Chính sách quảnlý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành muối (Trang 78)

II. Kiến nghị với cơ quan chức năng

1.Chính sách quảnlý của Nhà nước

ở các chương trên cho thấy để Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối kết hợp hài hoà hai nhiệm vụ kinh doanh và xã hội cần phải có sự hỗ trợ từ các chính sách quản lý của Nhà nước. Thực chất nhiệm vụ xã hội mà Công ty xuất nhập khẩu phải thực hiện đó là nhiệm vụ Nhà nước giao phó. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối là công cụ vĩ mô để Nhà nước thực hiện các chỉ tiêu xã hội. Vì vậy trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cần phải có sự trợ giúp tích cực vào cơ chế, chính sách quản lý. Đặt vấn đề ra như trên không có nghĩa là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối sẽ ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước hoặc sẽ nghiêm chỉnh đến cứng nhắc khi thực hiện kế hoạch của Nhà nước. Các chính sách quản lý Nhà nước đã có phần ưu ái Công ty hơn so với các thành phần kinh tế khác, hỗ trợ để Công ty luôn giữ vai trò chủ đạo trong ngành muối.

Có nhu cầu đào tạo hay Mục tiêu của tổ chức Những nhiệm vụ gì cần phải hoàn thành để đạt

Chính sách tài chính:

- Để bình ổn giá cả trên thị trường muối, Nhà nước cần quy định một mức giá trần về muối. Bởi vì đề phòng khi giá quá cao gây nên các cơn sốt muối, thì Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối và người sản xuất bị thiệt hại nhiều nhất. Khi giá cao kéo dài, công ty bán với giá thị trường nhưng giá mua vào cũng cao do đó lợi nhuận thấp, vì thế Nhà nước cần hỗ trợ một lượng vốn để Công ty có thể mua khi có nhu cầu.

- Đối với muối Iốt bán cho các tỉnh miền núi, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cước phí vận chuyển, tiền công trộn Iốt, bao bì để dân cư miền núi có thể mua với mức giá thấp hơn ở đồng bằng.

- Ngân sách dành cho phổ cập muối Iốt tại miền núi nên giao trực tiếp cho các địa phương quản lý hoặc các cơ sở sản xuất muối Iốt quản lý. Giao trực tiếp ngân sách như vậy sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại địa phương nhanh chóng điều hoà được cung cầu tại thị trường đó, giảm bớt những thủ tục phiền hà, thời gian vô ích khi các đơn vị thành viên đi xin kinh phí.

-Nguồn thu ngân sách từ ngành muối cần được tái đầu tư để lại để phát triển nghề muối trong các trường hợp như :

a. Trợ giúp dân gặp thiên tai, trợ giúp giá khi họ thu hoạch quá nhiều làm cho mất giá, cũng như trợ giá để khuyến khích người làm muối xuất khẩu và làm muối công nghiệp.

b. Đầu tư cải tạo xây dựng các đồng muối, cơ giới hoá và hiện đại hoá ngành muối .

Các đề nghị cụ thể về các chính sách tài chính Nhà nước là:

- Vốn: Nhà nước nên cấp đủ số tiền để mua đủ số lượng Muối mà Nhà nước yêu cầu. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối phải dự trữ khoản vốn mà Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp, nên tính theo giá hiện thời tránh tình trạng giá thay đổi qua nhiều năm. Ngoài hỗ trợ vốn cho dự trữ Nhà nước còn phải hỗ trợ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản. cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống.

- Bù lỗ: Trong trường hợp mua muối dự trữ tại thời điểm giá cao khi giá bị giảm nhanh thì Nhà nước nên tính toán để bù lỗ khoản chênh lệch này. Bù lỗ cho các khoản cước phí vận chuyển, bốc xếp cung cấp muối cho miền núi, bù lỗ do vận chuyển từ Nam ra Bắc để

bình ổn giá cả. Nhà nước phải đảm bảo không chiếm dụng và không thu hẹp vốn kinh doanh của công ty .

- Thuế : Đưa thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, các loại thuế kinh doanh khác, tăng thuế gián thu đối vơí các đối tượng sản xuất kinh doanh. Nhà nước phải xác định được thuế muối là nguồn ngân sách hỗ trợ đảm bảo quá trình tái đầu tư sản xuất muối. Cần thay đổi cách nhìn nhận trước đây không hề coi trọng nguồn thu thuế từ muối, không thực hiện đăng ký kinh doanh muối. Tất cả các đơn vị cá nhân kinh doanh muối phải nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước .

- Việc thu thuế đưa khấu hao về giá thành đẻ định giá bán, không loại trừ cho bất cứ đối tượng tiêu dùng nào để nhanh chóng đưa muối trở thành một loại hàng hoá có giá trị trên thị trường . Việc đánh thuế không nhằm mục đích giảm doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh muối. ý nghĩa của việc đánh thuế là nâng cao giá trị thương phẩm mặt hàng muối đồng thời tăng nguồn thu tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất .

Chính sách tín dụng:

- Để kinh doanh muối bình thường, không gây biến động cần tránh tình trạng ép giá của tư thương. Tư thương ép giá của người sản xuất khi tới mùa thu hoạch “giá hạ phải bán rẻ”. Để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp muối Nhà nước có một số vốn lưu động cần thiết để mua số lượng dư thừa này .

- Tuy nhiên vốn lưu động của Công ty còn quá ít, vì thế Nhà nước cần có chính sách cấp vốn lưu động cho Công ty muối. Vì thực hiện nhiệm vụ xã hội của Công ty khi phổ cập muối Iốt rất khó khăn đòi hỏi phải có kinh phí lớn để tuyên truyền, giáo dục, quảng cáo... Bên cạnh đó việc vay vốn ngân hàng hiện nay, lãi xuất quá cao, vốn của Công ty hay bị ứ đọng do khách hàng trả chậm tiền. Đặc điểm của kinh doanh muối có tính chất mùa vụ. Khi mà Tổng công ty đã nhận định được nhu cầu sắp tới khan hiếm muối và phải mua muối ngay nhưng vì vốn không có nên doanh nghiệp đánh tuột mất thời cơ. Do đó đối với việc vay vốn ngân hàng Nhà nước có những quy chế rõ ràng để các tổ chức tín dụng ngân hàng Nhà nước có sự ưu tiên đáp ứng đủ vốn cho công ty, đồng thời Nhà nước cần phải có kế hoạch chỉ đạo các ngân hàng thương mại để các ngân hàng này sẵn sàng cung cấp tiền mặt cho Công ty và

các đơn vị thành viên vay được bất cứ lúc nào với lãi suất thích hợp theo cơ chế hiện nay vay theo thế chấp, cầm cố thì các doanh nghiệp muối vay khó hơn.

2- Nhà nước có hỗ trợ giúp trong việc mở rộng thị trường .

* Đối với sản xuất trong nước: Nhà nước cần chú trọng vào ngành công nghiệp chế biến muối, và các sản phẩm được chế biến từ muối. Với các sản phẩm chế biến muối có chất lượng cao sẽ rễ ràng thâm nhập vào thị trường trong nước và xuất khẩu để mở rộng thị trường trong nước công ty sẽ tìm cách đa dạng hoá mặt hàng như bột canh Iốt, mắm Iốt, các sản phẩm phục vụ công nghiệp hàn Thiếc, Thạch cao, nước ót. . . Tuy nhiên các ngành này rất cần sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước tăng cường khả năng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Đối với thị trường nước ngoài : Nhà nước cần giảm thuế xuất nhập khẩu muối để kích thích người sản xuất giúp các doanh nghiệp muối đưa các sản phẩm tham gia vào các hội chợ quốc tế. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường nước ngoài ...

3- Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường muối.

Chính vì hệ thống thông tin thị trường còn nhiều vấn đề hạn chế, yếu và lộn xộn trong kinh doanh nên chưa có các dự báo, kế hoạch sát sao. Điều đó làm bỏ lỡ những cơ hội và không sao tránh được rủi ro trong kinh doanh Muối. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp kịp thời phục vụ cho thị trường này.

Về mặt tổ chức cần phải có một bộ phận chuyên trách để thu thập nghiên cứu xử lý và cung cấp thông tin cung cầu giá cả và các vấn đề liên quan khác tới thị trường kể cả trong nước và nước ngoài, cụ thể là :

- Đầu tư kinh phí cho các thiết bị, phương tiện để hiện đại hoá hệ thống thông tin. - Có chính sách bảo quản, xử lý thông tin về ngành Muối cũng như thông tin về thị trường Muối trong và ngoài nước ..

- Việc thu thập xử lý thông tin cà sử dụng thông tin về các vấn đề thị trường trong nước và quốc tế như cung cầu về Muối, giá cả muối cũng như cá dự báo khác về kế hoạch thực hiện giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4- Chính sách mua muối của dân.

Do đặc điểm về thị trường muối, cung cầu giá cả luôn luôn biến động đột biến nên phải có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định về muối bắt buộc các quốc doanh phải mua muối bằng một mức giá bằng hoặc trên giá để đảm bảo lợi ích người nông dân. Nhưng trong thực tế người sản xuất không bán được giá cao và do đó không được hưởng lợi ích nào mà Nhà nước dành cho. Bởi vì Tổng Công ty Muối và các đơn vị thành viên không đủ vốn để mua muối trực tiếp từ người sản xuất, thường xuyên phải mua qua trung gian với giá cao. Đặc biệt là các tỉnh phía Nam Công ty Muối III mua muối 100% qua trung gian. Do đó đối với chính sách giá muối Nhà nước nên sử dụng điều tiết thông qua trợ giá, giảm thuế cho người sản xuất Muối.

Nhà nước bù lỗ cho Tổng Công ty Muối thì phần lãi lại rơi vào túi tư thương do hưởng chênh lệch giá, còn nếu không bù lỗ thì một sỗ công ty dẫn tới phá sản. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng Muối Nhà nước nên có những quy định ràng buộc người sản xuất và các . . . chặt chẽ muối từ khâu đầu vào, đầu ra cho tới tiêu thụ sản phẩm.

kết luận

Trong những năm vừa qua, mặc dù hoạt động trong cơ thị trường có nhiều biến động phức tạp, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối đã vượt qua những khó khăn để đứng vững và phát triển. Thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty đã cung cấp Muối (Muối ăn. Muối Công nghiệp..)đáp ứng yêu cầu của khách hàng, góp phần không nhỏ vào bình ổn giá Muối, nâng cao đời sống người dân làm Muối. Để có được kết quả như vậy là do Công ty đã hoạt động theo đúng hướng đúng đắn của Nhà nước, do đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ về kinh doanh và nghiệp vụ xuất nhập khẩu trên thương trường.

Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường, Công ty không tránh khỏi những khó khăn, bất lợi của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng của mình. Để vượt qua mọi thử thách, khó khăn và ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty đòi hỏi một sự nỗ lực, cố gắng và đoàn kết chung của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và sự quan tâm, giúp đỡ của Nhà nước, của các ngành và các cơ quan hữu quan, mà trực tiếp là Bộ thương Mại

Với sự quan tâm, giúp đỡ và sự tự nỗ lực ấy của Công ty thì chúng ta có thể tin rằng trong những năm tới Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Công ty sẽ có những bước tiến dài và vững chắc, đó là niềm tin và động lực của toàn Công ty trong thiên niên kỷ mới.

Mục lục

Trang

Mở bài ... 1

Chương I: Một số lý luận về hiệu quả XNK ... 3

I. Khái niệm và qui trình XNK ... 3

1. Khái niệm về XNK ... 3

2. Quy trình XNK ... 4

2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường ... 4

2.2. Lựa chọn đối tác giao dịch ... 5

2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng ... 5

2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng ... 6

2.5. Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu ... 11

1. Quan niệm về hiệu qủa kinh doanh nhập khẩu ... 11

2. Phân loại hiệu quả nhập khẩu ... 14

3. Mục đích và ý nghĩa của việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 16 4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 18 III. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động XNK ... 20

1. Nhân tố khách quan ... 20

1.1. Môi trường chính trị luật pháp trong nước và quốc tế... 20

1.2. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô đối với NK ... 21

1.3. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu ... 21

1.4. Các quan hệ kinh tế quốc tế ... 22

1.5. Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước ... 22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc ... 22

1.7. Hệ thống tài chính ngân hàng ... 23

1.8. Những biến động của thị trường trong và ngoài nước ... 23

2. Nhân tố chủ quan ... 23

2.1. Nguồn nhân lực ... 24

2.2. Vốn kinh doanh ... 24

2.3. Trình độ tổ chức quản lý ... 24

Chương II: Thực trạng nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành Muối ... 26

I. Tổng quan về tình hình Công ty ... 26

1. Quá trình hình thành vàphát triển của Công ty ... 26

2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm ngành nghềkinh doanh ... 27

3. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây ... 33

II. Thực trạng hiệu quả XNK của Công ty ... 37

1. Vai trò và khả năng cugn ứng sản phẩm Muối ... 37

1.2. Đặc điểm sản xuất lưu thông và tiêu dùng Muối ... 39

1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm Muối ... 39

1.2.2. Đặc điểm của lưu thông Muối ... 39

1.2.3. Đặc điểm tiêu dùng Muối ... 41

1.3. Khả năng đáp ứng yêu cầu về Muối khi không có doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh Muối... 42

1.3.1. Khả năng đáp ứng về Muối ... 42

1.3.2. Mạng lưới thông tin và sự trôi nổi của thị trường Muối ... 45

2. Thị trường của Công ty XNK ... 46

2.1. Thị trường đầu ra ... 46

2.2. Thị trường đầu vào ... 47

3. Thực trạng hiệu quả XNK của Công ty XNK ... 48

3.1. Hiệu qủa về kinh tế xã hội ... 48

3.2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty XNK ...

49 3.2.1. Phân tích thực trạng Doanh thu ... 49

3.2.2. Phân tích chi phí lưu thông ... 52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Phân tích lợi nhuận ... 56

III. Đánh giá tổng quan về hiệu quả XNK ... 59

1. Đánh giá thành tích đạt được ... 60

1.1. Về công tác nghiệp vụ nhập khẩu ... 60

1.2. Về tổ chức ... 61

1.3. Về hiệu quả nhập khẩu ... 61

2. Những tồn tại cần nhanh chóng giải quyết ... 62

2.1. Về tổ chức con người ... 62

2.2. Về công tác nghiên cứu thị trường ... 63

2.3. Trong khâu tổ chức kinh doanh Muối ... 63

2.5. Về hình thức nhập khẩu ... 64

3. Nguyên nhân những tồn tài tại trên ... 64

3.1. Nguyên nhân chủ quan ... 64

3.2. Nguyên nhân khách quan ... 65

Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ... 66

I. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ... 66

Biện pháp I. Xác định đúng cơ cấu sản phẩm kinh doanh và nguồn cung ứng ... 66

Biện pháp II. Cần phân định rõ nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ xã hội của Công ty ... 69

Biện pháp III. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu ... 71

Biện pháp IV. Hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty nhằm tăng hiệu lực quản lý KD XNK và nâng cao HQ làm việc của nhiệm vụ ... 74

Biện pháp V. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên ... 78

II. Kiến nghị với cơ quan chức năng ... 81

1. Chính sách quản lý của Nhà nước ... 81

2. Nhà nước có sự hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường ... 84

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp ngành muối (Trang 78)