Chính sách phân phối

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 52 - 60)

Chính sách phân phối trong Marketing-mix phụ thuộc vào hai yếu tố: sự yêu thích sản phẩm hàng và các kênh phân phối mà người sản xuất có thể cung cấp. Để cho một kênh phân phối hoạt động cần tính đến nhu cầu và thái độ của thị trường mục tiêu tiềm năng. Chúng ta cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả của chính sách phân phối trong giai đoạn tới. Cụ thể là:

Việc tổ chức tốt quá trình lưu thông phân phối gạo trên thị trường có ý nghĩa đối với khâu mua gạo cho xuất khẩu đồng thời đảm bảo cho vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

- Tổ chức lại mạng lưới lưu thông lương thực.

Hiện nay mạng lưới lưu thông lương thực chịu sự chi phối của thị trường của thành phần tư nhân quá lớn, dẫn đến tình trạng chèn ép giá, cạnh tranh không lành mạnh, đầu cơ, buôn lậu. Quá trình hình thành giá gạo trên thực tế đã bị bóp méo do đội ngũ tư nhân mang tính độc quyền tại địa phương. Để giảm bớt sự thua thiệt về nhiều mặt cho người dân, gần đây Chính phủ có các chính sách trợ giá nông sản song tác dụng rất hạn chế do quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước có giới hạn. Báo cáo của Viện Nghiên cứu lúa cho thấy chỉ có khoảng 1,9% lượng lúa hàng hoá được các doanh nghiệp Nhà nước thu mua trực tiếp từ nông dân. Vì vậy, nên điều chỉnh quá trình lưu thông lương thực hàng hoá bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước đặt thêm hệ thống kho trung chuyển xuống các địa phương để tổ chức mua gạo từ các cơ sở xay xát nhỏ chuyển về. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực của hệ thống tiêu thụ lúa gạo, đặc biệt là hệ thống các chợ trung tâm lúa gạo (chợ đầu mối) là cần thiết và thúc bách. Chợ đầu mối khác so với chợ thông thường ở các làng xã ở chỗ, chợ thông thường chủ yếu làm chức năng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, còn ở chợ đầu mối, các doanh nghiệp thương mại phải xây dựng giá, thông tin, kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường...

Những chợ đầu mối đầu tiên được tổ chức một cách có quy mô đã xuất hiện tại châu Âu vào cuối thế kỷ XIX. Ngày nay, chợ buôn bán đầu mối đã trở thành một phần không thể thiếu được trong mạng lưới phân phối lúa gạo cho các đô thị lớn. Tại các quốc gia phát triển, các chợ buôn bán đầu mối đã trở thành các trung tâm phân phối lúa gạo lớn. Ở Thái Lan, các trung tâm lúa gạo là kênh tiêu thụ gạo quan trọng nhất vì mua tới 60% lúa do nông dân sản xuất ra. Trung tâm lúa gạo là điểm tập trung của những người bán và mua lúa, vừa tạo nên được một sự cạnh tranh khiến việc mua bán diễn ra công bằng, khắc phục được

tình trạng nông dân bị ép giá do không có thông tin về thị trường, tránh được gian lận trong cân đong và xác định chất lượng lúa.

Ngày 6/6/2001, Chính phủ đã có quyết định số 223/QĐ-TTg nhấn mạnh việc hình thành các chợ trung tâm lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang gấp rút chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực Việt Nam nghiên cứu các điều kiện cần thiết để có thể nhanh chóng triển khai các chợ đầu mối tiêu thụ gạo tại Cai Lậy (Tiền Giang), Thanh Bình (Đồng Tháp), Tân Thạnh (Long An). Bộ Thương mại cũng có tờ trình số 263/1/2001/BTM ngày 9/7/2001 trình Chính phủ về việc thành lập các trung tâm giao dịch nông sản hướng về xuất khẩu tại Việt Nam.

Theo thiết kế, chợ lúa gạo đầu mối Thanh Bình (Đồng Tháp) bởi có ưu thế thu hút lúa gạo của Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Chợ sẽ ưu tiên xây dựng chính sách vật chất hạ tầng hiện đại theo mô hình của các chợ lúa gạo đầu mối của Thái Lan và tổ chức thêm nhiều loại dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chợ thứ hai được mở ở Phú Cường, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), bao gồm: kho chứa, nhà máy xay xát, đánh bóng, chế biến. Chợ rất thuận tiện cho giao thông thuỷ bộ. Phú Cường thường thu hút lúa gạo từ Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp về. Tại chợ, ngoài mua bán lúa gạo, Công ty Lương thực Tiền Giang sẽ tổ chức thêm các loại dịch vụ trọn gói cho bà con nông dân như cung ứng và phân bón, máy nông nghiệp, xăng dầu, phụ tùng xay xát, chế biến, các mặt hàng tiêu dùng, liên kết với ngân hàng mở tín dụng ngay tại chợ. Chợ thứ ba sẽ được xây dựng ở Thạnh Đông huyện Tân Thanh (Long An) với diện tích khoảng 3 ha sử dụng, vốn dự đoán là 11 tỉ đồng.

Theo nhận định của các nhà kinh tế, chợ lúa gạo ra đời sẽ làm thay đổi tập quán mua bán lâu đời của nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Tuy đang ở trong giai đoạn thủ tục nhưng dự án rất mang tính khả quan nên đã có chương trình hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp. Trước mắt, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần (20-30% tổng vốn đầu tư) để xây dựng cơ sở hạ tầng và cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp theo luật khuyến khích đầu tư trong nước. Dự kiến cuối

năm 2002 các chợ lúa gạo trung tâm ỏ đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi vào hoạt động.

Việc xây dựng các chợ lúa gạo cần được thực hiện trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng nhu cầu giao dịch trên thị trường gồm cả nhu cầu về các dịch vụ xay xát chế biến. Đặc biệt, không được coi việc hình thành các chợ đầu mối là việc đầu tư cơ sở hạ tầng để cho các cá nhân hay tổ chức thuê chỗ mà phải coi đó là nơi các tổ chức, cá nhân đến để giao dịch, như vậy mới tránh được tình trạng độc quyền vị trí. Bên cạnh đó, việc hình thành các chợ trung tâm lúa gạo này cần phải được thực hiện dần dần từng bước, vừa giảm chi phí đầu tư, vừa tạo điều kiện để người sản xuất cũng như các tổ chức kinh doanh lúa gạo có điều kiện tiếp cận, làm quen với các phương tiện giao dịch hiện đại. Ngoài ra, để các chợ lúa gạo trung tâm này hoạt động có hiệu quả thì ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận lợi, thì cần thiết lập cơ chế quản lý tốt, luật lệ giao dịch rõ ràng, với hiệu lực thi hành đảm bảo, có thoả thuận mang tính hợp đồng với những tổ chức, cá nhân tham gia vào chợ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm cao.

- Tổ chức mua lúa hàng hoá kịp thời cho nông dân và tổ chức dự trữ lương thực.

Trong những năm qua, Chính phủ đã áp dụng một số giải pháp tình thế để tổ chức mua lúa hàng hoá một cách kịp thời theo từng vùng như lấy quỹ bình ổn giá hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước một phần trong lãi suất ngân hàng hoặc có khi quỹ bình ổn giá trợ lãi suất toàn phần, đồng thời chỉ đạo hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp Nhà nước vay dưới hình thức tín chấp để các doanh nghiệp có vốn mua lúa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà nước rất ít tham gia mua lúa trực tiếp của nông dân, mà chủ yếu mua gạo nguyên liệu hoặc thành phẩm của tầng lớp tư thương trung gian. Như vậy, nông dân luôn gặp bất lợi do giá lúa quá rẻ tuy lúa hàng hoá được tiêu thụ hết nhưng thu nhập của họ không tăng, bị buộc phải tái sản xuất lúa. Để giải quyết vấn đề tiêu thụ lúa hàng hoá một cách cơ bản, khi chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch lúa, Chính phủ có thể phân

chia địa bàn cụ thể cho các doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh lương thực và Cục Dự trữ Quốc gia chịu trách nhiệm chính trong việc thu mua lúa hàng hoá. Các đơn vị được phân công xuống địa bàn mình phụ trách để ký kết hợp đồng nguyên tắc đối với những người chuyên đi gom mua lúa. Khi có hợp đồng, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp đều lập phương án vay vốn và khi các doanh nghiệp tiêu thụ được gạo thì phải tiến hành giao dịch thanh toán qua ngân hàng mà mình vay vốn mua lúa, gạo nguyên liệu. Qua các giải pháp trên, lúa hàng hoá có thể được bảo đảm mua kịp thời vụ, ổn định giá cả, đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa có lãi thoả đáng, nhờ sự phân công chuyên môn hoá hợp lý giữa các thành phần tham gia.

Về vấn đề tổ chức dự trữ lương thực cần được thực hiện tốt đảm bảo cho yếu tố ổn định nguồn cung cấp lương thực trong chính sách an toàn lương thực quốc gia. Trong cơ cấu mặt hàng dự trữ, đối với dự trữ quốc gia tới hạn trung bình khoảng một năm và dự trữ của nông dân tại nơi sản xuất thì dự trữ bằng lúa sẽ thích hợp hơn, còn dự trữ của các doanh nghiệp thông thường từ một đến ba tháng nên có thể dự trữ gạo thành phẩm hoặc bán thành phẩm thì bắt buộc phải đảo kho, đưa lúa gạo cũ ra tiêu thụ và nhập lúa gạo mới về để duy trì chất lượng sản phẩm luôn luôn tốt. Trong khi đó, lúa cũ khoảng 6-12 tháng là nguyên liệu thích hợp để chế biến gạo xuất khẩu có chất lượng tốt nhất, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của nhiều nước nhập gạo trên thế giới. Như vậy, nếu Cục Dự trữ Quốc gia kết hợp việc đảo kho lương thực dự trữ bảo hiểm để cung ứng lúa gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ góp phần rất tốt để ổn định nguồn cung ứng gạo xuất khẩu có chất lượng cao, tăng đáng kể hiệu quả xuất khẩu gạo nói chung và hiệu quả dự trữ bảo hiểm lương thực nói riêng.

Trong thời gian tới, Chính phủ cần nâng mức dự trữ gạo lên 2 triệu tấn và thực hiện ngay trước khi thời vụ Đông - Xuân bắt đầu, một nửa trong số đó là mua hàng hoá của Chính phủ, một nửa còn lại thực hiện theo cơ chế tạm trữ do các doanh nghiệp thực hiện như lâu nay. Con số 2 triệu tấn nói trên là căn cứ vào tình hình thực tế hai năm 2000 và 2001, con số thực tế các năm sau này phải

căn cứ vào tình hình sản xuất, khả năng xuất khẩu và diễn biến chỉ số giá hàng tiêu dùng. Chúng ta cần đứng trên quan điểm chung để mạnh dạn xử lý, không nên quá dè dặt, bỏ lỡ những cơ hội tốt xảy ra.

* Tổ chức khâu xuất khẩu.

Nhà nhập khẩu nước ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với nhà xuất khẩu gạo hoặc qua trung gian Việt Nam để nhập khẩu gạo. Thời gian thường kéo dài từ 22 đến 30 ngày. Đôi khi thời gian này tăng lên do những thủ tục về giấy tờ. Ví dụ như một nhà xuất khẩu được phép xuất 30.000 tấn gạo muốn xuất 10.000 tấn tại cảng Cần Thơ và 20.000 tấn tại cảng TP Hồ Chí Minh thì phải xuất trình chứng từ ở cả hai cảng. Khi hàng hoá đã sẵn sàng vẫn phải đợi giấy phép của Bộ Thương mại và mất rất nhiều thời gian để giải quyết.

Theo kinh nghiệm của những nhà xuất khẩu trước kia, cần có những chuyên gia giỏi để giải quyết các vấn đề trên. Họ có khả năng làm nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu gạo. Khâu trung gian có thể giải quyết những chi tiết quan trọng. Ngay cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo với số lượng lớn cũng sử dụng các dịch vụ trung gian quốc tế đối với một số thị trường. Những doanh nghiệp này biết cách hoàn thành những thủ tục phức tạp. Xu hướng hiện nay của các nhà xuất khẩu là phát triển các kênh trực tiếp. Tuy nhiên, cần có thời gian để xác lập quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng ở dạng kênh này.

Việc phân phối hàng hoá bao gồm vận chuyển và dự trữ hàng hoá trong suốt thời gian thực hiện kênh phân phối. Hiện nay, chi phí gửi hàng ở Việt Nam khá cao, cơ sở hạ tầng cầu cảng không tốt là những bất lợi của Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác. Cụ thể là chi phí cảng, chi phí bốc dỡ xếp hàng và các chi phí liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000 USD/tàu công suất 10.000 tấn (chiếm 1,6% giá gạo xuất khẩu) trong khi chi phí này ở Bangkok chỉ bằng một nửa. Ngoài chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ rất chậm, so với Bangkok ta chậm hơn 6 lần (nghĩa là tại Sài Gòn bốc dỡ được 1.000 tấn/ngày thì Bangkok là 6.000 tấn/ngày). Chậm trễ do sửa chữa và bốc xếp hàng thường làm tốn thêm khoảng

6.000 USD/ngày. Những hạn chế nói trên làm mất cơ hội về giá và đương nhiên người trồng lúa phải chịu dưới hình thức giá FOB thấp hơn.

Những bất lợi của ta về vận chuyển, bốc dỡ không thể khắc phục trong thời gian ngắn được, nhưng chúng ta cần nhận thức sâu sắc về điều đó để tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện tại, các tàu đến cảng Sài Gòn không thể xuất phát sau 3 giờ chiều và đến trước 9 giờ sáng, gây bất tiện và tốn kém cho các tàu nếu không cập cảng trong thời gian trên. Chúng ta có thể cho các tàu chạy trong đêm kênh chở gạo từ cảng này đến bờ biển Trung Quốc, hạn chế phần nào những bất lợi về cơ sở hạ tầng mà chúng ta chưa khắc phục được.

Ở chương 2, chúng ta đã nghiên cứu các kênh phân phối gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm tới, chúng ta có thể giảm bớt những bất cập của kênh phân phối hiện tại bằng cách áp dụng mô hình sau:

Người sản xuất

Tư thương Trạm thu mua

Nhà máy chế biến Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu-nhà phân phối

Bán buôn

Bán lẻ

Sơ đồ trên có thể chia hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam làm hai khâu. Ở khâu mua, gạo được đưa đến nhà máy chế biến bằng 3 cách: trực tiếp, qua tư thương và qua các trạm thu mua của Nhà nước. Với khâu mua này, chúng ta có thể phát triển mua gạo chế biến bằng cả hai cách trực tiếp và gián tiếp qua trung gian nên người sản xuất chủ động và linh hoạt hơn trong việc bán gạo, tránh tình trạng bị ép giá dẫn đến bán giá rẻ. Tuỳ từng khu vực cụ thể mà ta nên khuyến khích cách thu mua nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Ở khâu xuất khẩu chúng ta vẫn vận dụng các kênh cơ bản của Marketing- mix qua kênh cấp 1,2,3,4 tuỳ từng thị trường cụ thể. Tuy nhiên, gạo xuất khẩu Việt Nam từ trước đến nay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào trung gian nước ngoài, đặc biệt ở thị trường rất có tiềm năng của ta là châu Phi gây thiệt hại cho ta nhiều về giá gạo. Trong tương lai gần, chúng ta phải hạn chế những nhược điểm này, có thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các nước nhập khẩu gạo và chú trọng sử dụng giá CIF để linh hoạt hơn cho sự lựa chọn mức giá của các nhà nhập khẩu. Chúng ta cần tránh những kênh phân phối quá nhiều trung gian mà tập trung vào các kênh trực tiếp hoặc sử dụng ít trung gian để hạ thấp chi phí, giảm giá bán và tăng số lượng gạo xuất khẩu. Trong những năm tới, cần bổ sung các đại lý tại nước ngoài, đặc biệt là các nước nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam để thuận tiện hơn cho các giao dịch về gạo và đạt được hiệu quả cao nhất.

* Các kênh phân phối gạo của Thái Lan

Đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế, cần thấy rằng các kênh phân phối của Việt Nam còn chưa được Nhà nước quản lý một cách chặt chẽ. Các tư thương và doanh nghiệp Nhà nước còn chưa có sự phối hợp hài hoà trong việc

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w