tuyến đường vận chuyển. Do đó, trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng… sẽ được phun nước thường xuyên nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào không khí gây ảnh hưởng các khu dân cư quanh khu vực dự án.

- Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường giao thông và phát sinh bụi ảnh hưởng đến các hộ dân sống hai bên đường giao thông. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ.

- Không sử dụng các phương tiện chuyên chở quá cũ và không chở nguyên vật liệu rời quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển.

- Không đốt các loại chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, bao bì, lốp xe, dầu mỡ, giẻ dính dầu mỡ) trên công trường xây dựng mà sẽ thu gom tập trung và đem đổ đúng nơi quy định.

Các biện pháp áp dụng nêu trên đảm bảo hàm lượng bụi và các chất khí độc hại phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự án sẽ đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5937:2005.

(2). Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Để giảm thiểu các tác động gây ra do tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc của dự án các giải pháp được đề xuất như sau:

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 83

- Không sử dụng các thiết bị xây dựng, phương tiện giao thông cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và được cơ quan đăng kiểm xác nhận.

- Hạn chế vận hành máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan... và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đất đá vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng hôm sau) và buổi trưa (11.30h đến 13.30h) để tránh tác động đến sinh hoạt của các hộ dân trên dọc các tuyến giao thông và các khu dân cư xung quanh, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở sản xuất khác.

- Tiếp nhận và phối hợp để giải quyết bất cứ khiếu nại nào của người dân địa phương về ô nhiễm tiếng ồn và có giải pháp khắc phục.

(3). Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

Các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là: Nước mưa chảy tràn, nước thải thi công và nước thải sinh hoạt. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước được đề xuất bao gồm:

a. Đối với nước thải sinh hoạt

- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tuyển dụng nhân công địa phương có điều kiện tự túc ăn ở. Tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công.

- Bố trí lắp đặt các nhà vệ sinh di động trên công trường xây dựng và khu vực lán trại của công nhân để phục vụ quá trình sinh hoạt của công nhân xây dựng. Biện pháp này đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan và sức khỏe của người công nhân. Nếu như điều kiện tại địa phương không thích hợp để sử dụng biện pháp này (do không có đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của nhà vệ sinh di động) thì chủ đầu tư dự án sẽ bố trí và xây dựng trên công trường 01 nhà vệ sinh tạm thời với bể tự hoại 3 ngăn. Mặc dù bể tự hoại 3 ngăn chưa đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho phép, song đây là giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam nói chung và với điều kiện của dự án nói riêng.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch thoát nước của nhà máy.

b. Đối với nước mưa, nước thải thi công

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 84

phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công như đã được đánh giá trong chương 3, chúng đều có thành phần chủ yếu là đất cát, bùn bẩn làm cho nước có hàm lượng cặn lơ lửng lớn nên các loại nước thải này sẽ được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn bẩn tạm trời trên công trường trước khi thoát vào hệ thống kênh mương tiêu thoát nước của khu vực.

- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xả chất ô nhiễm, chất gây hại (dầu mỡ thải, giẻ lau dầu mỡ …) xuống hệ thống kênh mương tiêu thoát nước của khu vực.

c. Các giải pháp khác

Đảm bảo việc xây dựng hệ thống dẫn nước và các bể xử lý theo đúng thiết kế để đảm bảo nước thải không rò rỉ, thất thoát khi vận hành. Để thực hiện công tác này, phải kiểm tra chất lượng bê tông (tốt nhất là dùng phương pháp sonic) đầy đủ số lượng theo tiêu chuẩn (≥25 %) để phát hiện được các khuyết tật bêtông (nếu có) và có biện pháp xử lý kịp thời.

(4). Quản lý chất thải rắn, lỏng sệt

- Đối với CTR xây dựng: hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công, tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng dự án. Các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa quy định cách xa các nguồn nước đang sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với chất thải sinh hoạt: Bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt bằng phi sắt trong phạm vi công trường và quy định bắt buộc công nhân lao động phải bỏ rác vào thùng. Không đổ chất thải xây dựng lẫn với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho việc xử lý. Hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đem đi xử lý hàng ngày.

- Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn, băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng sệt (dầu nhớt thải) sẽ được chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có nắp đậy kín để trong kho chứa tạm thời và thuê đơn vị có chức năng SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh

thu gom, xử lý đảm bảo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các biện pháp quản lý CTR vừa nêu, đảm bảo toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trên công trường xây dựng dự án, được quản lý tuân thủ theo đúng Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

4.4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động(1). Giảm thiểu ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 82 - 86)