Giai đoạn từ 2006-2009, ABBANK đã liên tục tăng vốn điều lệ từ 2300 tỷ đồng (2007), sau đó là 2.705,882 tỷ đồng (2008) và cuối cùng là 3.482,513 tỷ đồng (2009). Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, ABBANK đã thể hiện được vị thế cũng như uy tín của mình đối với khách hàng. Vừa phải nỗ lực cạnh tranh, vừa phải cố gắng ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK trong gian đoạn 2006-2009 là khá tốt.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2006-2009
Đơn vị:triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 so 2006 2007 2008 2009 1 Tổng tài sản 3.113.898 17.174.11 7 13.393.838 26.518.084 +98% 2 Vốn điều lệ 1.131.950 2.300.000 2.705.882 3.482.513 +29%
3 Dư nợ cho vay 1.130.930 6.878.134 6.538.980 12.882.962 +97%
4 Huy động 1.871.811 6.776.279 7.145.068 15.001.842 +110% 5 Lợi nhuận trước CPDPRRTD 94.233 275.276 90.431 486.511 +438% 6 CPDPRRTD 13.473 44.510 25.018 73.896 +195% 7 Lợi nhuận trước thuế 80.760 230.766 65.413 412.645 +531% 8 Thuế TNDN 22.613 69.017 16.066 105.730 +558%
9 Lợi nhuận sau
thuế 58.147 161.749 49.407 306.885 +521%
10 ROE 7.1% 10.03% 2.4% 11.84%
11 ROA 2.6% 1.34% 0.49% 1.56%
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Từ các chỉ số tài chính được thống kê giai đoạn 2006-2009 của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, ta nhận thấy các chỉ số quan trọng hầu như tăng liên
tục qua từng năm, đánh dấu một giai đoạn hoạt động khá thành công của ABBANK.
Tổng tài sản năm 2009 là 26.518.084 triệu đồng, tăng đến 98% so với năm 2008 ( 13.393.838 triệu đồng).
Vốn điều lệ năm 2009 là 3.482.513 triệu đồng, tăng 29% so với năm 2008 (2.705.882)
Lợi nhuận trước thuế đạt 412.645 triệu đồng, tăng đến 531% so với năm 2008 (65.413) triệu đồng.
Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của ABBANK
Đvị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009
Dư nợ tín dụng 1.130,93 6.858,13 6.538,98 12.882,962
Tỷ lệ tăng/giảm 178% 506% (4,56%) 97%
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Dư nợ tín dụng tăng giảm không đều. Từ 2006 sang 2007 dư nợ tăng mạnh 506% so với 2006. Tuy nhiên từ 2008 trở đi thì dư nợ có giảm do suy thoái kinh tế nhưng không nhiều (giảm 4,56% so với 2007), sang 2009 thì lại tiếp tục tăng (97% so với 2008), điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp thời gian này khá lớn.
Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009
Đvị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Nợ ngắn hạn 695.939 3.532.854 3.391.161 7.654.404
Nợ trung – dài hạn 434.991 3.325.280 3.147.819 5.228.558
Tổng 1.130.930 6.858.134 6.538.980 12.882.962
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Tổng dư nợ cho vay trong năm 2009 là 12.882.962 triệu đồng, tăng 97% so với năm 2008 ( 6.538.980 triệu đồng ), nghĩa là gần gấp đôi. Trong đó nợ trung-dài hạn năm 2009 chiếm 40,6% tổng dư nợ, vẫn thấp hơn nợ ngắn hạn (chiếm 59,4%), còn so với nợ trung-dài hạn năm 2008 thì tăng 66,1%. Đối với nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 125,7% so với nợ ngắn hạn năm 2008.
Nhìn chung dư nợ tín dụng tăng mạnh vào 2009, nhưng tập trung vào nợ ngắn hạn nhiều hơn.
Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ABBANK năm 2009
Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng/giảm(%) 1.Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 13.494.125 26.518.084 96,52
a. Vố điều lệ và các quỹ 3.902.753 4.273.355 9,5
b. Các khoản nợ chính phủ 37.023
c. Vốn huy động và vốn vay 9.307.953 21.336.045 129,22
d. Vốn đầu tư tài trợ và uỷ thác 9.564 15.000 56,8
e.Các khoản phải trả 221.094 636.578 187,92
f. Các công cụ TCPS 4.002
g. Lợi nhuận chưa phân phối 52.761 216.081 309,55
2. Sử dụng vốn 13.494.125 26.518.084 96,52
a. Dư nợ vay 6.538.980 12.882.962 97,02
b. Dự phòng rủi ro -81.229 -142.460 75,38
c. Gửi tại NHNN và các TCTD 3.038.914 9.063.751 198,25
d. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 173.943 193.424 11,20
e. Đầu tư vào chứng khoán nợ 2.034.699 3.053.329 50,06
f. Góp vốn đầu tư dài hạn 769.478 335.759 (56,37)
g. Các TSCĐ đã trừ hao mòn 432.123 430.850 1,82
h.TSCĐ vô hình 57.392 624.195 16,04 (Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Huy động vốn: đến 31/12/2009, tổng vốn huy động và vốn vay ( bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá ) của Ngân hàng An Bình đạt 21.336.045 triệu đồng, 129,22 % so với năm 2008. Tỷ lệ tổng huy động trên vốn điều lệ là 612,66%.
Nguồn huy động từ khách hàng chiếm 15.001.842 triệu đồng, tương đương chiếm 70,19 % tổng huy động, tăng 8.328.098 triệu đồng, tương đương tăng 125% so với 2008 và vượt hơn 35% so với kế hoạch. Cơ cấu tiền gửi như sau: tiền gửi không kỳ hạn là 4.886.829 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn là 9.483.567 triệu đồng, tiền gửi ký quỹ là 271.446 triệu đồng.
Hoạt động cho vay: Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2009 đạt 12.882.962 triệu đồng, trong đó cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân 12.557.475 triệu đồng, cho vay khác là 305.487 triệu đồng. So với 2008, tổng dư nợ tăng 97%, hơn 23% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động vào 31/12/2009 là 60,38%, trong đó cho vay 5.870 khách hàng pháp nhân với dư nợ 9.294.732 triệu đồng, 12.022 khách hàng thể nhân với dư nợ 3.442.692 triệu đồng.
Nhìn chung, thu nhập chính của ngân hàng còn lệ thuộc vào tín dụng, chưa khai thác được hết thu hập từ các lĩnh vực dịch vụ khác tương ứng, cụ thể, thu nhập từ lãi năm 2009 chiếm 82,28% trên tổng thu nhập toàn hàng cả năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 412.615 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 347.201 triệu đồng ( chiếm 530,77%), vượt kế hoạch đề ra cả năm 2009 khoảng 4%. Trong bối cảnh khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành đều không thể đạt kế hoạch, thì ABBANK đã hopàn thành vượt kế GVHD: TS.Võ Xuân Vinh SVTH: Hồ Thị Tươi
hoạch. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ của Ban điều hành cũng như toàn thể Cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP An Bình.
*Toàn ngân hàng: Đến 31/12/2009:
Cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng rộng khắp các tỉnh thành và cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank hỗ trợ quản trị rủi ro và vận hành hiệu quả.
Tổng tài sản đạt 26.518 tỷ đồng tăng 96,5% so với cuối 2008 Vốn huy động đạt 15.002 tỷ đồng tăng 125%
Dư nợ cho vay đạt 12.883 tỷ đồng tăng 97%
Lợi nhuận trước thuế đạt 412,6 tỷ đồng (Tăng 531% so với 2008) Nợ xấu: 1.47% (giảm 2,69% so với cuối 2008)
Mạng lưới 86 chi nhánh và phòng giao dịch, trên 28 tỉnh/TP lớn trong cả nước; tăng 20 điểm so với cuối 2008.
Để đạt kết quả nói trên, HĐQT, Ban điều hành đã có những chính sách hết sức linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế và bám sát quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; đặc biệt là công tác đánh giá, dự báo tình hình đã được tăng cường và cải thiện về chất lượng.
*Khối khách hàng cá nhân
Cho vay cá nhân năm 2009 đạt 3.479 tỷ đồng, tăng 71% so với 2008, đóng góp 28,5% vào tổng dư nợ toàn ngân hàng.
Số khách hàng cá nhân đạt gần 18.000 khách hàng, tăng 3.000 khách hàng so với 2008, tỷ lệ tăng 20%.
Năm 2009, mặc dù có những điều kiện tốt hơn năm 2008 nhưng vẫn tiếp tục không phải là một năm thuận lợi cho hoạt động cho vay cá nhân (chủ yếu vay tiêu dùng) vì các chính sách của Nhà nước tập trung khuyến khích phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó mặc dù có tăng trưởng khá ấn tượng so với 2008 nhưng họat động cho vay cá nhân chỉ đạt 91% chỉ tiêu kinh doanh.
Hoạt động huy động cá nhân năm 2009 đạt 92% kế hoạch, với gần 22.000 khách hàng gửi tiền tiết kiệm.
Các hoạt động phục vụ khách hàng cá nhân khác như dịch vụ tư vấn, thu hộ tiền điện tại quầy, chuyển tiền nhanh, thu hộ cước viễn thông.
Phát hành thẻ chỉ đạt 39% kế hoạch, tỉ lệ thẻ hoạt động gần 51%, cao so với trung bình ngành vào khoảng 40%. Số máy ATM được lắp đặt là 66 máy trên khắp các điểm giao dịch.
2.2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK
Chỉ tiêu về doanh số cho vay
2.2.2.2.1 Phân tích doanh số, lợi nhuận cho vay
Bảng 2.7 Tình hình huy động vốn qua các năm
Huy
động Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số ( trđ) Tỉ trọng ( %) Doanh số ( trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số ( trđ) Tỉ trọng (%) KHCN 188.031 90.24 187.785 88.30 231.087 74.31 KHDN 20.326 9.76 24.874 11.70 79.905 25.69 Tổng 208.357 100.00 212.659 100.00 310.992 100.00 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Bảng 2.8 Bảng so sánh tăng trưởng huy động vốn
Huy động So sánh 2007 – 2008 So sánh 2008 – 2009
Tuyệt đối(trđ) Tương đối(%) Tuyệt đối(trđ) Tương đối(%)
Khối KHCN -246 -0.13 43.302 23.06
Khối KHDN 4.548 22.38 55.031 100.00
Tổng 4.320 2.06 98.333 46.24
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số huy động vốn tập trung vào khối KHCN. Mặc dù những khoản huy động từ khối KHCN là nhỏ, lẻ nhưng các sản phẩm dành cho cá nhân đa dạng, linh hoạt, số lượng khách hàng phong phú hơn khối KHDN nên huy động được nhiều hơn. Ngược lại, khối KHDN huy động ít hơn vì doanh số huy động chủ yếu là các doanh nghiệp kí quĩ tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch như bảo lãnh thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở LC,… Ta thấy trong năm 2008 tình hình huy động vốn của ngân hàng có phần khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguồn huy động của khối KHCN giảm đáng kể do lạm phát tăng, thất nghiệp trên diện rộng, đời sống gặp khó khăn nên người dân không dư ra một khoản tiết kiệm nào để gửi ngân hàng. Bên cạnh đó sự mất giá của đồng tiền khiến người dân chuyển sang nắm giữ tài sản khác (vàng) chứ không gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nữa. Ta thấy tốc độ tăng nguồn huy động của khối KHDN có tăng nhưng không cao, cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Năm 20008 là năm khốn đốn của doanh nghiệp khi lạm phát tăng cao, tỷ giá thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sang năm 2009 thì tình hình khả quan hơn đặc biệt là sự tăng rõ rệt của khối KHDN, doanh số cho vay khối KHDN tăng 100.00% năm 2009, trong khi năm 2008 chỉ tăng 22.38%. Năm 2009 là giai đoạn hậu khủng hoảng, kinh tế dần hồi phục, ổn định và tăng GVHD: TS.Võ Xuân Vinh SVTH: Hồ Thị Tươi
trưởng nên hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra sôi nổi do đó nguồn huy động của khối KHDN tăng cao.
Bảng 2.9 Doanh số cho vay qua các năm
Doanh số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỉ trọng (%) Khối KHCN 625.124 28.26 641.446 28.53 725.605 24.38 Khối KHDN 1.587.251 71.74 1.606.871 71.47 2.250.085 75.62 Tổng 2.212.375 100.00 2.248.317 100.00 2.975.690 100.00 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM Bảng 2.10 Bảng so sánh tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm
Doanh số So sánh 2007 – 2008 So sánh 2008 – 2009 Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Khối KHCN 16.322 2.61 84.159 13.12 Khối KHDN 19.620 1.24 643.214 40.03 Tổng 35.942 1.62 727.373 32.35 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Thứ nhất, số lượng KHDN tuy ít hơn số khách hàng cá nhân nhưng lại có nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn gấp nhiều lần khối KHCN nên qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của khối KHDN luôn cao hơn doanh số cho vay của khối KHCN.
- Thứ hai, năm 2008 tốc độ tăng không cao lí do 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất cao làm sản xuất gặp nhiều khó khăn do đó DN e ngại vay vốn mở rộng sản xuất vì phải tính đến chi phí lãi vay và lợi nhuận doanh nghiệp nhận được, khối KHCN thắt chặt chi tiêu nên những khoản vay cũn bị hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cả nước. Sang năm 2009- giai đoạn hậu khủng hoảng, tình hình khả quan hơn, doanh số cho vay của cả khối KHCN và KHDN đều tăng. Nắm bắt được dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, ngân hàng đã đưa ra chiến lược chủ động đề nghị những khoản vay cho khách hàng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi. Trong đó doanh số cho vay khối KHDN là rõ rệt hơn cả (40.03%). Một phần do doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, một phần do chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu chính phủ.
Bảng 2.11 Lợi nhuận cho vay qua các năm
Lợi nhuận Lợi nhuận (trđ) Tỉ trọng (%) Lợi nhuận (trđ) Tỉ trọng (%) Lợi nhuận (trđ) Tỉ trọng (%) KHDN 2.980,5 59.31 4.187 57.76 4.632,5 59.03 KHCN 2.044,5 40.69 3.063 42.24 3.215,75 40.97 Tổng 5.025 100.00 7.250 100.00 7.848,25 100.00 Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay của khối KHDN cao hơn khối KHCN. Trong thời gian qua ngân hàng được nhận nhiều khoản hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp, những khoản này chủ yếu tập trung vào cho vay đối với DN. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã mang lại cho ngân hàng một nguồn thu đáng kể từ những khoản hỗ trợ này. Khối KHDN còn thu lợi nhuận từ các phí dịch vụ như bảo lãnh thanh toán, mở LC, tài trợ xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó qui mô khoản vay của DN cao lớn hơn khoản vay dành cho cá nhân nên lợi nhuận từ cho vay KHDN luôn cao hơn KHCN.