I. Dự báo thị trường dầu mỏ trong thời gian tớ i
2. Dự đoán tình hình thị trường dầu mỏ giai đoạn 2003 – 2020
2.1 Dự đoán nhu cầu dầu mỏ của thế giới:
Trong hai thập kỷ tới, dầu mỏ vẫn được dự đoán là nguồn năng lượng chủ
yếu cho nền kinh tế thế giới, khoảng 40% trong cán cân năng lượng toàn cầu.
Nhu cầu hàng năm dự đoán tăng 2%, từ mức 80 triệu thùng/ngày vào năm 2003
lên 118,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Ở các nước công nghiệp phát triển,
nhu cầu sử dụng dầu mỏ tăng chậm hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều, ở
mức 1,3% mỗi năm, vì thị trường dầu mỏ ở các nước này đã đạt mức bão hoà ở
hầu hết các ngành công nghiệp, ngoại trừ ngành điện. Đồng thời việc sử dụng
dầu mỏ cũng giảm đi vì khí ga (LPG) sẽ trở thành nhiên liệu chủ yếu cho ngành
điện trong những năm tới.
Bảng dự báo cơ cấu năng lượng trong hai thập kỷ tới:
2 0 2 0 0 1 0 0 0 2 0 0 0 3 0 0 0 4 0 0 0 5 0 0 0 6 0 0 0 1 9 7 0 1 9 8 0 1 9 9 0 2 0 0 0 2 0 1 0 O i l O t h e r R e n e w a b le s H y d r o N u c l e a r C o a l G a s
Và cơ cấu tỷ trọng của các nhiên liệu như sau (đơn vị %):
2005 2008 2010 2020
Dầu mỏ 41,1 41,0 40,3 39,2
Khí gas tự nhiên (LPG) 22,3 22,6 24,1 26,6
Nhiên liệu dạng rắn 26,2 26,1 26,3 25,8
Năng lượng nguyên tử 10,4 10,3 10,3 8,5
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Các nước đang phát triển ở Châu Á được dự báo là có nhu cầu dầu mỏ tăng cao nhất, khoảng 3,7%/năm và chiếm tới 35% tổng lượng dầu tiêu dùng
tăng trong những năm tới (Xem hình dưới). Và hàm lượng dầu mỏ trong các
sản phẩm ở các nước đang phát triển vẫn nhiều hơn ở các nước phát triển. Quá
trình công nghiệp hoá ở các nước này sẽ vẫn đòi hỏi nhiều năng lượng so với
sản lượng. Thậm trí trong ngành giao thông vận tải, xăng dầu cho xe cộ ở các nước đang phát triển cũng cần nhiều nhiên liệu hơn.
Nếu như trong các năm 2001 – 2003 nhu cầu dầu mỏ trên thế giới tăng
khá khiêm tốn, chỉ khoảng 100.000 thùng/ngày, thì từ năm 2004, theo nhiều dự đoán nhu cầu mặt hàng này sẽ tăng đáng kể do nền kinh tế thế giới sẽ có khả năng phục hồi. Trong các lĩnh vực tiêu thụ dầu mỏ trong nền kinh tế thì ngành giao thông vận tải sẽ tiêu thụ nhiều nhất. Theo ước tính của IEO 2002, vào năm
2020, ngành giao thông vận tải sẽ tiêu thụ 55% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, và sẽ khônsg có bất kỳ loại nhiên liệu nào có thể thay thế hiệu quả cho dầu trong khi lượng xe môtô- ôtô cá nhân sẽ tăng lên đáng kể ở hầu hết các nước đang phát triển. Sau đây chúng ta cùng xem xét nhu cầu năng lượng của từng
khu vực trên thế giới:
Khu vực Bắc Mỹ: Lượng tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ ở khu vực này
dư đoán tăng khoảng 10,3 triệu thùng/ngày từ năm 1999 đến năm
2020, ở mức 1,8%/năm. Đây là khu vực có nhu cầu dầu mỏ tăng cao
nhất trong khu vực các nước công nghiệp phát triển. Do tác động suy
giảm của kinh tế toàn cầu và thực trạng kinh tế Mỹ không mấy sáng
sủa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ của khu vực này. Theo dự đoán, trong những năm tới Mỹ vẫn là nước có nhu cầu dầu mỏ lớn nhất
thế giới, vẫn chiếm khoảng 1/4 tổng nhu cầu toàn cầu. Dự đoán nhu
cầu của Mỹ tăng 1,5%/năm đến năm 2020 và tỷ trọng dầu mỏ trong cán cân năng lượng của nước này tăng chậm, từ 39,4% năm 1999 lên
39,7% năm 2020, tương đương 26,7 triệu thùng/ngày. Trong khi nhu cầu ở Mỹ tăng cao như vậy thì ở Canada, nhu cầu dầu mỏ chỉ tăng 0,5
triệu thùng/ngày từ nay đến năm 2020 và cũng dùng cho ngành giao thông vận tải là chủ yếu. Bức tranh về nhu cầu năng lượng ở mêhico lại sinh động hơn 2 nước công nghiệp phát triển trong khu vực, nhu
cầu dầu mỏ của nước này dự đoán tăng cao ở mức 4,1% từ nay đến năm 2020. Trong đó, tiêu thụ của ngành giao thông vận tải chiếm tới 50%. Lượng dầu mỏ của mêhico tiêu thụ năm 2020 được dự đoán là 4,6 triệu thùng/ngày – tức là cao hơn 2 lần so với mức tiêu thụ năm
2002 (khoảng 2 triệu thùng/ngày) do tốc độ tăng dân số của nước này cao.
Khu vực Tây Âu: Dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất phục vụ
đời sống và sản xuất của khu vực này. Tuy nhiên nhu cầu dầu mỏ trong
những năm tới lại tăng thấp nhất thế giới, chỉ 0,6%/năm. Nếu như mức
tiêu thụ năm 1999 là 13,9 triệu thùng/ngày thì ước tính năm 2020 lượng tiêu thụ mỗi ngày chỉ khoảng 15,8 triệu thùng, và lượng tăng
thêm cũng chủ yếu phục vụ ngành giao thông vận tải.
Các nước công nghiệp hoá ở Châu Á: Danh sách các nước này gồm:
Nhật Bản, Australia, New Zealand - đều là các nước phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, và Nhật Bản chiếm 81% tổng lượng nhập khẩu
của cả khu vực. Nhu cầu dầu mỏ của khu vực này tăng ở mức khá
khiêm tốn khoảng 0,9%/năm – tức là tăng mức tiêu thụ từ 6,9 triệu thùng/ngày năm 1999 lên 8,3 triệu thùng/ngày vào năm 2020, trong đó lượng tăng phục vụ cho ngành giao thông vận tải là chủ yếu.
Các nước đang phát triển ở Châu Á: Các nước đang phát triển ở
Châu Á là tâm điểm chú ý của nhu cầu dầu mỏ gia tăng. Trong một
thập kỷ tới, Trung Quốc được dự đoán là sẽ vượt qua Nhật Bản vươn
lên thành nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất ở Châu Á và đứng thứ hai thế
giới chỉ sau Mỹ. Với ngành giao thông vận tải đang phát triển mạnh, đặc biệt là lượng ôtô tiêu thụ mạnh ở thị trường nước này, sẽ làm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tăng lêm ở mức 4,3%. Và ước tính vào năm 2020, lượng dầu mỏ tiêu thụ của nước này là 10,5 triệu thùng/ngày (so với
Nhật Bản là 6,4 triệu thùng/ ngày). Ngành giao thông vận tải của nước
này dùng hết 14% tổng năng lượng tiêu thụ của toàn nền kinh tế. Trong
ngành này thì các phương tiện giao thông vận tải của cá nhân tiêu tốn
70%. Các sản phẩm dầu khác được tiêu thụ ở Trung Quốc trong thời
gian tới tăng 3,2%/ năm. Nước láng giềng lớn của Trung Quốc là ấn Độ cũng được dự đoán là có nhu cầu dầu mỏ tăng 4,6%/năm. Vào năm
2020, mức tiêu thụ của nước này là 4,9 triệu thùng/ngày, và sẽ nhập
khẩu khoảng 1,3 triệu thùng/ngày. Ngành giao thông vận tải của nước
này dự tính sẽ tiêu thụ hết 80% lượng dầu tăng thêm, trong đó chủ yếu là dưới dạng diesel.
Các khu vực khác: Nhìn chung các khu vực khác trên thế giới đều có
nhu cầu tiêu thụ dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ tăng lên. Ví dụ ở Châu
Á có Hàn Quốc, nước nhập khẩu đứng hàng thứ 4 ở khu vực có nhu
cầu tăng hàng năm được dự đoán là tăng 1,9% - năm 2020 nhu cầu của nước này ước tính khoảng 3,0 triệu thùng/ngày trong đó 90% là dựa
vào nhập khẩu. Hay các nước ở khu vực Trung và Nam Mỹ có nhu cầu được dự đoán là tăng từ 4,7 triệu thùng/ngày lên 8,8 triệu thùng vào
năm 2020, trong đó nhu cầu dầu mỏ của Brazil chiếm tới 47% của cả
khu vực với nhu cầu tăng từ 2,0 triệu thùng/ngày hiện nay lêm 3,9 triệu thùng vào năm 2020 (tỉ lệ tăng 3,3%/năm tương đương của Ấn Độ).
Khu vực các nước Châu Phi cũng được dự đoán là có nhu cầu dầu tăng 3,6%/năm. Trong khi nhu cầu ở các nước đang phát triển ở các khu
vực trên thế giới đều có nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và các sản phẩm từ
dầu tăng cao thị ở khu vực Trung Đông – rốn dầu khổng lồ của thế giới
lại được dự đoán có nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 2,1%/năm (tương đương
mức trung bình của thế giới) trong đó tập trung chủ yếu là ở các nước đông dân như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Tóm lại, trong hai thập kỷ tới, dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của
thế giới, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này thì ngày một tăng còn trữ lượng dầu thì lại có hạn. Do đó, trong thời gian tới các nước cần phải thực hiện các biện pháp
tiết kiệm năng lượng đồng thời tìm ra các năng lượng khá thay thê để đáp ứng