Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 38 - 82)

Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của hoạt động đầu tư xây dựng công trình và khi dự án đi vào hoạt động đến môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường.

3.2.6. Phương pháp dự báo

- Đánh giá khả năng các ảnh hưởng sẽ xảy ra theo thời gian - Xác định những thay đổi đáng kể của môi trường

Phương pháp dự báo để đánh giá tác động môi trường dựa vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường, dựa vào những văn bản pháp lý, các thông tư, nghị định của nhà nước, đồng thời dựa vào những tài liệu về quản lý và xử lý chất thải rắn

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 38

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.3.1. Căn cứ pháp lý

- Luật Bảo vệ Môi trường 2005; - Luật Tài nguyên nước 1999; - Luật xây dựng 2003;

- Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành về một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường ký ngày 08 tháng 12 năm 2008;

3.3.2. Các qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- TCVN 1949:2005: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 39

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HUYỆN GÒ QUAO, KIÊN GIANG

4.1.1. Giới thiệu sơ lược về dự án

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 40

Kiên Giang

- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang - Kinh phí thực hiện dự án:

Tổng mức đầu tư của dự án: tổng mức đầu tư cho dự án ước tính khoảng 20.000.000.000 đ (Hai mươi tỷ đồng).

Nguồn vốn đầu tư của dự án: + Từ ngân sách nhà nước. + Từ nguồn ODA.

+ Từ nguồn tài trợ của các tổ chức khác.

4.1.2. Nội dung chủ yếu của dự án

4.1.2.1. Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh ở huyện Gò Quao

Hằng ngày, CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Quao sẽ được thu gom và vận chuyển về Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt để xử lý chôn lấp hợp vệ sinh. Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt huyện Gò Quao dự kiến, có thời gian hoạt động từ năm 2010 – 2020, lượng CTR sinh hoạt phát sinh hằng ngày phụ thuộc vào số lượng dân số và tải lượng thải rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện. Vì vậy, lượng CTR sinh hoạt cần xử lý trên địa bàn huyện Gò Quao hằng ngày trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020 được dự báo như sau:

a) Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt

Căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số của huyện hàng năm và hệ số thải rác bình quân/người/ngày, cho phép dự báo tải lượng rác thải của toàn huyện giai đoạn 2010- 2020. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện Gò Quao đến năm 2020, dân số năm 2008 của huyện là 151.401 người, dự báo mức gia tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2010 – 2015 là 1,32% và giai đoạn 2015 –2020 là 1,10%.

Từ kết quả nghiên cứu rác thải sinh hoạt ở nhiều địa phương khác, ước tính tốc độ thải rác hiện nay ở huyện Gò Quao là 0,48 – 0,50kg/người/ngày. Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải rác bình quân đầu người sẽ ngày một tăng lên và dự báo tốc độ thải rác đến năm 2015 sẽ là 0,60 – 0,62kg/người/ngày, đến năm 2020 sẽ là SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh

0,70 – 0,72 kg/người/ngày. Kết quả tính toán dự báo được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 4.1 - Dự báo tải lượng rác sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2010-2020

Năm Dân số dự đoán (người) Dân số hưởng dịch vụ (%) Dân số hưởng dịch vụ (người) Lượng rác phát sinh trên đầu người (kg/người/ Khối lượng rác

Tấn/ ngày Tấn/ năm Tích lũy (Tấn) 2010 157.301 55,0 86.516 0,5 44,988 16.420,7 16.420,7 2011 159.377 55,0 87.658 0,5 47,335 17.277,3 33.698,0 2012 161.481 55,0 88.815 0,6 49,736 18.153,7 51.851,7 2013 163.613 65,0 106.348 0,6 61,682 22.513,9 74.365,6 2014 165.772 65,0 107.752 0,6 64,651 23.597,7 97.963,3 2015 167.961 65,0 109.174 0,6 67,688 24.706,2 122.669,5 2016 169.808 65,0 110.375 0,6 70,640 25.783,7 148.453,1 2017 171.676 75,0 128.757 0,7 84,980 31.017,6 179.470,7 2018 173.564 75,0 130.173 0,7 88,518 32.309,0 211.779,7 2019 175.474 75,0 131.605 0,7 92,124 33.625,1 245.404,9 2020 177.404 75,0 133.053 0,7 95,798 34.966,3 280.371,2

Nguồn: Dự án Đầu tư công trình Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Vào các mùa có trái cây (05 tháng/năm), khối lượng rác trên địa bàn huyện sẽ phát sinh thêm trung bình khoảng 20 tấn/ngày hay 3.000 tấn/năm. Khối lượng rác thải phát sinh thực tế không lớn so với lượng thải tính trên đầu người, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao phải thu gom hết lượng rác thải này vì khi trái cây bị phân hủy sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan.

b) Dự báo khối lượng CTR công nghiệp và y tế

Trên địa bàn huyện Gò Quao hiện đang có quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 61 ha, tại xã Vĩnh Hoà Hưng Nam nhằm thu hút các dự án đầu tư vào địa phương, nếu KCN này đi vào hoạt động và được lấp đầy thì khối lượng rác thải của huyện sẽ tăng lên. Hiện nay, do chưa có quy hoạch chính thức về KCN này nên chưa có cơ sở để tính toán, dự báo tải lượng CTR công nghiệp phát sinh. Tuy nhiên, đối với CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện có hai loại là CTR công nghiệp không nguy hại và CTR công nghiệp nguy hại. Phần CTR công SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh

dự án này để xử lý chôn lấp hợp vệ sinh. Phần CTR công nghiệp nguy hại sẽ được các cơ sở sản xuất trong KCN đăng ký chủ nguồn thải và hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại theo đúng quy định.

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương trong tương lai, khối lượng CTR ngành Y tế trong giai đoạn 2010 - 2020 cũng có sự gia tăng so với hiện nay, nhưng CTR ngành Y tế sẽ không thu gom vận chuyển về Bãi chôn lấp của dự án mà sẽ được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt ngay trong các cơ sở y tế.

4.1.2.2. Quy mô diện tích, công suất bãi chôn lấp

- Quy mô diện tích, công suất bãi chôn lấp được xác định trên cơ sở:

+ Dân số và lượng rác thải hiện tại, tỷ lệ tăng dân số và tăng lượng chất thải trong suốt thời gian vận hành bãi chôn lấp.

+ Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.

- Dự án xây dựng bãi chôn lấp rác cho huyện Gò Quao dự kiến quy hoạch phục vụ cho khu vực huyện Gò Quao. Căn cứ vào các số liệu về dân số và khối lượng rác dự đoán trong tương lai của khu vực, dự án chia làm 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: 2,2 ha + Giai đoạn 2: 2,62 ha

Tổng diện tích đất quy hoạch cho BCL rác là 4,82 ha trong đó diện tích cây xanh và các công trình phụ trợ chiếm 25% là 1,21 ha, diện tích dùng chôn lấp rác chiếm 75% là 3,86 ha.

- Mô hình bãi chôn lấp : bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

- Thời gian vận hành 11 năm (2010 – 2020) , tổng lượng rác chôn lấp là 280.371,2 tấn chia làm 3 giai đoạn tương ứng từng ô chôn lấp

+ Ô chôn lấp số 1: công suất chôn lấp trung bình 50-55 tấn ngày + Ô chôn lấp số 2: công suất chôn lấp trung bình 65-70 tấn ngày + Ô chôn lấp số 3: công suất chôn lấp trung bình 80-85 tấn ngày

- Theo yêu cầu của chủ đầu tư thì trong giai đoạn 1 chỉ thiết kế 1 ô chôn lấp. - Các hạng mục thiết kế bao gồm :

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 43

+Ô chôn lấp có kích thước 120 m x 73 m với hệ thống kết cấu ổn định công trình.

+Lớp cách ly đáy : ngăn chặn sự xâm nhập của rác cũng như các sản phẩm phân hủy từ rác như nước rỉ rác và gas và các chất độc tố khác xâm nhập vào môi trường đất nền bãi, tạo tầng thu nước rác cho hệ thống ống thu, gia cố nền tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông trong bãi chôn lấp;

+Lớp phủ trung gian, lớp phủ đỉnh : có nhiệm vụ ngăn cách rác chôn lấp với môi trường xung quanh trong giai đoạn khai thác, cũng như trong giai đoạn đóng bãi;

+Hệ thống thu gom nước rỉ rác : thu nước phân hủy từ rác và một phần nước mưa thấm vào trong rác trong quá trình chôn lấp rác, đưa nước về trạm xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường;

+Hệ thống thoát nước mặt công trình : đảm bảo thu và thoát nước nhanh chóng ngăn chặn lượng nước mưa thấm vào bãi chôn lấp.

+Hệ thống đường tiếp cận bãi chôn lấp : đảm bảo cho các phương tiện tiếp cận bãi một cách tối ưu nhất và phù hợp với qui hoạch tuyến chung của toàn khu;

+Hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét : phục vụ quá trình chôn lấp, bảo vệ cho người và phương tiện lưu thông trong bãi.

4.1.2.3. Công nghệ xử lý chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của dự án

Do điều kiện về khách quan cũng như chủ quan của địa phương mà chưa thể đầu tư xây dựng một nhà máy tái chế rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Quao. Việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp CTR sinh hoạt trong thời điểm hiện tại là phù hợp với điều kiện của địa phương. Do vậy, để xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện, công nghệ được áp dụng là chôn lấp rác hợp vệ sinh, công nghệ này được đưa ra như sau:

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 44

CTR sinh hoạt thu gom về bãi CTR có khả năng

tái chế

Cung cấp cho các cơ sở tái chế CTR

Ồn, bụi, mùi hôi thối, khí CH4 Nước rỉ rác Phân loại CTR CTR không có khả năng tái chế Đổ vào hố chôn lấp CTR San ủi và rắc bokashi Đầm chặt

San đất phủ Hoàn thổ hố chôn lấp Đóng cửa

Hình 4.1 - Sơ đồ công nghệ xử lý chôn lấp CTR sinh hoạt của dự án

Thuyết minh công nghệ: CTR sinh hoạt sau khi được thu gom tập trung về bãi chôn lấp CTR sinh hoạt sẽ được qua công đoạn phân loại bằng thủ công để tách ra phần CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng cung cấp cho các cơ sở tái chế CTR. Phần CTR sinh hoạt không có khả năng tái chế, tái sử dụng được chuyển đến hố chôn lấp CTR đã được thiết kế xây dựng theo các tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp CTR. Các quá trình chôn lấp CTR sinh hoạt được diễn ra như sau:

- Quá trình đổ rác vào hố chôn lấp

Rác sau khi phân loại sẽ được tiến hành chôn lấp ngay không để quá 24 giờ. Chất thải sẽ được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ. Rác được ô tô chở rác đổ xuống hố chôn lấp theo từng lớp, ban đầu do bãi chôn lấp dạng nổi hoàn toàn, chiều cao đê là 2m vì vậy phải tạo đường vào hố chôn lấp cho ô tô vận chuyển và các máy móc thiết bị khác được thuận tiện.

- Quá trình San ủi và đầm chặt

Chất thải sau khi được đổ vào ô chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ thành những lớp có chiều dày tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 45

đầm nén 0,52 tấn ÷ 0,8 tấn/m3. Sau mỗi lớp rác đã đầm chặt rắc một lượt bokashi với chỉ tiêu 0,15kg/m2, bokashi sẽ được rắc đều trên toàn bộ bề mặt có rác chôn.

Sau khi san gạt bằng máy ủi bánh xích, bánh lốp việc đi lại của xe ô tô chở rác cũng làm tăng độ đầm chặt của rác. Sau khi san gạt bằng máy ủi, máy xúc và do tác động trọng lực của xe chở rác qua lại, phần diện tích bãi được san ủi đầm chặt phải đạt độ dốc > 1,5% và không bị đọng nước cục bộ khi có mưa, xe ô tô đi lại dễ dàng không bị sa lầy.

- Quá trình San phủ đất

Do hố chôn lấp CTR sinh hoạt được thiết kế xây dựng phục vụ theo các giai đoạn hoạt động khác nhau, diện tích và quy mô của hố chôn được tính toán dựa trên quy mô về dân số và dự báo tải lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong một giai đoạn. Hố chôn này được thiết kế để phục vụ xử lý CTR sinh hoạt cho giai đoạn 2010 – 2013 với diện tích tương đối lớn và thời gian lấp đầy hố tương đối dài (3 năm). Vì vậy, để hạn chế những tác động đến môi trường trong quá trình chôn lấp rác chủ đầu tư dự án sẽ tiến hành chôn lấp theo kiểu cuốn chiếu. Tức là sẽ tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa 2m. Chiều dày lớp đất phủ phải đạt 20 cm, tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10% ÷

15% thể tích rác thải và đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15cm ÷ 20 cm.

- Quá trình hoàn thổ hố chôn lấp CTR

Việc hoàn thổ hố chơn lấp CTR được thực hiện khi lượng chất thải rắn đã được chôn lấp trong hố chôn đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật.

Trình tự hoàn thổ hố chôn lấp CTR như sau:

+ Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3 ÷ 5%, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún.

+ Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm ÷ 60 cm; + Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm ÷ 30 cm;

SVTH: Phạm Tiến Dũng GVHD: TS. Trương Thanh Cảnh 46

+ Cần phải tiến hành song song việc vận hành bãi chôn lấp với việc xây dựng các hố chôn lấp mới, đóng các hố chôn lấp đã đầy.

- Quá trình đóng cửa Bãi chôn lấp (1). Thời điểm đóng cửa BCL

Việc đóng BCL được thực hiện khi:

+ Lượng chất thải đã được chôn lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp ctr sinh hoạt huyện gò quao, tỉnh kiên giang. (Trang 38 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w