Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 60 - 66)

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện thị trường ngày nay, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh

Thương nhân cấp huyện Thương nhân cấp làng xã Cơ sở xay xát huyện hoặc tỉnh Chương trình mua lúa của

Chính phủ Thương nhân cấp tỉnh Các đại lý Nông dân Các nhà xuất khẩu

doanh. Trong những năm tới, ngành gạo Việt Nam còn tập trung vào những nhiệm vụ chính:

* Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường cũng như thị hiếu khách hàng.

Nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết về quy luật vận động của chúng sẽ giúp chúng ta đưa ra được những quyết định đúng đắn kịp thời. Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, một giải pháp cần thiết là khơi thông tin cho doanh nghiệp vì thông tin thị trường quốc tế là rất cần thiết phục vụ cho doanh nghiệp và Chính phủ trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến thông tin thị trường gạo quốc tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường quan tâm đến hai loại thông tin. Một là thông tin về thị trường các nước nhập khẩu với các số liệu thống kê dân số, ngoại thương, thuế quan, các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu và ngoại lệ và các thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu, các quy định về vệ sinh và an toàn, đại lý quyền và nhãn mác... Hai là thông tin về sản phẩm, đặc biệt là những cơ hội bán hàng cụ thể. Ví dụ như những yêu cầu về gạo của người nhập khẩu, các thống kê về thương mại, sản xuất và tiêu thụ trên thế giới đối với mặt hàng gạo, dự báo nhu cầu ngắn, trung, dài hạn cũng như thông tin về các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, năng lực, hoạt động, nhãn hiệu, thị phần khách hàng, kỹ thuật kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng quan tâm đến các mức giá gạo bán trên các thị trường cụ thể, hệ thống và các tập quán buôn bán và phân phối trên phạm vi quốc gia và quốc tế, các kênh tiếp thị, các điều kiện mua bán, cộng giá, giảm giá, các thông tin về các nhà nhập khẩu, các đại lý, những người mua trực tiếp, các điều kiện thương mại quốc tế, thông tin về vận tải và kỹ thuật xúc tiến xuất khẩu.

Như đã phân tích, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay đều thiếu thông tin về thị trường gạo quốc tế, trong khi thông tin đang bùng nổ mạnh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường nên chưa thực sự quan tâm đến công tác

thông tin thị trường gạo quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn đều chưa tổ chức hoặc chưa có cán bộ chuyên trách về thông tin. Chi phí cho công tác thông tin, kể cả tiền mua thông tin không đáng kể, thậm chí không có.

Qua đó, cần có các giải pháp để đưa thông tin từ thị trường quốc tế về cho các doanh nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan, các tổ chức dịch vụ. Những người cung cấp thông tin về gạo biết rõ nhu cầu về thông tin của doanh nghiệp, biết xử lý và phân tích nguồn thông tin, đầu tư cho công tác thông tin và mua thông tin nguồn, tránh cung cấp những thông tin không cần thiết cho doanh nghiệp. Các tổ chức cung ứng thông tin phải hoạt động theo cơ chế vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Chính phủ nên hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi trong việc cung cấp và tiếp cận thông tin, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp được cung cấp thông tin, mua thông tin về gạo và Chính phủ cũng cần hỗ trợ bằng cách trực tiếp cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Trên cơ sở các thông tin thu được, các doanh nghiệp sẽ tiến hành chọn lọc, phân tích rút ra nhận xét, kết luận để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch chiến lược, phương án kinh doanh.

* Xây dựng hệ thống thị trường và tăng cường đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Thị trường xuất khẩu gạo là vấn đề cần tập trung ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động tìm bạn hàng và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở rộng chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới. Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá khách hàng và tận dụng cả những hợp đồng có khối lượng không lớn đồng thời cũng có thể thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh tế vững mạnh có tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn lớn để đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định.

Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gạo cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhằm xúc tiến nhanh chóng việc bán hàng, góp

phần quyết định vào sự thành công hay thất bại của hoạt động xuất khẩu gạo. Quảng cáo sản phẩm này nhằm mở ra những thị trường mới, củng cố uy tín, nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp và là công tác không thể thiếu được trong xuất khẩu gạo hiện nay. Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư ngân sách cũng như tuyển dụng những người có năng lực, các chuyên gia giỏi cho quảng cáo vì hoạt động này muốn có hiệu quả lớn thì không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt là khi đối tượng tiếp nhận lại là các khách hàng nước ngoài.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đoàn Nhật Dũng: “Nâng cao khả năng cạnh tranh, vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 281 tháng 10/2001, trang 47,48,49.

2. Hồ Khánh: “Chợ trung tâm lúa gạo, dự án đột phá cho ĐBSCL”, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 96, thứ tư, 8/8/2001, trang 5.

3. Hoài Linh: “Giá gạo tăng vững”, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 37, thứ sáu, 23/3/2001, trang 1.

4. Anh Thi: “Lao đao gạo xuất khẩu”, Thời báo Kinh tế Việt Nam số 33

5. Thạc sỹ Đỗ Thị Loan: “Định giá trong Marketing xuất khẩu”, Tạp chí Thương mại số 11/2001, trang 44,45.

6. Võ Hùng Dũng: “Xuất khẩu lương thực: Thành tựu, thách thức và chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 278, tháng 7/2001, trang 3,4,5,6,7.

7. Phạm Văn Chung: “Hiện trạng và xu thế phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 5/2001, trang 281, 282.

8. Hoàng Sơn: “Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, một đòi hỏi của thực tế sản xuất”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 8/2001, trang 519, 520.

9. Duy Hiếu, Thanh Hải: “Sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua ”, Tạp chí Thương mại số 4/200, trang 7.

10.Thuý Nga: “Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng”, Tạp chí Thương mại số 4/2000, trang 9.

11.Phạm Minh Trí: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 4/2001, trang 200, 270.

12.Thạc sỹ Nguyễn Thiện Đức: “Về cơ chế xuất khẩu gạo”, Tạp chí Thương mại số 14/2000, trang 11, 12.

13.Đoàn Cung: “Giá gạo khởi sắc nhưng giảm nhẹ trong 3 tháng tới”, Tạp chí Thương mại số 17/2001, trang 17.

14.Nguyễn Đức Hy: “Doanh nghiệp tham gia đầu tư năng cao khả năng cạnh tranh của thóc gạo miền Bắc trên thị trường”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 2/2001, trang13.

15.Thanh Hải: “Chính sánh gạo 2000/02 của Thái Lan”, Tạp chí Ngoại thương 21/1-10/2/2001, trang 13.

16.V.Trân: “Thị trường gạo thế giới”, Tạp chí Ngoại thương 21/4-30/4 2001, trang 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17.PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc: “Giá nông sản Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Nông thôn mới tháng 4/2001, trang 13,14.

18.Vương Hoàng Sơn: “Thị trường đầu mối bán buôn sản phẩm, động lực hỗ trợ cho nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 9/2001, trang 596, 597.

19.“ Sản xuất, lưu thông, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam, những chính sách và biện pháp quản lý có liên quan”, Vụ xuất nhập khẩu , Bộ Thương mại, 12/5/2000.

20.TS. Nguyễn Trung Vãn: “Lương thực Việt Nam thời đổi mới, hướng xuất khẩu”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998.

21.PGS,TS Nguyễn Bách Khoa, Thạc sỹ Phan Thu Hoài: “Marketing thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 60 - 66)