I. Dự báo thị trường dầu mỏ trong thời gian tớ i
2. Dự đoán tình hình thị trường dầu mỏ giai đoạn 2003 – 2020
2.2 Nguồn cung cấp dầu trong giai đoạn tới
Theo dự đoán của IEO 2002, lượng cung dầu thế giới sẽ tăng so với mức
cung hiện nay dự đoán sẽ là 41 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Sản lượng tăng lên được dự đoán có nguồn gốc từ cả các nước thuộc OPEC và các nước ngoài khối OPEC. Trong đó 2/3 lượng dầu tăng là từ OPEC, các nước ngoài OPEC chỉ làm lượng cung tăng 1/3 – tức là 16 triệu thùng/ngày. Trong hai thập kỷ tới, thị
phần của các nước trong khối OPEC sẽ tăng lên đáng kể, trong khi thị phần của các nước ngoài OPEC sẽ giảm xuống vì trữ lượng có hạn. Tuy vậy chính phủ các nước này hiện đang xây dựng các chiến lược để đầu tư thăm dò khai thác các mỏ mới đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí và thúc đẩy việc xây
dựng các nhà máy lọc dầu ngay trong nước. Sản lượng của các nước OPEC vào
năm 2020 dự tính tăng thêm 26 triệu thùng/ngày. Trong bảng dự đoán nguồn
cung dầu của thế giới theo World Petroleum Assessment 2000 của U.S.
Geological Survey (USGS) chỉ ra dưới đây đưa ra dự đoán nguồn cung dầu từ năm 2000- 2025 (Theo dõi phụ lục 12).
Theo bảng số liệu này (Phụ lục 12) ta thấy sản lượng của OPEC cung ra
thị trường thế giới trong thời gian tới vẫn chiếm lượng lớn. Cũng theo nguồn tin
này, OPEC sẽ tăng sản lượng khoảng 3,3%/năm từ nay đến năm 2020. Tuy
nhiên, sản lượng này sẽ được điều chỉnh sát với lượng cầu trên thị trường. Dự đoán sản lượng của OPEC trong các năm 2005, 2010, 2015, 2020 trong các
trường hợp giá như sau:
Bảng 21: Sản lượng dầu mỏ của OPEC, 1990 – 2020
Đơn vị: Triệu thùng/ ngày
Năm giá tham khảo Giá dầu cao Giá dầu thấp
Lịch sử
1990 24,5 - -
2000 30,9 - -
2005 35,3 31,1 38,0
2010 42,1 34,3 47,1
2015 49.4 39,4 56,5
2020 57.2 45,6 66,2
Nguồn: Lịch sử: EIA, International Petroleum Monthly, DOE/EIA-0520 (11/2001).
Dự đoán: EIA, World Energy Projection System (2002). Trong hai thập kỷ qua, các nước ngoài khối OPEC đã không ngừng tăng
sản lượng dầu mỏ khi mà các nước OPEC hạ sản lượng để duy trì giá cao. Chính vì vậy mà thị phần của các nước Non-OPEC đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên theo dự đoán trong 2 thập kỷ tới, sản lượng của khu vực này sẽ vẫn tăng nhưng tốc độ khiêm tốn hơn do sản lượng có hạn. Sản lượng năm 2020 dự tính sẽ là 61,1 triệu thùng/ngày. Tình hình cung dầu của các nước Non-OPEC được thể hiện như bảng số liệu ở phụ lục 10.
Theo dõi tình hình giao dịch mặt hàng dầu mỏ trong những năm tới được
dự đoán là khá sôi động ở khu vực các nước đang phát triển, khu vực các nước
phát triển do nhu cầu trong các ngành công nghiệp đã bão hoà nên trong hai thập
kỷ tới lượng nhập khẩu vẫn tăng nhưng chậm và ít (chủ yếu phục vụ ngành giao thông vận tải). Tình hình giao dịch mặt hàng này được thể hiện ở bảng dự báo ở
phụ lục 11:Bảng dự đoán giao dịch dầu mỏ ở các khu vực trên thế giới, 2000- 2020.
Theo dõi bảng dự báo ta thấy, trong các năm tới, OPEC vẫn là khu vực
cung cấp dầu lớn nhất cho cả thế giới do đó các nước này vẫn có khả năng chi
phối đến thị trường. Trong nguồn cung ngoài OPEC, có khu vực lòng trảo
Caribê là khu vực có nhiều tiềm năng về dầu mỏ nhất. Hiện nay sản lượng của
khu vực này đã lên tới 1,8 triệu thùng/ngày. Dự tính vào 2010, sản lượng này
tăng lên 2,8 triệu thùng/ ngày và vào năm 2020 là 3,4 triệu thùng – sản lượng tương đương của các nước OPEC ở khu vực Nam Mỹ. Đây sẽ là một nguồn
nguồn cung và giúp các nước giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung ở khu vực Trung Đông.
Tóm lại, trong những năm tới, dầu thô vẫn là một trong những năng lượng
chủ yếu phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người. Đây tiếp tục sẽ là nguồn đầu vào quan trọng cho mọi nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn cầu
nói riêng mà chưa có một loại nguyên liệu nào có thể thay thế được. Nhu cầu
của mặt hàng này vẫn không ngừng tăng lên trong ít nhất là hai thập kỷ tới,
trong khi nguồn cung lại vẫn bó hẹp trong một số nước và khu vực như hiện nay, do đó tình hình giá cả sẽ còn biến động phức tạp hơn nữa. Mà nguồn "vàng
đen" này lại rất nhạy cảm với tình hình căng thẳng ở Trung Đông và bị chi phối
mạnh mẽ bởi các mưu tính kinh tế chính trị của các thế lực chủ chốt trên thị trường nên việc dự đoán giá cả là vô cùng phức tạp và khó lượng hoá. Trong thời gian tới, giá dầu được dự đoán là vẫn tiếp tục ở mức cao đến hết 2004, trong các năm tiếp theo giá có thể giảm nhưng không đáng kể do OPEC không ngừng tăng cường mở rộng khối, kết nạp thêm các thành viên mới để cùng các nước
này duy trì chính sách giá cao mà họ đã theo đuổi từ giữa thập kỷ 80.