Đổi mới quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 94 - 98)

- Ngành tài chính cần phối hợp với các ngành có liên quan để quản lý tốt các khoản thu ngoài thuế.

3.2.2.2.Đổi mới quản lý chi thường xuyên

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự

toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách,cơ quan tài chính, HĐND và UBND thành phố. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện phân cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách hiện còn chưa hợp lý thì vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp này. Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể.

Thứ hai, thành phố cần phải tiến hành soát xét lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành, kiến nghị tỉnh và Bộ Tài chính xóa bỏ những văn bản chế độ đã lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài chính mới. Các đơn vị, các ngành trên địa bàn thuộc thành phố quản lý không được tự ý đặt ra các chế độ định mức chi tiêu cho riêng mình mà phải chấp hành và phục tùng tuyệt đối theo chế độ định mức của Nhà nước và của thành phố ban hành. Việc xác định các định mức chi thường xuyên bao gồm các khoản cần phải được định rõ mức chi tiêu. Định mức chi tiêu này đòi hỏi thành phố phải dựa trên cơ sở mức chi tiêu của tỉnh

Khánh Hòa và của Nhà nước để từ đó xây dựng mức chi tiêu phù hợp với đặc điểm bộ máy tổ chức hành chính trên địa bàn.

Thứ ba, thay đổi phương thức thực hiện, quản lý đối với một số khoản chi thường xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi SNKT. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên, cần thay đổi theo hướng sau: - Chi sự nghiệp giao thông: đơn giản thủ tục đối với khoản chi duy tu, bão dưỡng đường giao thông, tổ chức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh đối với việc cung cấp lắp đặt biển báo giao thông, biển tên đường, sơn vạch kẻ đường.

- Chi kiến thiết thị chính: tổ chức xây dựng hoặc kiến nghị tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng dựa trên hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành để tiến hành xây dựng bộ đơn giá cho công tác phục vụ công cộng trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung vào các công việc như vệ sinh công cộng, chăm sóc cây xanh, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng công cộng trình UBND tỉnh ban hành. Kiên quyết chuyển từ phương thức giao kế hoạch hoặc đặt hàng đối với công tác phục vụ công cộng như hiện nay sang phương thức đấu thầu, đây cũng là phương thức quản lý tiên tiến hiện nay nhằm huy động mọi khả năng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác này. Điều này cũng nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ công cộng trên địa bàn thành phố, làm cho thành phố ngày càng sạch đẹp hơn, tránh tình trạng “một mình một chợ” như hiện nay (hiện nay công tác này được tỉnh và thành phố giao cho Công ty Môi trường đô thị Nha Trang, một đơn vị công ích thực hiện nên còn mang tính độc quyền, chưa thật sự chú trọng đến chất lượng) và hơn nữa là tiết kiệm được ngân sách dành cho công tác này. Chúng tôi dự tính nếu tổ chức đấu thầu sẽ tiết kiệm được từ 20-25% chi phí, tương đương từ 5-6 tỷ đồng, đây là một con số không nhỏ đối với ngân sách thành phố.

Thứ tư, thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống

tham nhũng, lãng phí do UBND thành phố ban hành. Phải tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức đi đến hành động của từng đơn vị, từng cán bộ công chức của thành phố trong công tác này, đây là một việc khó, nên tránh việc tuyên truyền vận động suông mà phải đi vào thực chất. Trước mắt thực hiện tiết giảm ngay các khoản chi hành chính chưa cần thiết còn mang tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếp khách, tham quan... Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính, thành phố cần nghiên cứu ban hành quy định liên quan đến lĩnh vực này nhằm tăng cường phân cấp cho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách. Đồng thời có qui định nếu lãnh đạo tổ chức nào sử dụng sai mục đích lãng phí tiêu cực thì phải bị xử lí một cách đúng mức từ xử phạt hành chính đến truy tố trước pháp luật.Thành phố hàng năm phải tổng kết hiệu quả các khoản chi thường xuyên để có biện pháp sửa đổi và xây dựng mô hình các quản lý chi thường xuyên có hiệu quả.

Thứ năm, triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước” đối với tất cả các đơn vị trực thuộc thành phố, kể cả các đơn vị thuộc khối Đảng, Đòan thể. Việc thực hiện thí điểm khoán chi hành chính theo Quyết định 192/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thời gian qua đã cho thấy tính đúng đắn của chủ trương này. Thời gian tới cần triển khai thực hiện đến tất cả các đơn vị hành chính của thành phố. Để thực hiện tốt Nghị định 130/NĐ-CP của Chính phủ cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền quán triệt trong cán bộ, công chức các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng,Đòan thể, các tổ chức CT-XH các nội

dung cơ bản của chủ trương này, làm cho họ nhận thức rõ những lợi ích do thực hiện khoán mang lại, tránh nhận thức đơn thuần khoán kinh phí chỉ là để tăng thu nhập. Từ đó các đơn vị chủ động bàn bạc, thảo luận, xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện.

- Kiến nghị chính phủ và UBND tỉnh tiếp tục ban hành hệ thống các văn bản hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành chính này cũng như ban hành các văn bản quy định các tiêu chí để đánh giá, lượng hóa mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị nhận khoán. Đây là căn cứ để các đơn vị này xây dựng các định mức công việc nội bộ phục vụ cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ,công chức.

- Bộ Tài chính, UBND tỉnh cần có các văn bản hướng dẫn việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tương đối cụ thể, thuận lợi cho các đơn vị khi triển khai thực hiện. Phòng Tài chính kế hoạch căn cứ vào quy định trên, hướng dẫn thêm một số nội dung phù hợp với điều kiện của thành phố để thực hiện.

- UBND tỉnh cần ban hành văn bản điều chỉnh một số định mức chi tiêu đã lạc hậu như chế độ đi phép, công tác phí, chế độ đi học …; nghiên cứu tăng định mức chi hành chính do thực tế là đã qua nhiều lần thực hiện cải cách tiền lương nhưng định mức chi hành chính tăng không đáng kể cũng như có thực tế là hiện nay tại các đơn vị hành chính ngoài số biên chế được giao còn một số lượng cán bộ hợp đồng ngoài định biên (không được ngành tài chính tỉnh xem xét khi khoán) nên thực tế kinh phí tiết kiệm được để tăng thu nhập còn ít, chưa tạo động lực để thực hiện khoán.

- Tăng cường thực hiện chương trình cải cách hành chính của thành phố, rà soát sắp xếp lại bộ máy QLNN của thành phố theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ trung gian để nâng cao hiệu lực quản lý, thuận lợi khi thực hiện khoán.

- Có kế hoạch tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ thành phố theo chương trình đào tạo cán bộ của Thành ủy Nha Trang đến năm 2010, đảm bảo có một đội ngũ cán bộ đủ điều kiện về năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ sáu, triển khai việc thực hiện quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm theo nghị định 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố. Thời gian qua trên địa bàn thành phố mới chỉ triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP cho 5 Ban quản lý chợ lớn thuộc thành phố, tuy nhiên cũng đã mang lại những kết quả tích cực. Các đơn vị đã chủ động trọng việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, thu nhập cán bộ viên chức được tăng lên đáng kể so với trước. Để thực hiện tốt nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp sau:

-Triển khai thực hiện nghị định 43/NĐ-CP đến tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố. Trong đó cần phân định rõ: các đơn vị đảm bảo chi phí hoạt động, đơn vị đảm bảo một phần và đơn vị được NSNN đảm bảo kinh phí.

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ,viên chức các đơn vị sự nghiệp để hiểu rõ mục đích ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính để tự giác thực hiện, tạo bước chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị này. - Liên Sở Tài chính – Giáo dục cần có hướng dẫn cụ thể để triển khai ở các trường thuộc Phòng giáo dục (thành phố Nha Trang có hơn 70 trường thuộc Phòng Giáo dục lậu nay chưa triển khai được).

- UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh mức thu học phí và một số khoản phí, lệ phí cũng như tỷ lệ chi từ quỹ học phí để có nguồn thu thực hiện cơ chế tự chủ.

- Cần sớm ban hành hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với thực tế để làm căn cứ thực hiện cơ chế tự chủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 94 - 98)