Nguyên nhân c ủa những tồn tại, yếu kém về quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 72 - 78)

- Việc triển khai thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành

2.3.3.2.Nguyên nhân c ủa những tồn tại, yếu kém về quản lý chi ngân sách nhà nước

ngân sách nhà nước

* Đối với quản lý chi đầu tư

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ,việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo,quá rắm rối khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp.

Đối với tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh thường căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đưa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhưng các quy định này thường được ban hành rất chậm,và thường xuyên phải sửa đổi bổ sung do không phù hợp, gây lúng túng cho các đơn vị khi áp dụng các quy định pháp luật vào công tác này. Có thể dẫn chứng như sau: Luật Xây dựng do quốc hội khóa XI thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 và nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã có hiệu lực sau 15 ngày đăng công báo nhưng đến hơn một năm sau, ngày 10/3/2006 UBND Tỉnh mới ban hành Quyết định 18/2006/QĐ-UB về việc ban hành Quy định phân cấp và ủy quyền quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, quyết định này điều chỉnh phần lớn nội dung Quyết định 130/2004/QĐ- UB ngày 14/5/2004 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc Quy định về phân cấp và ủy quyền quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (được ban hành trên cơ sở các Nghị định trước đó của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng), liền sau đó ngày 12/6/2006 UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định 46/2006/QĐ-UB sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 18/2006/QĐ-UB nói trên, điều này nói lên sự chậm trễ, lúng túng của các ngành của tỉnh và của UBND tỉnh trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Thứ hai, chế tài xử phạt khi vi phạm trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng còn quá thiếu, đến nay Chính phủ chưa ban hành được nghị định về xử phạt hành chính trên lĩnh vực này.

Thứ ba, các cấp chính quyền địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nhất là trong việc xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, trong công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư…

Thứ tư, năng lực của các chủ đầu tư, nhất là khối xã, phường không đồng đều và còn yếu, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trên lĩnh vực này.

Thứ năm, năng lực của các đơn vị làm công tác tư vấn còn yếu, chưa

thể hiện tâm huyết với nghề dẫn đến hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán sơ sài, thiếu so với quy định, không có nhiều ý tưởng sáng tạo trong kiến trúc. Thứ sáu, trình độ năng lực của cơ quan tham mưu, người có thẩm quyền quyết định đầu tư trong các khâu: thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều dự án đầu tư không mang lại hiệu quả, gây lãng phí. Nhiều trường hợp các cơ quan này chưa thật sự kiên quyết còn nể nang trong quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư.

Thứ bảy, công tác thanh tra kiểm tra trên lĩnh vực này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh. Chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, của các đỏan thể nhân dân nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân.

Thứ tám, chính sách đền bù giải tỏa của tỉnh còn nhiều bất cập, còn thiếu nhất quán, dẫn đến tâm lý “ ở lỳ gặp lành “, cứ khiếu nại là được giải quyết thêm nên hay phát sinh khiếu kiện làm chậm tiến độ dự án.

* Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

Thứ nhất, thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu. Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tế kỹ thuật,thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ 70- 80% so với nhu cầu) nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nhiều loại đơn giá,định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm được ban hành. Có thể thấy như đối với sự nghiệp kiến thiết thị chính thì các định mức, đơn giá về chăm sóc cây xanh, sửa chữa điện chiếu sáng, quét hốt rác, nạo vét hố ga … chậm được ban hành dẫn đến hệ quả là chưa đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu đối với hoạt động phục vụ công cộng này. Đối với

địa phương nhiều định mức phân bổ ngân sách trên các lĩnh vực KT-XH còn mang tính bình quân chung, chưa thấy hết đặc thù của thành phố Nha Trang, là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh nên thường gây khó khăn trong việc phân bổ ngân sách cho các công tác chính của thành phố.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Thứ tư, một số ngành, đơn vị, xã phường thuộc thành phố sử dụng các khoản chi NSNN chưa chấp hành tốt các qui định của luật, chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN không đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các phòng ban thuộc thành phố và xã phường chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.

Thứ năm, chưa quy định rõ trách nhiệm của các thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Tình trạng không ít lãnh đạo các cơ quan HCSN vẫn còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi này. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên thì không được khen thưởng; người sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý.

Thứ sáu, chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác. Đây là một

nguyên nhân rất quan trọng. Bởi vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý chi tiêu ngân sách ngày càng tăng lên.

Thứ bảy, một số lĩnh vực còn chưa có quy định cụ thể về công khai, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban và xã phường chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đòan thể CT- XH,của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách.

Thứ tám, các đơn vị thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa nhận thức đúng tinh thần của Quyết định 192/2001/QĐ-TTg, chỉ coi đơn thuần là việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức mà chưa chú ý gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cải tiến biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác. Trong giai đọan này do chỉ mới thực hiện thí điểm nên về mặt cơ chế, chính sách liên quan đến việc giao khoán chưa đồng bộ, định mức giao dự toán khoán chi cũng đơn thuần là dựa trên định mức phân bổ chung nhân với một hệ số điều chỉnh tăng thêm chưa có cơ sở khoa học. Mặc khác do việc thực hiện quyết định 192/2002/QĐ-TTg chưa mang tính bắt buộc nên nhiều đơn vị còn ngại thực hiện.

Thứ chín, đối với các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP:

- Vẫn còn tư tưởng bám vào NSNN như khi thực hiện cơ chế cũ, chậm tư duy đổi mới trong một bộ phận lãnh đạo và viên chức sự nghiệp. - Các cơ chế chính sách thực hiện chưa đồng bộ, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện tự chủ đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, các quy định về tiền lương chưa phù hợp, điều này đã làm hạn chế nhiều mức độ tự chủ của đơn vị. Do hướng dẫn của ngành dọc và cơ quan tài chính cấp trên không có nên đến nay toàn bộ các đơn vị trong ngành giáo dục chưa thực hiện được cơ chế tự chủ tài chính.

- Một số quy định về mức thu còn thấp do ban hành đã lâu nên không còn phù hợp (như phí chợ, học phí, viện phí …) không đảm bảo hoạt động của đơn vị theo yêu cầu tự chủ.

Thứ mười, do phân cấp quản lý nói chung và phân cấp ngân sách địa phương chưa phù hợp đã tác động lớn đến quá trình quản lý chi ngân sách của thành phố. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa thu và chi rất quan trọng, thu để chi nhưng nếu không được sử dụng các khoản chi theo yêu cầu của mình thì thiếu động lực để thực hiện tốt quá trình quản lý các nguồn thu trên địa bàn thành phố.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 72 - 78)