Triển vọng xuất khẩu năm 2009

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 27 - 28)

Tổng lượng gạo dự trữ toàn thế giới đặc biệt tăng mạnh, là yếu tố bổ trợ cho nguồn cung một cách đáng kể. Cung gạo thế giới năm 2009 sẽ tăng khoảng 1,8-1,9% so với năm 2008. Về mặt cầu, do biến động của thị trường gạo trong năm 2008 nên tại các nước nhập khẩu chính trên thế giới như Indonesia, Sri Lanka, Ảrập Xêút, Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất... lượng gạo dự trữ cuối năm 2008 cũng ở mức tương đối lớn. Do đó, nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới trong năm 2009 sẽ giảm nhẹ so với tổng nhu cầu nhập khẩu thế giới năm 2009.

Dựa theo cách tính và các tiêu chí về tốc độ tăng trưởng dân số năm 2009; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2008/07; tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 của một số nước nhập khẩu gạo, Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 (Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, AGROINFO) đã đưa ra xu hướng và nhận định các thị trường truyền thống như Phillippines, Cuba, Malaysia vẫn là những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, các thị trường thật sự đáng được chú ý là thị trường Châu Phi.

Tình hình phát triển kinh tế tại một số nước thuộc khu vực Châu Phi tương đối thuận lợi. Trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết nền kinh tế trên thế giới được dự báo là giảm tăng trưởng trong năm 2009 so với năm 2008 nhưng tại khu vực Châu Phi, tốc độ tăng trưởng GDP 2009 của một số nước tăng so với năm 2008 như: Senegal được có tốc độ tăng trưởng GDP 2009 đạt 5,8%, cao hơn mức 4,3% của năm 2008; tốc độ tăng trưởng GDP của Kenya năm 2009 đạt 6,4%, cao hơn mức 3,3% của năm 2008… Tốc độ tăng

trưởng nhập khẩu năm 2008 tại một số nước trong khu vực Châu Phi cũng đạt cao như: Senegal (6406%); Syria (29338%); Kenya (2140%); Bờ Biển Ngà (65,9%)…

Ngoài ra, theo các chuyên gia nhận định, khu vực Châu Phi năm 2009 sẽ không có đột biến lớn trong chính sách thương mại. Hơn nữa, thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, điển hình là một số quốc gia như Angola, Bờ biển Ngà, Senegal, Nam Phi và Kenya.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 27 - 28)