2)
3.3. Một số kiến nghị:
Về phía công ty kiểm toán:
Công ty nên tiến hành lập cam kết độc lập của kiểm toán viên, lưu hồ sơ kiểm toán trên máy và trên giấy để thuận tiện cho công việc tham chiếu, kiểm tra, và giám sát của hiệp hội hành nghề khi được yêu cầu. Tiến hành tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ của khách hàng để tiết kiệm chi phí kiểm toán, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán. Dựa vào đó, tiến hành xác định mức trọng yếu sâu sát với từng loại hình doanh nghiệp khách hàng hơn, mở rộng và cụ thể hơn các phương pháp chọn mẫu.
Đối với việc quản lý nhân sự, Công ty nên chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty ngày một tốt hơn; Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các KTV. Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn là căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị; chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, các tập đoàn kiểm toán trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán và đào tạo, cập nhập kiến thức, nâng cao trình độ cho KTV, chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên, công tác nghiên cứu thị trường; tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm toán.
Về phía Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp:
Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập; xây dựng ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán phù hợp với điều kiện trong nước đồng thời hòa nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán (mở rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra); đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán hàng năm; ban hành và phổ biến các quy định về tiêu chí đánh giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán; đẩy mạnh công tác khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuấtsắc.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt – Chi nhánh Đồng Nai, người viết đã có điều kiện tìm hiểu thực tiễn kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trong báo cáo, người viết đã cố gắng liên hệ giữa thực tế và lý thuyết để rút ra một số nhận xét và ý kiến về công tác kiểm toán kế toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty.
Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế, số lượng khách hàng được tìm hiểu không nhiều, nhiều chi tiết còn nghiên cứu chưa kỹ lưỡng, những nhận xét còn mang tính chủ quan, kiến nghị đưa ra chỉ mang tính gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý để đề tài được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật về kiểm toán – Bộ Tài Chính 2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
3. Kỹ thuật khai báo thuế (thuế 3) – TS. Lê Quang Cường – Khoa Tài chính Nhà nước trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM
4. Tài liệu môn thuế - TS. Phan Mỹ Hạnh
5. Giáo trình quản lý tài chính công – Tập thể tác giả Học Viện Tài Chính 6. Tạp chí kế toán – www. tapchiketoan.com
7. Cẩm nang kế toán – www.webketoan.com
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình kiểm toán mẫu - VACPA