Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất thị trấn an lão, huyện an lão, thành phố hải phòng giai đoạn 2003 - 2010 (Trang 26 - 28)

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất.

Thị trấn An Lão là thị trấn đồng bằng thuộc huyện An Lão, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, không có đồi núi và có địa hình bằng phẳng so với các thị trấn khác của Hải Phòng. Hiện nay theo số liệu thống kê đất đai năm 2003, thị trấn An Lão có tổng diện tích tự nhiên là 165,83 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 71,51 ha - Đất chuyên dùng: 62,29 ha - Đất ở: 11,48 ha

- Đất cha sử dụng: 20,55 ha

Nguồn nớc ngọt của sông Đa Độ tới tiêu cho nội đồng trên phạm vi toàn thị trấn và cung cấp nớc sinh hoạt cho nhân dân thị trấn. Cùng hệ thông thuỷ lợi đợc xây dựng khá đồng bộ đã giúp cho việc gieo trồng trên toàn thị trấn An Lão khá tốt. Đây là yếu tố thuận lợi cho canh tác ruộng 3 vụ, 2 vụ và tơng lai là cơ sở để phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.

Đất phù sa đợc bồi đắp hàng năm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lợng dinh dỡng khá, đợc sử dụng trồng rau màu, cho năng suất cao.

Đất phù sa không đợc bồi đắp hàng năm, phân bố hầu hết ở các thị trấn trên địa hình vàn, vàn cao. Đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lợng dinh dỡng khá. Đây là đất tốt, đợc sử dụng canh tác nhiều vụ trong năm, trồng lúa, rau màu cho năng suất cao.

Đất phù sa có tầng loang lổ màu đỏ vàng, phân bố ở hầu hết các thị trấn trên địa hình cao vàn. Thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, hàm lợng dinh dỡng khá. Đất này có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.

b. Tài nguyên nớc.

Lợng nớc trong hệ thống sông ngòi của thị trấn An Lão và đều thuộc hệ thống sông của sông Đa Độ, sông Đa Độ có vị trí quan trọng nhất nó cung cấp nớc ngọt cho sinh hoạt và tới tiêu đồng ruộng thị trấn An Lão.

Mùa ma lu lợng nớc trên các sông rất lớn, ở các sông lớn dòng chảy chịu ảnh hởng của chế độ thuỷ triều, nên một lợng nớc lớn không thoát kịp thờng gây nên tình trạng úng ngập cục bộ trên diện tích lớn đất nông nghiệp.

Thị trấn An Lão có một hệ thống kênh mơng dày đặc, rất thuận lợi cho việc tới tiêu, giao thông đờng thuỷ, cung cấp phù sa cho đồng ruộng.

Mùa ma bão, do các con sông của An Lão đổ ra biển theo dạng uốn khúc, đã hạn chế phần nào việc thoát nớc, gây tình trạng úng ngập hàng năm. Do đó cần phải kè, đắp đê nạo vét hệ thống các con sông luôn luôn đợc chú trọng.

Nguồn nớc ngầm:

Theo các tài liệu nghiên cứu về trữ lợng và chất lợng nguồn nớc ngầm trên địa bàn của thị trấn An Lão không phong phú và rất hạn hẹp. Hiện nay nhân dân trong thị trấn vẫn sử dụng nguồn nớc ngầm mạch nóng ở độ sâu 4 m - 16 m phục vụ cho sinh hoạt, lu lợng nớc 0,7 - 1,8 lít/s. Nhìn chung nớc có độ khoáng cao và chua, do vậy phải qua bể lọc mới sử dụng đợc. Vì hiện nay cha có nhà máy nớc sạch, nên nhân dân trong thị trấn chủ yếu sử dụng nớc ma và đào giếng khoan để lấy nớc dùng cho sinh hoạt gia đình và chăn nuôi gia súc.

Là một thị trấn, trung tâm kinh tế của huyện, nhng cha có hệ thống nhà máy nớc cung cấp cho việc sử dụng nớc sinh hoạt cho nhân dân thị trấn. Đây là một hạn chế nhất định của thị trấn.

c. Tài nguyên khoáng sản.

Khoáng sản ở huyện An Lão không có nhiều, một số diện tích đất sét có thể phát triển làm vật liệu xây dựng ở quy mô vừa và nhỏ.

d. Tài nguyên nhân văn.

Từ xa, nhân dân thị trấn An Lão có truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, có ý thức cần cù chịu khó trong lao động, sản xuất, sáng tạo và thông minh trong xây dựng quê hơng đất nớc, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc.

Thị trấn An Lão là vùng đất hiếu học, nơi đây trớc kia đã sản sinh ra nhiều ngời đỗ tiến sỹ. Hiện nay con em thị trấn An Lão đều cố gắng thi đua học tập, hàng năm có nhiều học sinh thi đỗ các trờng Đại học và Cao đẳng. Trong thị trấn có quỹ khuyến học nên đó là động lực để thúc đẩy tinh thần học tập của con em trong thị trấn.

Phát huy truyền thống cách mạng, ngời dân trong thị trấn cần cù sáng tạo, các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân thị trấn đã kiên cờng, anh dũng vợt qua gian khổ, hy sinh làm nên thành tích rất đáng tự hào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hơng, đạt thành quả lớn lao trong lao động và sản xuất. Đây là những thế mạnh và điều kiện thuận lợi cần đợc bảo vệ, phát triển trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn từ nay đến năm 2010 và những thời kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất thị trấn an lão, huyện an lão, thành phố hải phòng giai đoạn 2003 - 2010 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w