Những rủi ro TTQT có thể xẩy ra tại NHNo&PTNT Thủ đô trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng no&ptnt thủ đô (Trang 43 - 45)

- Công tác huy động vốn:

2.2.2.2. Những rủi ro TTQT có thể xẩy ra tại NHNo&PTNT Thủ đô trong thời gian tới.

2.2.2.2. Những rủi ro TTQT có thể xẩy ra tại NHNo&PTNT Thủ đô trong thời gian tới. thời gian tới.

a/ Rủi ro kĩ thuật

Trong giai đoạn tin học phát triển hiện nay thì cũng có nhiều mối nguy hiểm từ phía tin tặc, một số rủi ro có thể gặp phải:

- Vi rút xâm nhập làm hỏng hệ thống và mất thông tin trong toàn hệ thống. - Tin tặc truy cập vào làm thực hiện những thao táo nguy hiểm như chuyển khoản, đánh cắp tài khoản…

- Hệ thống sẽ bị ngừng hoạt động nếu có một mắt xích bị lỗi và việc khắc phục rất phức tạp.

b/ Rủi ro hối đoái

Để đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàngNo&PTNT Thủ Đô phải dự trữ một số lượng ngoại tệ nhất định bằng các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY, SGD… Trong điều kiện tình hình thị trường ngoại tệ thường xuyên biến động mạnh về tỷ giá và lãi suất của các loại ngoại tệ so với đồng VND thì những rủi ro hối đoái có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên hiện nay lượng ngoại tệ trong Ngân hàng No&PTNT Thủ đô chủ yếu là USD nên chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động của đồng Dallar Mỹ.

Trong chế độ điều hành tỷ giá, ngân hàng nhà nước giới hạn giá trần giữa đồng USD và VND. Các giao dịch mua bán giữa USD và VND trên thị trường không được vượt qua giá trần do ngân hàng Nhà nước quy định. Trên thực tế, giá trần thường xuyên thấp hơn giá giao dịch thực tế nên Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô không thể mua được USD từ các khách hàng nhập xuất khẩu hoặc các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng tại mức giá trần và khi bán USD cho nhà nhập khẩu để thanh toán, một số nhà nhập khẩu lớn của Ngân hàng No&PTNT Thủ

Đô chỉ chấp nhận mua tại mức giá trần quy định. Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô gặp rủi ro do chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán giữa đồng USD và VND.

Ngoài ra, tỷ giá còn ảnh hưởng nhiều đến động thái của các doanh nghiệp XNK, họ có thể sẽ cố tình kéo dài thời gia thanh toán để chờ đợi sự biến động về tỷ giá. Do đó ngân hàng sẽ không thu được tiền hàng từ phía các doanh nghiệp XNK khặc không thể thực hiện thanh toán với các ngân hàng khác.

c/ Rủi ro pháp lý

Rủi ro này thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên. Khi đó một vấn đề đặt ra là toà án nước nào sẽ thụ lý vụ án và xử lý trên cơ sở luật pháp của nước nào. Thường thì những nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn sẽ được chọn hoặc cũng có thể dựa trên vị thế của các bên trong thương vụ. Khi hai bên không thể thảo thuận được sẽ áp dụng luật quốc gia của bên nào thì sẽ chọn luật của một quốc gia độc lâp để giải quyết tranh chấp.

Nguyên nhân rủi ro này là môi trường pháp lý và luật pháp các nước khác nhau. Ví dụ, thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 600, tuy nhiên ở từng nước khác nhau, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. Khi ký kết hợp đồng không qui định rõ sẽ áp bụng bô luật nào và nếu có nói tới thì nói chung chung không có dẫn chứng cụ thể dẫn đến việc không thống nhất giữa các bên.

Khi rủi ro xảy ra thì cả ngân hàng và khách hàng đều chịu tổn thất

- Đối với doanh nghiệp XNK chịu các tổn thất như không nhận được hàng hóa như trong hợp đồng hoặc không thu được tiền.

- Ngân hàng không thực hiện đúng thời gian, số tiền thanh toán do các bên đang xảy ra tranh chấp và bị kéo vào vụ kiện.

d/ Rủi ro chính trị

Cũng giống như rủi ro pháp lý, Ngân hàng No&PTNT Thủ đô và các doanh nghiệp cần quan tâm đến rủi ro chính trị, đặc biệt tại các nước có tình hình chính trị bất ổn khi muốn trao đổi buôn bán với các doanh nghiệp tại quốc gia đó. Khi rủi ro này xảy ra thì ngân các doanh nghiệp không thể giao nhận hàng hóa và ngân hàng thì không thực hiện được các yêu cầu của khách hàng.

Rủi ro chính trị là loại rủi ro dễ nhận biết do vậy ngân hàng và các doanh nghiệp hoàn toàn có thể có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

e/ Rủi ro đạo đức

* Từ phía nhà xuất khẩu

Trong một số trường hợp nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, không đúng thời gian quy định, hoặc không giao hàng nhưng lại xuất trình một bộ chứng từ hoàn hảo trên bề mặt (chứng từ giả mạo) để đòi tiền thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho dù không có hàng thực giao.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc không thanh toán là: + Chờ sự biến động của tỷ giá

+ Chưa gom đủ hàng

+ Cố tình không giao hàng vì các lý do khác như: giá cả, có tranh chấp xảy ra.

Nhà nhập khẩu có thể không thanh toán dẫn đến thiệt hại cho nhà xuất không do không nhạn được hàng hóa và ngân hàng khi ngân hàng đã thực hiện cho nhà nhập khẩu vay để nhập hàng hóa.

Ngân hàng không nhận được phí thanh toán khi nhà nhập khẩu không thu được hàng hóa và có thể sẽ phải tham gia các vụ kiện có liên quan gây mất thời gian, công sức và chi phí.

2.2.3. Các giải pháp đã thực hiện để hạn chế rủi ro tại Ngân hàng No&PTNTThủ Đô.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng no&ptnt thủ đô (Trang 43 - 45)