Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 86 - 93)

Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm:

- Dự án bố trí nhân công vệ sinh đường giao thông từ đường vào dự án hàng ngày, vào mùa nắng cần tưới nước để giảm bụi phát sinh.

- Thường xuyên kiểm tra bảo trì các phương tiện vận chuyển. Sửa chữa và thay thế kịp thời các bộ phận hỏng hóc, hiệu chỉnh để máy móc có hiệu suất cao nhất. - Các xe chuyên dùng như xe lấy rác phải có nắp đậy, không chở quá trọng tải qui

định, không để nước rác chảy xuống đường.

- Sử dụng cây xanh để giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm không khí là một biện pháp rất hiệu quả

- Việc tập trung vận chuyển và xử lý rác chủ yếu sẽ được tiến hành vào ban đêm cho đến 07 giờ sáng hôm sau. Sau đó, lực lượng vệ sinh sẽ quét dọn đường ra vào bãi rác, trả lại cho người dân địa phương một không gian sạch sẽ gọn gàng

(2). Giảm thiểu ô nhiễm khí rác (khí sinh học)

Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, dự án sẽ thiết kế hệ thống thu hồi và xử lý khí gas. Tuỳ theo lượng khí sản sinh có thể sử dụng khí gas vào mục đích dân sinh hoặc tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, không được để khí thoát tự nhiên ra môi trường xung quanh.

Hệ thống ống thu gom khí rác được bố trí thành mạng lưới dạng hình vuông (như trong hình vẽ), khoảng cách giữa các ống liên tiếp nhau là 40m. Các ống thu gom khí rác được lắp đặt trong quá trình vận hành, nối ghép, nâng dần độ cao theo độ cao vận hành bãi. Đoạn ống nối ghép được thiết kế theo kiểu ống chụp. Phần ống nằm trong lớp đất phủ bề mặt bãi chôn lấp và phần nhô cao trên mặt bãi chôn lấp SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh

cuối cùng của ống thu gom khí rác lớn hơn bề mặt bãi 2,5m (tính từ lớp phủ trên cùng).

Hệ thống ống thu gom khí rác bao gồm:

− Ống thu khí rác bằng nhựa HDPE, đường kính 150mm.

− Ống thu khí rác bằng nhựa HDPE, đường kính 50mm.

Mỗi ống thu khí đường kính 150 sẽ thiết kế 4 ống tia nhỏ đường kính 50mm (như trên hình vẽ) và được phân bố theo dạng hình vuông cạnh 40m.

Hình 4.5- Sơ đồ bố trí hệ thống ống thu gom khí rác

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 87

(2). Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

*). Phương án thu gom, tiêu thoát nước mưa và nước thải sau xử lý. Dự án sẽ xây dựng hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa riêng biệt.

a. Hệ thống thu gom nước thải

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nước thải sản xuất của Dự án được thu gom như sau:

- Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng bể tự hoại theo từng khu vực (văn phòng, căntin, nhà xưởng). Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ để xử lý tiếp chung với nước thải từ hố chôn lấp rác.

- Nước thải từ hố chôn lấp chất thải rắn (nước rỉ rác) sẽ được thu gom theo hệ thống đường ống dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung của dự án.

b. Hệ thống thu gom nước mưa

Nước mưa chảy tràn tại dự án sẽ được thu gom bằng đường cống riêng, trước khi thải ra ngoài môi trường thông qua hệ thống thoát nước mưa của KCN.

*). Phương án xử lý nước thải sinh hoạt

Theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng thì nhu cầu bể tự hoại là 0,3 m3/người. Như vậy, nhu cầu xây dựng bể tự hoại tại Dự án sẽ là: 37 người x 0,3 m3/người = 11,1 m3. Bể tự hoại được bố trí theo từng cụm tại những khu vực văn phòng, căntin phù hợp với mặt bằng Dự án.

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.

Sau khi qua hầm tự hoại các tác nhân ô nhiễm giảm 50% nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên sẽ được thu gom và dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án nhằm xử lý tiếp cho đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, cột B trước khi thải vào kênh mương tiêu thoát nước của khu vực địa phương.

*). Phương án xử lý nước rỉ rác

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 88

được bơm vào hồ xử lý kỵ khí 1 và 2 cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải sẽ được lưu chứa từ 3-10 ngày (tùy thuộc vào thời tiết trong năm). Sau đó nước thải lần lượt được đưa qua hồ hiếu khí sơ cấp và thứ cấp để tiếp tục quá trình xử lý hiếu khí trước khi được đưa ra hồ sinh học.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bãi rác được đưa ra như sau :

Hình 4.6 - Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chung cho dự án

Mô tả công nghệ:

Với công nghệ này, nước thải từ các ô chôn lấp rác cùng với nước thải sinh hoạt được thu gom và đưa trực tiếp vào hồ kị khí. Tại đây, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy một phần dưới tác dụng của các vi sinh vật kị khí. Tiếp theo đó nước thải tiếp tục được dẫn qua hồ hiếu khí sơ cấp và thứ cấp. Do đặc điểm của nước rác, hàm lượng BOD, COD, SS rất cao nên sau khi đi qua hồ kị khí, các hợp chất hữu cơ này mới giảm được một phần. Do đó cần phải đi qua hệ thống hồ hiếu khí nhằm xử lý

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 89

lượng chất hữu cơ còn lại đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 (loại B) trước khi thải ra môi trường.

(3). Giảm thiểu ô nhiễm trong quy trình chôn lấp ở bãi chôn lấp

Quy trình chôn lấp rác được thiết kế có thể chống thẩm thấu nước rác xuống mạch nước ngầm và thẩm thấu theo chiều ngang và có thể hạn chế tối đa mùi hôi và khí độc. Dự án sử dụng lớp vật liệu lót bằng HDPE có khả năng chống thấm tốt hơn đất sét và có thể sử dụng trong thời gian dài. Với lại lớp màng HDPE có tác dụng ngăn ngừa sự thất thoát nước rác vào tầng nước ngầm mạch nông và để thu hồi hiệu quả khí ga.

Chất thải từ các xe thu gom và xe vận chuyển được đổ đều thành lớp dày từ 45 – 60 cm và được nén ép. Khi lớp rác đạt độ cao 2 -2,2m sẽ phủ một lớp đất tạm thời dày 20 cm. Sau khi đạt chiều cao thiết kế >15m, bãi sẽ được lấp một lớp đất sét dày 30 cm, đầm chặt rồi phủ một lớp đất thường dày 60 cm, kết thúc vận hành bãi.

Trong quá trình vận hành, khi chất hữu cơ trong rác phân hủy, phần bãi chôn lấp đã lấp đầy có thể bị sụt lún. Do đó, cần lấp lại và sửa chữa những phần bãi chôn lấp bị sụt nhằm duy trì tốc độ thích hợp và khả năng thoát nước.

Sau khi một hoặc nhiều lớp rác đã được lấp đầy, có thể đặt hệ thống mương thu hồi khí nằm ngang trên bề mặt, sau đó đổ sỏi và đặt ống nhựa châm lỗ vào mương. Khí thải bãi rác thoát ra qua các ống thu khí này. Hệ thống thu khí này nối kết với nhau và khí thu được có thể đốt cháy hoặc dẫn đến trạm thu hồi năng lượng.

Hệ thống kiểm soát nước rò rỉ và khí rác cũng được duy trì. Sau khi lấp đầy, bề mặt bãi chôn lấp sẽ được sửa chữa và nâng cấp lớp che phủ cuối cùng. Khi đó, bãi chôn lấp thích hợp cho những mục đích sử dụng khác.

Để chống xói mòn đất phủ, giảm thiểu ô nhiễm và tạo cảnh quan cho bãi chôn lấp sau khi đóng cửa, một lớp đất dày 30 cm sẽ được phủ lên. Những cây trồng trên bãi chôn lấp sau khi đóng cửa sẽ không mang tính kinh tế, chỉ đảm bảo giảm thiểu tác động môi trường và tạo cảnh quan cho khu chôn lấp.

(4). Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 90

thu gom vào các thùng chứa rác bằng nhựa 20lít, 50lít, 100lít đặt tại khu vực văn phòng, căn tin, bếp ăn. Rác thải sinh hoạt được gom thu gom hằng ngày và xử lý tại hố chôn lấp của dự án cùng với chất thải rắn sinh hoạt thu gom được hằng ngày trên địa bàn huyện.

b. Chất thải rắn tái sử dụng

Các loại chất thải rắn không nguy hại có khả năng tái sử dụng như: vỏ bao bì, thùng cát tông, vỏ hộp nhựa, hộp sắt... thu được trong quá trình phân loại CTR sinh hoạt tại dự án khi thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt cho toàn địa bàn huyện sẽ được lưu giữ trong kho chứa tạm thời và đem giao lại cho các cơ sở tái chế chất thải để tái chế, tái sử dụng.

c. Chất thải nguy hại

Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án bao gồm: - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung: 125 kg/ngày

- Giẻ lau dính dầu nhớt, băng keo dính, mực in thải, bóng đèn neon thải… phát sinh với lượng khoảng 0,5 – 1 kg/ngày

Các nguồn chất thải này sẽ được kê khai, quản lý nội vi an toàn và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định của nhà nước.

4.4.2. Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố, rủi ro môi trường

4.4.2.1. Các giải pháp phòng chống sự cố trong giai đoạn xây dựng

Để đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và phòng chống các rủi ro sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án, các giải pháp được đề xuất như sau:

- Tất cả công nhân tham gia trên công trường xây dựng đều được học tập về các quy định về an toàn và vệ sinh lao động. Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc được huấn luyện và có chứng chỉ vận hành thiết bị.

- Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện (automat bảo vệ ngắn mạch và ngắn mạch chạm đất..), định kỳ kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy, chống sét, automat..) và có biện pháp thay thế kịp thời.

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 91

- Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, công an PCCC,...

- Các thiết bị, máy móc phải được kiểm tra định kỳ.

- Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thao tác vận hành máy móc an toàn.

- Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi cần làm việc vào ban đêm.

- Phải có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật.

- Cung cấp đầy đủ trang, thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn,... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng.

- Công nhân phải đeo dây an toàn tại những nơi quy định.

- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc của công nhân phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến quy định cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

- Công nhân lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc, đường đi vững chắc.

- Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống.

- Cấm công nhân đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn hay qua cửa sổ của các công trình đang thi công xây dựng.

- Công nhân không được đi dép lê hay đi dày có đế dễ trượt.

- Trước và trong thời gian làm việc nghiêm cấm công nhân uống rượu bia, hút thuốc lá.

- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

- Lúc trời tối, trời mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên công nhân không được làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, mái nhà từ 2 tầng trở lên...

- Lán trại tạm cho công nhân phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có nhà tắm, nhà vệ sinh đầy đủ.

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 92

móc, thiết bị. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm.

- Trong khu vực công trường cần có người bảo vệ thường xuyên để hạn chế trộm cắp và giải quyết các vấn đề như trộm cắp tài sản, tai nạn giao thông,...

- Tuần tra thường xuyên, có những quy định nghiêm cấm tệ nạn xã hội tại khu vực lán trại.

- Các đơn vị thi công phải khai báo tạm trú, tạm vắng với công an địa phương theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, giáo dục công nhân đấu tranh và tố giác tội phạm.

4.4.2.2. Giải pháp phòng chống sự cố trong quá trình vận hành

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w