Tình hình biến động của giá dầu mỏ trên thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI " docx (Trang 30 - 38)

I. Đặc điểm của sản phẩm dầu mỏ

2.3Tình hình biến động của giá dầu mỏ trên thị trường

1. Đặc điểm về nhu cầu dầu mỏ trên thế giới

2.3Tình hình biến động của giá dầu mỏ trên thị trường

Giá cả vốn dĩ là một yếu tố luôn được quan tâm trên thị trường mọi loại hàng hoá, nhưng đối với dầu mỏ ý nghĩa của giá càng đặc biệt quan trọng vì nó

tác động trực tiếp tới đời sống chính trị – kinh tế thế giới. Trong lịch sử, những

cú sốc giá dầu xảy ra trong giai đoạn 1973 – 1980 đẩy các nước công nghiệp

phát triển rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, hay sự sụt giá

xuống mức quá thấp năm 1986 đã giáng một đòn chí mạng vào OPEC đã làm cho thị trường này càng được chú ý nhiều hơn. Sau đây chúng ta cùng đi vào

xem xét tình hình biến động giá dầu qua các giai đoạn sau:

1.Giai đoạn trước năm 2000:

Trong giai đoạn này thế giới chứng kiến 2 cú sốc lớn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Thập kỷ 70 thế giới với hàng loạt các sự

kiện chính trị ở Trung Đông đã làm cho giá dầu tăng vọt từ 3 USD/thùng năm

1972 lên 12 USD/thùng cuối năm 1974. Lượng cung trên thị trường giảm mạnh

5 triệu thùng/ngày. Nguyên nhân là do cuộc chiến tranh Yom Kippur21. Giá dầu dao động ở mức 12-14 USD/thùng vào các năm 1974 – 1978. Bước vào năm 1979 đến năm 1981, giá dầu mỏ tăng vọt từ 13 USD/thùng lên 34 USD/thùng đã gây ra cú sốc dầu mỏ lần thứ nhất. Nguyên nhân là do một loạt các biến cố chính

trị22 xảy ra vào giai đoạn này làm lượng cung giảm mạnh ví dụ sản lượng Iraq

giảm 2,7 triệu thùng/ngày, của Iran giảm 600.000 thùng/ngày. Để duy trì mức

giá cao thì lần đầu tiên trong lịch sử của mình OPEC đã đưa ra hạn ngạch. Nhưng đến 20/1/1986 thì giá dầu Brent23 giảm xuống còn 20 USD/thùng, và chỉ 3 ngày sau đó còn 17 USD/thùng. Sự kiện Iran công bố những phát hiện mới về

dầu và đòi tăng hạn ngạch lên 6 triệu thùng/ngày và đang có vẻ thắng thế trong

cuộc chiến tranh với Iraq càng tăng thêm khó khăn cho OPEC trong việc duy trì giá cao. Hậu quả là tháng 2/1986, giá dầu sụt giảm nhanh chóng xuống còn 12,7 USD/thùng. Trong thời gian đó các nhà lãnh đạo OPEC đã liên tục gặp nhau

nhằm tìm giải pháp để quay lại thực hiện quota như trước đây nhưng thực tế họ không đạt được điều đó. Có thể nói vào tháng 3/1986 chiến lược phục hồi thị trường coi như đã thất bại hoàn toàn, làm giá dầu giảm xuống mức 11 rồi 9,8

USD/thùng. Cuối tháng 4 đầu tháng 5/1986 lại xảy ra hàng loạt các sự kiện khác như: Mỹ ném bom Liby, thảm hoạ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Phó tổng

thống Mỹ G.Bush tuyên bố ý định thuyết phục các nước xuất khẩu dầu mỏ cắt

giảm sản lượng và ổn định giá trong chuyến thăm Trung Đông, nhiều công ty

dầu ở Biển Bắc và Bắc Mỹ tuyên bố cắt giảm ngân sách thăm dò tìm kiếm vì tình trạng dư thừa dầu. Mặc dù những sự kiện kể trên là những nhân tố tích cực đối với thị trường này nhưng tác động của nó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Bằng chứng là cuộc họp của OPEC cuối tháng 4/86 không thành công và

21 Chiến tranh Yom Kippur xảy ra vào năm 1973 châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏđầu tiên trong lịch sử hiện đại giai đoạn 1973-1974.

22 Các biến cố chính trị xảy ra vào giai đoạn này gồm có: Cuộc chiến tranh Iran- Iraq đầu những năm 80, OPEC bắt đầu thực hiện hạn ngạch (quota) 1982.

giá dầu tháng 7/86 đã giảm xuống mức kỷ lục 8 USD/thùng, mức vô cùng thấp

so với các nguyên liệu thay thế khác như than đá, khí thiên nhiên v.v.

Bước vào đầu thập kỷ 90 với hai sự kiện chính trị nổi bật tác động đến giá

dầu là: Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và sự sụp đổ của nhà nước Liên Bang Xô Viết làm lượng cung trên thị trường giảm mạnh nâng giá dầu tăng vọt từ 18 usd

lên 25 USD/thùng. Sau chiến tranh vùng Vịnh giá dầu vẫn dao động ở mức 15 –

23 USD/thùng. Vào năm 1997 –1998, trên thế giới lại xảy ra 5 sự kiện kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính trị điển hình24 ảnh hưởng đến mức tiêu thụ dầu giảm mạnh.Giá dầu tụt

xuống dưới 12 USD/thùng vào tháng 11/1998. Trong một nỗ lực nhằm kéo giá

dầu cao trở lại thì 12/1998 các nhà lãnh đạo OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng trở lại và đầu năm 1999 OPEC đã kí được hiệp định song phương với 2 nước xuất khẩu dầu lớn ngoài OPEC là Mêxico và Nauy nhằm phối hợp thực

hiện chính sách duy trì giá cao. Vào quý 2/1999 sản lượng của các nước này đã giảm đồng loạt kéo giá dầu lên gấp đôi so với cùng kì năm tức nằm ở mức 24 – 25 USD/thùng. Tổng kết tình hình biến động của giá dầu đi kèm với các biến cố

chính trị xã hội trên thế giới trước năm 2000 ở biểu đồ sau:

Giá dầu và các sự kiện chính trị trên thế giới

23 Giá dầu chính trên thị trường London được chọn làm một trong những giá chuẩn của quốc tế.

24 Trong giai đoạn này có 5 sự kiện chính sau: Qatar trở thành nước xuất khẩu khí hoá lỏng nhiều nhất thế giới (1997), Hiệp định cắt giảm khí thải công nghiệp Kyoto (1997), Khủng hoảng tài chính tiền tệở Châu á (1997-1998), Tập đoàn dầu khí lớn nhất Anh quốc BP mua lại Amoco của Mỹ với giá 48,2 tỷ USD (5/1998), Tập đoàn Exxon mua lại Mobil trị giá 75,4 tỷ USD và sát nhập thành ExxonMobil, tập đoàn dầu khí hùng mạnh nhất toàn cầu (1998).

2. Giai đoạn 2000- 2003 :

Giá dầu mỏ giai đoạn 2000 – 2003 là một nguyên nhân trực tiếp gây nên sự suy giảm kinh tế thế giới hiện nay, đồng thời nó đã gây nên một số xáo động

trên thị trường tài chính quốc tế. Tổng kết tình hình biến động của giá dầu mỏ

trong thời gian này ở bảng dưới đây:

Bảng 5: Diễn biến giá dầu WTI25 giao ngay năm 2000-2003 Đơn vị: USD/thùng 2000 2001 2002 2003 Tháng 1 27,18 29,58 19,67 32,94 Tháng 2 29,35 29,61 20,74 35,87 Tháng 3 29,89 27,41 24,42 33,55 Tháng 4 25,74 28,64 26,27 28,50 Tháng 5 28,78 27,60 27,02 28,14 Tháng 6 31,83 26,45 25,52 30,72 Tháng 7 29,77 27,47 29,40 30,76 Tháng 8 31,22 27,45 28,38 31,59 Tháng 9 33,88 25,88 29,67 28,29 Tháng 10 33,08 22,21 28,85 Tháng 11 34,40 19,67 26,27 Tháng 12 28,46 19,33 29,42

Nguồn: the Dow Jones Energy Service

Bắt đầu năm 2000, để làm dịu đi các áp lực về giá, OPEC đã dần dần tăng sản lượng của mình lên. Tháng 3/2000, OPEC tăng sản lượng lên thêm 1,7 triệu thùng/ngày tương đương với 2% sản lượng thế giới. Thêm vào đó một phần để chấn an tinh thần đối với các lo ngại của một vài thành viên OPEC về tác hại

của chính sách giá cao trong dài hạn, các quan chức OPEC đã không chính thức điều chỉnh mức giá khung 22 – 28 USD/thùng và quy định tăng hoặc giảm sản lượng khoảng 500.000 thùng/ngày để điều chỉnh mức giá trở về khung giá nếu

giá thực tế dao động ngoài mức khung này trong vòng 20 ngày liên tục. Kết quả là OPEC đã tăng sản lượng lên 1,5 triệu thùng/ngày vào giữa 21/6 và đầu tháng 9. Tuy nhiên, trong năm 2000, giá dầu tăng rất nhanh lên 35 USD/thùng vào tuần đầu tiên của tháng 9 do nhu cầu tăng mạnh. Nguyên nhân của lượng cầu tăng mạnh là do nền kinh tế toàn cầu phục hồi với tốc độ phát triển cao nhất

trong vòng 3 năm gần đây ở mức 4,7% (so với mức 2,6% năm 1998 và 3,4%

năm 1999). Vào ngày 6/3/2000, giá dầu thô của các hợp đồng giao kì hạn tháng

4 trên thị trường New York đã đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm qua là 34,13 USD. Vào 20/9/2000 giá này đã nhảy lên đến mức 37,2 USD/thùng, và ngay trong phiên giao dịch sau giá nhảy lên 37,8 USD/thùng mức kỷ lục trong vòng

10 năm. Nguyên nhân của đợt leo thang này là do những căng thẳng trong quan

hệ Iraq và Cô-et. Đầu tháng 10/2000 giá dầu có giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở

mức giá cao 36 USD/thùng. Giá dầu giao tháng 11 ở NYMEX26 vẫn ổn định ở

mức giá cao. Tuy nhiên, tháng 11 giá dầu đã sụp giảm nhanh chóng do kinh tế

Mỹ suy thoái và lượng cung của OPEC trên thị trường quá nhiều. Ở Mỹ, cơ quan năng lượng nước này thông báo mức dự trữ chiến lược của nước này đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 1976 nên thị trường này rất nhạy cảm với những

biến động của nguồn cung trong ngắn hạn. Trong khi đó, ngày 26/6 tại Viên, các bộ trưởng OPEC đã nhất trí tăng hạn ngạch lên mức 25,4 triệu thùng/ngày vào

ngày 01/7/2000. Và sau đó còn thống nhất tăng thêm 800.000 thùng/ngày vào

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26 New York Exchange Merchandise là một trong những thị trường giao dịch lớn nhất của mặt hàng dầu mỏ trên thế giới.

ngày 1/10 (tức là lên mức 26,2 triệu thùng/ngày) để kéo mức giá xuống 28

USD/thùng. Và 500.000 thùng/ngày nữa được tăng thêm vào ngày 1/11. Vào 31/12 OPEC lại quyết định cắt giảm sản lượng vào 17/1/2001 vì giá thực tế bây

giờ chỉ còn 21,5 USD/thùng, tức giảm 1/3 so với giá tháng 10. Mặc dù vào cuối năm giá dầu đã giảm nhẹ nhưng nhìn chung giá dầu trong năm 2000 đã tăng lên

mức cao nhất trong vòng 17 năm qua.

Vào đầu năm 2001, tình hình thị trường này vẫn khá căng thẳng. Giá vẫn

duy trì ở mức cao do lo ngại nguồn cung từ OPEC giảm đi. Trong hội nghị tại

Viên hôm 17/1 các bộ trưởng của OPEC đã nhất trí giảm sản lượng đi 1,5 triệu

thùng/ngày do lo ngại giá dầu có xu hướng giảm. Sau đó, ngày 17/3 OPEC lại

cắt giảm sản lượng đi 4% tức là 1 triệu thùng/ngày có hiệu lực vào 1/4 để kéo

giá lên 25 USD/thùng. Nhưng sau quyết định này giá dầu đã tăng lên mức 26,78

USD/thùng. Sau sự kiện 11/9, giá dầu đã giảm nhanh xuống mức thấp nhất trong 2 năm vừa qua ở mức 22,01 USD/thùng. Có 3 nguyên nhân làm giá dầu xuống

dốc như vậy đó là: Thứ nhất, nền kinh tế thế giới đang suy giảm mạnh làm

lượng cầu dầu mỏ thấp đi. Thứ hai là không có tín hiệu nào OPEC sẽ cắt giảm

sản lượng. Thứ ba, các nước ngoài OPEC cũng không có ý định giảm sản lượng. Do đó giá dầu đã liên tục giảm từ 21,31 USD/thùng xuống 20,36 rồi còn 19,92 USD/thùng vào ngày 5/11/2001. Vào 26/12 thì giá dầu lại tăng lên 20,27 USD/thùng khi OPEC cắt giảm sản lượng, tức là tăng thêm 1,65 USD hay 8,4%

so với giá ngày 21/12/2001.

Giá dầu lại tiếp tục tăng nhanh vào đầu năm 2002. Trên thị trường New York

hôm 7/3, giá dầu nhẹ giao ngay ở mức 23,72 USD/thùng - mức cao nhất kể từ sau vụ

khủng bố 11/9. Giá dầu có chiều hướng tăng lên do OPEC và các nước ngoài OPEC giảm sản lượng, nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi và những căng thẳng mà Mỹ hướng về Iraq. Trong khi đó hôm 1/1, OPEC đã cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày (số lượng mà OPEC đã chính thức đưa ra hôm 29/12/2001). Và sản lượng dầu thô của 5 nước

ngoài OPEC cũng đã giảm đi 462,500 thùng/ngày. Thêm vào đó trong hội nghị các bộ trưởng của các nước xuất khẩu ngoài khối thì hai nước Mêxico và Nauy đã tuyên bố

tiếp tục cắt giảm sản lượng trong suốt quý 2/2002. Cũng trong buổi họp đó, Oman tuyên bố cắt sẽ duy trì sản lượng ở mức thấp nhất. Nhưng đáng chú ý hơn cả là việc Nga –

nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất ngoài OPEC đã tự nguyện cắt giảm 150.000

thùng/ngày vào cuối quý 2/2002 như một động thái quan trọng thể hiện sự hợp tác đầy

thiện ý với các nước trong khối OPEC. Những căng thẳng trong tình hình Iraq27 cũng

làm cho giá dầu tăng cao do đây là một trong những rốn dầu quan trọng của thế giới.

Kinh tế thế giới quý II/2002 đã phục hồi rất khả quan làm nhu cầu dầu mỏ tăng 1% so

với quý I. Vào hai quý cuối năm 2002, giá dầu tiếp tục leo thang do cuộc đình công ở

Vênêzuela28 và nguy cơ xảy ra chiến sự ở Iraq. Trong suốt 9 tháng đầu năm 2002, sản lượng của Vênêzuêla giảm 170.000 thùng/ngày dừng lại ở con số 2,9 triệu thùng/ngày. Mà trong số 2,9 triệu thùng đó thì đã tiêu dùng mất 466.000 thùng chỉ còn khoảng 2,4

triệu thùng để xuất khẩu. Trong khi đó tình hình chính trị xã hội ở nước này vẫn tiếp tục

rối ren. Kết quả là giá dầu trên thị trường New York nhảy lên mức 30 USD/thùng - mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá cao nhất kể từ tháng 1/2002. Các vấn đề xung quanh việc Iraq phát triển vũ khí hạt

nhân giết người hàng loạt và nghị quyết 1441 của Liên hợp quốc29đối với nước này làm thị trường dầu mỏ càng nóng lên. Một cuộc chiến có thể xảy ra ở Iraq đã làm giá dầu tăng thêm 40% so với mức giá đầu năm 2002. Giữa tháng 8/2002, giá dầu giảm nhẹ từ

28,47 xuống còn 28,35 USD/thùng và trong suốt tuần tiếp theo giảm còn 27,93 USD sau khi các thanh sát viên của Liên hợp quốc tới Iraq. Và giá tiếp tục giảm còn 25,91 USD/thùng vào 26/10 và còn 23,55 USD/thùng vào đầu tháng 11 khi vấn đề của Iraq

tạm thời lắng xuống. Không lâu sau đó giá dầu lại tăng lên khi các thanh tra của Liên hợp quốc quay trở lại Iraq cộng thêm tình hình căng thẳng ở dải Gara giữa Israel và

Palestin làm gián đoạn nguồn cung. Ngày 14/12/2002 giá dầu nhay từ mức 25,92

USD/thùng lên 27,79 USD/thùng vì các nước OPEC cắt giảm sản lượng xuống còn 21,7 triệu thùng/ngày để phản đối cuộc Mỹ tấn công vào Iraq. Sau đó cũng trong tháng

này hôm 27, giá dầu thô lại tăng lên 32,72 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 11 vì

27 Tháng 10/2002, Tổng thống Bush đưa ra lời đe doạ tấn công Iraq để ngăn chặn việc phát triển vũ khí giết người hàng loạt (Weapons of Mass Destruction)

cuộc đình công ở Vênêzuela đã bước sang tháng thứ 2 và nguy cơ cuộc chiến do Mỹ

cầm đầu nhằm vào Iraq đang đến nhanh.

Sang đầu năm 2003, thế giới đã chứng kiến tình hình rối loạn trên thị trường dầu mỏ với việc giá leo thang nhanh chóng. Hôm 3/1 giá ở mức 33,06 thì

hôm 21/1 đã nhảy lên 34,61 USD/thùng. Giá dầu tháng 1/2003 đã nhảy lên cao

hơn mức dự tính do nguy cơ chiến tranh ở Iraq, tình hình dự trữ chiến lược của

Mỹ xuống thấp nhất và cuộc đình công chưa dứt ở Vênêzuêla. Giá dầu WTI30 giao sau vào tháng 1 đã nhảy lên 36 USD/thùng. Giá tháng 2 cao hơn tháng 1 là

3 USD/thùng. Giá WTi giao ngay là 35,83 USD/thùng sau đó nhảy lên 36,04 USD/thùng. Giá dầu Brent giao ngay cũng tăng từ 1,3- 1,6 USD/thùng vào tháng 2. Hôm 28/2, giá dầu thô nhẹ của Mỹ đã nhảy vọt lên mức 38,74 USD/thùng do

nguy cơ chiến tranh Iraq đến rất gần. Đầu tháng 3, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao nhưng có xu hướng giảm xuống mặc dù Mỹ chuẩn bị tấn công Iraq và có xảy ra đình công ở Nigiêria.Trước chiến tranh Iraq, giá dầu lại giảm đi 10% - vì dự đoán rằng chiến tranh sẽ kết thúc nhanh chóng và Iraq lại có thể xuất khẩu được

dầu mỏ ngay sau đó. Giá dầu Brent giao tháng 5 đã giảm 3,08 USD/thùng xuống

còn 29,88 USD/thùng trên thị trường London – tức là giảm 13% - mức giảm cao

nhất kể từ tháng 12/2001. Vào 20/3/2003, ngày đầu tiên Mỹ tấn công Iraq, giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI " docx (Trang 30 - 38)