Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán tâm việt - cn chi nhánh đồng nai (Trang 37 - 43)

2)

1.2.2. Thực hiện kiểm toán

Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kết hợp các thủ tục kiểm toán đối với kiểm toán thuế như sau:

1.2.2.1. Xem xét số dư đầu kỳ

Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, báo cáo tài chính kỳ trước với số dư đầu kỳ phản ánh trên sổ sách, báo cáo tài chính kỳ này.

Thu thập các biên bản quyết toán, bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế để xác định số thuế còn phải nộp của kỳ trước theo từng loại thuế: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế XNK, thuế TTĐB… Đồng thời tham chiếu với số dư đầu kỳ trên bảng cân đối, với báo cáo kết quả kinh doanh và sổ sách của năm nay.

Nếu có chênh lệch thì phải điều chỉnh theo số đã được quyết toán với cơ quan thuế.

1.2.2.2. Xem xét số phát sinh trong kỳ

Lập bảng tổng hợp số phát sinh trong kỳ các khoản thuế phải nộp, đối chiếu với các năm trước xem có biến động bất thường gì không, nếu có phải giải thích nguyên nhân.

Tiếp theo thực hiện kiểm tra đối với các loại thuế:  Thuế GTGT:

o Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Kiểm toán viên thu thập tờ khai thuế GTGT, thông báo nộp thuế và các hóa đơn bán hàng, dịch vụ của người cung cấp, hóa đơn nhập khẩu, hóa đơn bán hàng của đơn vị để xác định thuế GTGT phải nộp (kiểm toán viên kiểm tra theo các mẫu chọn cần thiết)

Sau khi đối chiếu kiểm tra, tính toán giữa các hóa đơn với các sổ chi tiết, các bảng kê, kiểm toán viên xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán và trình tự hạch toán kế toán thuế GTGT.

o Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Kiểm toán viên thu thập: Bảng kê hóa đơn, các chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, các hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ của người cung cấp.

Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các hóa đơn theo số mẫu chọn cần thiết: kiểm tra, đối chiếu từ bảng kê, tài khoản kế toán tổng hợp đến các hóa đơn chứng từ theo các chỉ tiêu giá hàng hóa mua vào chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Kiểm toán viên thực hiện tính toán thuế GTGT đầu vào dựa trên chi phí hàng hóa dịch vụ mua vào phân theo các loại thuế suất.

Thuế GTGT đầu ra:

Thu thập tờ khai thuế GTGT, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra, thông báo nộp thuế GTGT và các hóa đơn bán hàng.

Kiểm toán viên căn cứ vào doanh thu chịu thuế GTGT đã được phân loại theo các mức thuế suất để thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu ra.

Kiểm toán viên kiểm tra các hóa đơn theo mẫu chọn cần thiết: kiểm toán viên tiến hành đối chiếu các hóa đơn với việc ghi chép trên sổ chi tiết, bảng kê chi tiết và thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng.

Tính toán số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trường hợp hàng hóa mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì kiểm toán viên phải kiểm tra xem đơn vị có hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào không. Nếu không hạch toán riêng phải kiểm tra việc tính toán số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ tương ứng với doanh thu từng loại được thực hiện trong kỳ.

Kiểm toán viên cần kiểm tra việc hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có đúng theo quy định không.

 Thuế TNDN:

Kiểm toán viên sử dụng kết quả của việc kiểm toán doanh thu và chi phí để tính toán thuế thu nhập phải nộp trong kỳ.

Kiểm toán viên lập một bảng kê chi tiết các khoản chi phí không hợp lệ (khấu hao vượt mức quy định, các chi phí không có hóa đơn chứng từ…). Từ kết quả đó, kiểm toán viên trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng số phát sinh thuế TNDN phải nộp sẽ được xác định lại theo đúng quy định của Nhà nước.

 Thuế TTĐB:

Dựa vào kết quả kiểm toán đối với thu nhập chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB đối với từng loại mặt hàng, kiểm toán viên tiến hành tính toán lại số thuế phải nộp, rồi so sánh với số đã tính của đơn vị được trình bày trên sổ cái và báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa số được ghi nhận trên sổ sách với số trên bảng kê khai thuế để đảm bảo thuế TTĐB đã được kê khai đầy đủ, đúng kỳ.

 Thuế XNK:

Thu thập các bảng kê khai thuế với cơ quan hải quan, thông báo nộp thuế của cơ quan thuế để tính ra số thuế phải nộp.

Kiểm tra chi tiết từ các bảng kê khai tới ghi chép trên sổ sách để đảm bảo số thuế phải nộp đã được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán.

1.2.2.3. Xem xét số đã nộp cho Nhà nước trong kỳ báo cáo

Lập bảng kê chi tiết các khoản đã nộp về thuế trong kỳ báo cáo.

Đối chiếu số liệu trên với số đã nộp trên biên bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế.

Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán (số đã được kiểm tra) với số liệu trên báo cáo tài chính để xem có chênh lệch không, nếu có cần tìm nguyên nhân.

Thực hiện việc kiểm tra chi tiết nộp tiền: đối chiếu kiểm tra ghi chép sổ sách với chứng từ kế toán (phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước), nhằm xác định xem việc ghi chép có đầy đủ, chính xác và có chứng từ hợp lệ chứng minh hay không.

Xem xét việc nộp thuế có đúng thời hạn hay không. 1.2.2.4. Xem xét số còn lại phải nộp tại thời điểm cuối kỳ

Nếu việc kiểm toán số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã thực hiện trong kỳ đảm bảo được yêu cầu đầy đủ, chính xác thì công việc còn lại cần làm là chỉ kiểm tra việc tính toán, cân đối giữa số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để xác định được đúng số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ.

Sau khi đã thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên sẽ có được những chênh lệch đối với những thông tin do khách hàng cung cấp hoặc phát hiện. Từ đó tổng hợp, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý thích hợp.

1.2.3. Kết thúc kiểm toán

Với các kết quả thu được từ kiểm toán thuế, kiểm toán viên sẽ đưa các kết quà và bằng chứng vào hồ sơ kiểm toán, cùng với kết quả của các phần hành khác để hình thành nên kết luận trong báo cáo kiểm toán.

Trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát:

Xem xét các khoản nợ tiềm tàng: đây là các khoản công nợ mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể xác định là có chắc chắn xảy ra không và số tiền là bao nhiêu, ví dụ: các sự kiện chưa xét xử đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hoặc về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, tranh chấp về thuế với cơ quan thuế. Để phát hiện, kiểm toán viên trao đổi với người quản lý đơn vị; yêu cầu luật sư, hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận; xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: Theo VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm” có hai loại sự kiện sau: các sự kiện cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính, và các sự kiện không cần phải điều chỉnh nhưng phải công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm toán có thể áp dụng để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ gồm hai loại: thủ tục kiểm tra số dư thông thường và thủ tục chuyên dùng để phát hiện các sự kiện sau ngày kế thúc niên độ. Loại thứ nhất là những thử nghiệm cơ bản thông thường được tiến hành khi kiểm toán các khoản mục trên báo cáo tài chính. Loại thứ hai bao gồm các bước sau: xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng, xem xét các biên bản Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát…, trao đổi với Giám đốc, luật sư đơn vị.

Xem xét về giả định hoạt động liên tục: VSA 570 “Hoạt động liên tục” yêu cầu kiểm toán viên phải xem xét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính để đưa ra ý kiến thích hợp trên báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên cần xem xét các đánh giá của người quản lý về giả định hoạt động liên tục trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ để xác định phạm vi kiểm toán. Khi xuất hiện các nghi vấn về giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung như soát xét lại các kế hoạch của người quản lý để giải quyết vấn đề, phân tích và thảo luận với đơn vị về khả năng thanh toán…

Đánh giá kết quả: công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm toán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sơ để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Các thủ tục tiến hành bao gồm: áp dụng thủ tục phân tích nhằm giúp kiểm toán viênxác định được những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán đồng thời hạn chế những thiếu sót, hoặc sự phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng cho từng bộ phận riêng lẻ; đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng bằng cách kiểm tra lại chương trình kiểm toán để đảm bảo rằng mọi công việc đã được hoàn thành đúng đắn và hồ sơ kiểm toán đã được lập đầy đủ; đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh, nếu sai sót tổng hợp vượt hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các sai sót chưa được điều chỉnh hoặc tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung; rà soát lại hồ sơ kiểm toán khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, được tiến hành

qua các cấp nhằm đánh giá công việc của các kiểm toán viên phụ, bảo đảm sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, khắc phục những thiên lệch trong xét đoán của kiểm toán viên; yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc; kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính; xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán (báo cáo thường niên).

Sau khi thực hiện các bước trên, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chính thức trên báo cáo kiểm toán tùy thuộc vào kết quả kiểm toán:

Ý kiến chấp nhận toàn phần: khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính đã

phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.

Ý kiến chấp nhận từng phần: khi kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ

phản ánh trung thực hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại trừ hoặc tùy thuộc mà kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán.

Ý kiến không chấp nhận (Ý kiến trái ngược): khi kiểm toán viên có sự bất đồng

nghiêm trọng với giám đốc đơn vị về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin trên báo cáo tài chính, hoặc thuyết minh báo cáo tài chính.

Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm

vi kiểm toán nghiêm trọng, hoặc các thông tin bị thiếu liên quan đến một số lượng lớn khoản mục đến mức mà kiểm toán viên không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để có thể cho ý kiến báo cáo tài chính.

Chương 2

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TÂM VIỆT – CHI NHÁNH ĐỒNG

Một phần của tài liệu kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán tâm việt - cn chi nhánh đồng nai (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w