Tác động của giá dầu tăng đến kinh tế Mỹ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI " docx (Trang 52)

III. Tác động của giá dầu tăng đến một số nước và tổ chứ c

1. Tác động của giá dầu tăng đến kinh tế Mỹ

Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, và cũng là nước tiêu thụ và nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2001, Mỹ phải nhập

khẩu 55% lượng tiêu dùng trong nước, khoảng 10,9 triệu thùng/ngày. Năm 2002, nước này tiêu thụ khoảng 19,7 triệu thùng/ngày trong đó lượng nhập khẩu

chiếm tới 58% tương đương 11,4 triệu thùng/ngày. Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ

còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do trữ lượng dầu mỏ của nước này ngày càng giảm đi còn nhu cầu lại tăng cao theo đà phát triển của kinh tế. Theo các

nhà kinh tế đến năm 2025, Mỹ phải nhập khẩu 60–70% lượng tiêu dùng trong

nước, tức là khoảng 22,5 triệu thùng/ngày. Do nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ cao

nên trong thời gian qua nền kinh tế Mỹ đã bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng.

Tốc độ tăng trưởng của nước này liên tục phải điều chỉnh sau các đợt giá dầu leo

thang. Theo tổng kết của EIA thì trong 9 lần suy thoái kinh tế gần đây nhất của

Mỹ có tới 8 lần là đi kèm với các đợt giá dầu leo thang. Hiện tượng dựa quá

nhiều vào việc nhập khẩu dầu mỏ đã làm cho kinh tế Mỹ cực kỳ nhạy cảm với các động thái tăng giá của mặt hàng này. Đây cũng là một trong những bằng

chứng điển hình về những tác động tiêu cực của giá dầu cao đến nền kinh tế

Mỹ40 nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Theo Báo cáo về tình hình năng lượng hàng tháng của EIA thì giá dầu mỏ

giảm trên thị trường thế giới giai đoạn 1997 - 1998 đã tiết kiệm chi phí nhập

khẩu khoảng 20 triệu USD so với 2 năm trước. Tuy nhiên xu hướng giá dầu tăng

cao từ cuối năm 1999 đến nay đã làm cho chi phí nhập khẩu mặt hàng này tăng

vọt. Nếu như năm 1999, chi phí nhập khẩu dầu mỏ chỉ là 60 tỷ USD thì đợt leo

thang của giá dầu năm 2000 đã nâng chi phí nhập khẩu nhảy lên con số 109 tỷ

USD- tức làtăng 81,2% so với năm 2000. Năm 2001, chi phí nhập khẩu mặt

hàng này là 94 tỷ USD, có giảm đi do giá dầu giảm xuống đôi chút vào cuối năm 2001. Nhưng đến năm 2002, đặc biệt là sau khi Nhà Trắng đưa ra lời đe

doạ tấn công Iraq làm giá dầu mỏ tăng vọt lên mức xấp xỉ 40 USD/thùng thì chi phí của Mỹ để nhập khẩu mặt hàng này lại tăng trở lại, năm 2002 Mỹ phải chi

122 tỷ USD cho dầu mỏ nhập khẩu. Tính riêng chi phí cho nhập khẩu mặt hàng này từ tháng 9/2002 đến hết năm 2002, số tiền chi cho nhập khẩu đã tăng lên

10% so với cùng kì năm trước. Chín tháng đầu năm 2003, Mỹ đã phải chi tới

107 tỷ USD cho nhập khẩu dầu mỏ – số tiền này tương đương với mức chi của

cả năm 2000. Tổng thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ do giá dầu thô tăng trong 4 năm qua đã nhảy lên con số 778 tỷ USD.

Theo mô hình Sinai-Boston41 của tiến sĩ Allen Sinai, chủ tịch của Primark

Decision Economics thì giá dầu tăng 10 USD liên tục trong 1 năm sẽ làm giảm

tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ, làm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, năng suất lao động tăng chậm đi, gây ra tình trạng lạm phát cao và thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo. Cũng theo mô hình này giá dầu tăng 10 USD làm tốc độ tăng trưởng kinh

tế của Mỹ giảm 1% hàng năm so với dự đoán, làm tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,3%, năng suất lao động giảm đi 0,2%. Giá cả tiêu dùng và lãi suất tăng còn các chỉ số

chứng khoán giảm, ví dụ như S&P 500. Và ảnh hưởng của giá dầu cao đến kinh

tế Mỹ được thể hiện như sau:

Bảng 11: Tác động vĩ mô của giá dầu tăng 10 USD/thùng đến kinh tế

Mỹ

Mức tăng trưởng GDP thực tế (%) 2000 2001 2002 Tổng GDP thực tế (tỉ $ 96) - 0,1 - 0,4 - 0,8

GDP danh nghĩa (tỉ $) -5,6 - 40,2 - 121,4

Lợi nhuận sau thuế (tỉ $) - 50 21,1 - 30

Tỉ lệ thất nghiệp (%) 11,2 9,7 - 7

Quỹ lương của khu vực phi nông nghiệp (triệu người) - 0,077 0,1 0,3 Tỷ lệ tăng năng suất lao động (%) 0,0 - 0,361 - 1.062 Lạm phát (% điểm)

Chỉ số giá GDP

0,0 - 0,2 - 0,2

CPi – U 0.4 1,2 0,3

Chỉ số giá bán buôn 1,2 1,9 0,2

S&P 500 ESP ($/ share) 0,05 0,66 0,1

Tỷ lệ lãi suất (%) Quỹ liên bang

Trong kho bạc (1 năm) Trong kho bạc (30 năm)

0,01 - 0,01 - 0,02 0,03 0,1 0,14 - 1,33 0,04 0,1

AAA- Equiv.Corp.New Issue -0,01 0,1 0,06

Chỉ số giá chứng khoán S$P 500 (Index points)

- 3,2 1,2 - 16,5

Nguồn:Báo cáo số 8 tháng 11/2002 của ACCF – American Council for Capital Formation

41 Mô hình Sinai- Boston xem xét tác động của giá dầu đến nền kinh tế Mỹ với hơn 1.100 biến số khác, trong đó có xem xét cả tổng cầu, tổng cung, sản lượng sản xuất , tình hình thị trường tài chính, tiền thu thuế của liên bang. bảng trên xem xét giá dầu tăng từ quý3/2000 với giả thiết các chính sách của quỹ dự trữ liên bang không thay đổi.

Theo bản tổng kết kinh tế Mỹ của hãng Marco International, Inc., ra ngày 27/5/2003 thì từ giữa tháng 5/2003 nền kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm, GDP

chỉ tăng 0,25%. Vào ngày 6/11/2002, Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã cắt giảm lãi suất

xuống còn 1,25% nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhưng có vẻ không đem

lại hiệu quả như mong muốn vì giá dầu mỏ tăng quá cao trong giai đoạn này. Năm

2002, sau nhiều nỗ lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng thì tốc độ tăng GDP của nước này chỉ dừng lại ở con số 2,4% trong khi mức dự đoán ban đầu khi chưa có

cuộc leo thang của giá dầu là 3,5%. Năm 2003, dự đoán ban đầu của các nhà kinh tế của IMF là 3,2% nhưng nay họ đã phải liên tục điều chỉnh mức tăng trưởng đó,

gần đây nhất hôm 10/9/2003 các chuyên gia kinh tế của IMF dự đoán kinh tế Mỹ

2003 chỉ tăng trưởng với tốc độ 2,6% do tình trạng xa lầy của Mỹ ở Iraq và ảnh hưởng của giá dầu tiếp tục ở mức cao. Trong năm tài khoá 2002, cán cân vãng lai

thâm hụt 10% do chi phí nhập khẩu dầu mỏ tăng cao kéo theo ngân sách liên bang

thâm hụt khoảng 180 tỷ USD trong khi năm 2001số tiền thặng dư trong ngân sách

liên bang lên tới con số 127 tỷ USD. Năm tài khoá 2003, dự tính mức thâm hụt

ngân sách liên bang sẽ là 300 tỷ USD, sự thâm hụt này là do nhiều nguyên nhân

nhưng giá dầu cao cũng làm ngân sách liên bang của Mỹ thâm hụt 5,12% trong

năm 2002 và dự tính là 5,38% năm 2003.

Giá dầu và tốc độ tăng trưởng Mỹ có mối liên hệ mật thiết theo tỷ lệ

Giá dầu tăng liên tục từ quý 3/2000 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế

của Mỹ chững lại. Xem bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ và tỷ lệ lạm phát

của nước này trong thời gian qua và dự tính trong năm 2004.

Nguồn: World Prospects của Ray Barrell

tháng 4/2003.

Nếu như quý 1/2000 tốc độ tăng GDP của

Mỹ đạt tới 5,25% thì vào quý IIi của năm này giá dầu tăng đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này giảm hẳn chỉ còn 1%. Và từ đó nền kinh

tế Mỹ chững lại vào năm 2001 do cuộc khủng bố 11/9. Sau khi phục hồi và bước qua "bóng đen 11/9" thì nền kinh tế Mỹ liên tục vấp phải các cuộc leo thang của

giá dầu mỏ làm nền kinh tế phục hồi chậm với tốc độ tăng trưởng khá khiêm tốn dưới 3%. Đặc biệt là trong quý III/2002 và quý I/2003 do nguy cơ chiến tranh Iraq làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ của thế giới và tình trạng xa lầy của quân đội Mỹ đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống thấp, riêng tác động của

giá dầu cũng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 1%.

Tình trạng giá dầu leo thang không những đã gây ra tác động xấu đến tình hình kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của dân chúng. Do

giá dầu tăng nên chi tiêu cho năng lượng của các hộ gia đình cũng tăng lên đáng

kể, làm cho thu nhập của các hộ gia đình giảm đi tương đối. Tỷ trọng chi phí năng lượng tính trên lương ở các mức thu nhập của các hộ gia đình được phản

ánh ở bảng số liệu sau:

Bảng 12: Chi phí năng lượng và thu nhập của hộ gia đình

Mức thu nhập của hộ

gia đình (US $)

Chi tiêu/ hộ (USD) tỷ lệ %

50.000 – 9.999 977 9,8 – 19,5 10.000 – 14.999 1.051 7 – 10,5 15.000 – 19.999 1.163 5,8 – 7,7 20.000 – 24.999 1.182 4,7 – 5,9 25.000 – 34.999 1.302 3,7 – 5,2 35.000 – 44.999 1.379 2,75 – 3,9 50.000- 74.999 1.493 2,0 – 3,0 Trên 75.000 1.809 2,2

Nguồn: Báo cáo số11 của ACCF.

Tuy rằng việc tiêu dùng năng lượng của dân Mỹ trong 2 thập kỷ qua đã giảm đi tới 50% nhưng phần thu nhập dành cho chi phí năng lượng vẫn chiếm tỷ

trọng cao. Trong 3 năm qua, các hộ gia đình đã phải gánh chịu áp lực nặng nề từ

việc giá dầu mỏ tăng. Bỏ qua các biến động khác ảnh hưởng đến chi tiêu của các

hộ gia đình thì giá dầu mỏ tăng đã làm cho phần chi tiêu dành cho năng lượng

nhảy vọt lên mức 600 USD/năm, nếu hạn chế tiêu dùng ở mức tối đa thì chi phí này tốn hết 500 USD/năm. Do giá dầu thô tăng mạnh nên giá các sản phẩm từ

dầu mỏ trong đó có xăng tiêu dùng tăng khoảng 30% ở mức 0,5 - 0,7 USD/gallon. Tính trung bình trong 1 năm, một chiếc ôtô tiêu tốn khoảng 360

USD, một gia đình có thu nhập trung bình ở Mỹ có khoảng 1,8- 2 chiếc xe, như

vậy mỗi năm họ phải tiêu ít nhất hết 600 - 800 USD. Do năng lượng từ dầu mỏ

là nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống con người, nên khi giá tăng thì chính những người có thu nhập thấp là người bị tác động nhiều nhất từ đó làm đời

sống của nhân dân kém đi. Điều này được phản ánh ở bảng sau:

(Thời gian: trong mùa đông) 2000 - 01 2001 – 02 2002 - 03 2003 – 04 Khí gas Mức tiêu thụ (cmf) Chi phí ($) 91,1 944 81,3 600 95,2 797 91,8 864 Heating oil Mức tiêu thụ (cmf) Chi phí ($) 731 999 589 648 757 1.010 696 921 Chất Propnane Mức tiêu thụ(cmf) Chi phí ($) 979 1.336 803 888 941 1.152 907 1.111 Nguồn: Báo cáo số 11 của ACCF. Dầu mỏ tăng giá còn gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng thất nghiệp và tiền lương. Khi giá năng lượng tăng (chủ yếu là do giá dầu mỏ tăng) làm cho giá cả

của tất cả các mặt hàng khác tăng theo trong khi đó thì tiền lương tăng chậm hơn

nhiều làm cho đời sống đại bộ phận dân chúng lao động kém đi. Đi kèm với nó

là tình trạng thất nghiệp gia tăng, trong 3 năm qua đã có thêm 1,8 triệu người

thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Tổng thiệt hại của những người thất nghiệp lên tới 10,1 triệu USD. Theo các dự đoán mới đây, giá dầu mỏ tăng làm chi phí năng lượng tăng cao làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, điều đó được thể hiện ở biểu sau:

Bảng 14 : Tác động của giá dầu mỏ tăng đến tình trạng việc làm từ 2005 –2020 Năm 2005 2010 2015 2020 Số việc làm (%) Tất cả các ngành Ngành sản xuất - 0,7 - 1,9 - 1,3 - 2,8 - 0,9 - 2,0 - 0,3 - 0,5 Số việc làm (triệu người)

Ngành sản xuất - 0,3 - 0,5 - 0,3 - 0,1 Mức lương (mốc tính 1996)

Theo giờ sản xuất - 1,3 - 1,5 - 1,1 - 1,9

Tỷ lệ thất nghiệp 0,6 1,2 0,8 0,3

Nguồn: Báo cáo số 11 của ACCF Tóm lại, trong 3 năm qua do giá dầu mỏ tăng cao liên tục có thời điểm lên tới 90% giá cùng kì năm trước đã tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ, gây ra cho nước này những cú sốc kinh tế. Tuy giá dầu trong 3 năm qua không lên cao như

mức giá của các năm 1973, hay năm 1991, nhưng nó cũng đã làm cho tốc độ

tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm trung bình mỗi năm là 0,5%, làm cho lạm phát tăng 0,7%, làm cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tiêu cực, các hoạt động sản

xuất kinh doanh bị thu hẹp hơn, đời sống nhân dân khó khăn hơn.

2.Tác động của giá dầu tăng đến khu vực EU:

Với 375 triệu dân, chiếm 6% dân số toàn cầu nhưng lại chiếm 15% tổng

tiêu thụ năng lượng thế giới. Trong đó dầu mỏ chiếm 19%, than 10%, khí đốt

16%, và uran chiếm 35%. Tuy tỷ trọng dầu mỏ trong cán cân năng lượng không

lớn lắm nhưng so với các nước khác, khu vực này tiêu thụ lớn thứ hai thế thế

giới, bằng 82% lượng tiêu thụ của Mỹ. Năm 2000, tiêu thụ số năng lượng tương đương 1454 tấn dầu trong đó 41,7% là từ dầu mỏ. Lượng dầu nhập khẩu trong

những năm qua của khu vực này luôn tăng với tốc độ khoảng 4% năm, với các

con số 437, 478, 502, 518 (đơn vị triệu tấn) trong các năm từ 2000 đến 2003.

Mức độ phụ thuộc cao vào nhiên liệu nhập khẩu đặc biệt là dầu mỏ đã và đang ảnh hưởng rõ nét lên toàn bộ nền kinh tế EU, đặc biệt là sản xuất điện, giao

thông vận tải và cung cấp năng lượng cho nhà ở và sinh hoạt. Năm 2001, 455 lượng dầu tiêu thụ của EU nhập khẩu từ các nước OPEC, trong đó 30% từ các nước Vùng Vịnh, nên kinh tế khu vực này bị ảnh hưởng rất mạnh do nguồn cung

dầu ở khu vực Vùng Vịnh bị gián đoạn. Tuy hầu hết các nước trong EU đều

tham gia vào Tổ chức năng lượng quốc tế (EIA) và đều có lượng dự trữ tương đối (đảm bảo tiêu dùng trong khoảng 100-120 ngày) nhưng những biến động

trong giá dầu giai đoạn 2000-2003 cũng đã và đang để lại hậu quả lớn ở khu vực

này. Theo EIA nhận định "Trong điều kiện giá dầu luôn biến động bởi các mưu

tính chính trị quốc tế và chiến trang cục bộ, EU sẽ chịu nhiều hậu quả; Giá dầu tăng lên 10 USD/thùng thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ giảm 0,5%

". Các chỉ số kinh tế vĩ mô dưới đây sẽ phản ánh rõ điều đó:

Bảng 15: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của khu vực đồng Euro42

Đơn vị: % thay đổi so với năm trước

Q4/2003 1998 1999 2000 2001 Q2/ 2002 Q4/ 2002 điểm khoảng GDP 2,8 2,6 3,3 1,6 0,9 1,2 2,2 2,9_1,2

Tiêu dùng tư nhân 3,0 3,2 2,5 2,0 1,7 1,8 2,1 1,4_2,7

Chi tiêu chính phủ 1,2 2,1 1,9 2,0 1,8 1,5 0,9 0,5_1,4

Đầu tư tư nhân 5,1 5,3 4,3 -0,4 -1,2 -1,4 0,2 -3_2,2

Hàng tồn kho/GDP 0,5 0,3 0,3 0,0 0,1 0,2 0,3 0_0,5

Xuất khẩu 7,0 5,1 11,2 3,3 0,0 2,3 9,1 6,8_11

Nhập khẩu 9,5 6,9 10,2 2,0 -0,3 2,1 8,3 5,4_10

Thất nghiệp 10,5 9,5 8,6 8,3 8,4 8,4 8,1 7,5_9,2

Thương mại thế giới 5,7 6,8 12,0 1,5 -0,8 1,7 10,3 8_12,4

Tỷ giá danh nghĩa 2,2 -5,9 -11,3 1,9 0,1 -3,0 -1,0 -7_4,0

Tỷ giá thực tế 1,9 -5,7 -10,4 2,8 0,5 -3,1 -1,3 -7_ 3,5 Lãi suất ngắn hạn 3,9 3,0 4,4 4,4 3,5 3,5 3,8 NA NA Lãi suất dài hạn 4,7 4,7 5,4 5,1 4,8 4,8 5,2 4,5_6,2 Lương 1,7 2,3 3,3 2,7 2,7 2,9 2,7 2,0_3,3 Chi phí lao động 1,7 2,3 3,3 2,7 2,4 2,5 2,3 1,5_3,1

42 Dưđoán theo mô hình EFN, mức thay đổi % trung bình so với cùng kì năm trước, ngoại trừ tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất là mức thực tế và chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng độ tăng so với năm trước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG GIÁ DẦU THÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI THỜI GIAN VỪA QUA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỀN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI " docx (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)