NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG BỨC XÚC VÀ TRĂN TRỞ doc (Trang 25 - 26)

Do nhận thức về hệ thống như vậy, người ta có thể đề ra những nguyên tắc chung cho việc thiết kế xây dựng hệ thống như sau:

1. Xây dựng mối quan hệ trao đổi qua lại về vật chất, năng lượng, thông tin giữa môi trường và hệ thống sao cho không những không làm giảm khả năng tự điều khiển của hệ thống, mà còn có tác dụng duy trì trạng thái ổn định và xác lập trạng thái siêu ổn định của hệ thống khi cần thiết, đồng thời đảm bảo sự thích ứng hài hòa giữa mục tiêu lợi ích của hệ thống và của hệ thống cấp trên, cũng như của các hệ thống khác.

2. Đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của hệ thống. 3. Xác định đúng bản chất của các yếu tố cấu thành và các mối liên hệ giữa chúng sao cho tính phức tạp, đa dạng của hệ thống phù hợp với khả năng tự điều khiển của nó.

4. Xây dựng qui mô hợp lý của hệ thống, của các phân hệ phù hợp với khả năng tự điều khiển của nó.

5. Xây dựng các cấp thứ bậc hợp lý trong hệ thống để tạo ra khả năng tự điều khiển một cách tối ưu nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó trước mọi sự biến đổi của môi trường và của các yếu tố bên trong hệ thống.

6. Xác định đúng đắn, rõ ràng cụ thể mục tiêu lợi ích của hệ thống và của từng yếu tố cấu thành (phân hệ, phần tử) và mối liên hệ biện chứng giữa các mục tiêu lợi ích đó, để tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống cũng như từng yếu tố cấu thành hoạt động đạt hiệu quả tối ưu.

7. Xác định đúng đắn, rõ ràng cụ thể đầu vào, đầu ra và hành vi của hệ thống và của từng phân hệ, phần tử cấu thành, hình thành mối liên hệ thông tin điều khiển và thông tin liên hệ ngược trong hệ thống một cách hợp lý nhất, nâng cao khả năng tự điều khiển của hệ thống.

8. Xây dựng cơ chế hoạt động của hệ thống sao cho nó có khả năng tự điều khiển trong điều kiện của một hệ thống bất định, không làm thay đổi bản chất của hành vi khi có sự sai số giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống trong một giới hạn nhất định.

9. Xây dựng cấu trúc, các mối liên hệ và cơ chế hoạt động của hệ thống phù hợp với yêu cầu của hệ thống các qui luật khách quan chi phối nó.

10. Đảm bảo khả năng bội sinh lớn nhất của hệ thống. Những nguyên tắc này là một thể thống nhất hoàn chỉnh, chi phối việc xây dựng bất kỳ một hệ thống nhân tạo nào, nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào đó do đời sống xã hội đặt ra cho con người.

PHẦN II. DOANH NGHIỆP LÀ MỘT HỆ THỐNG KINH TẾ ĐƯỢC TỔ CHỨC, CÓ CHỨC NĂNG CƠ BẢN KINH TẾ ĐƯỢC TỔ CHỨC, CÓ CHỨC NĂNG CƠ BẢN LÀ TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG BỨC XÚC VÀ TRĂN TRỞ doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)