SAO LẠI ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN LẤY VƯỜN CAO SU?

Một phần của tài liệu Tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG BỨC XÚC VÀ TRĂN TRỞ doc (Trang 115 - 117)

III. HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CHÚNG

SAO LẠI ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN LẤY VƯỜN CAO SU?

VƯỜN CAO SU?

Rừng ở nước ta được chia làm 3 loại: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng sản xuất (rừng kinh tế). Trong đó, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng là rừng tự nhiên. Chỉ cần khoanh nuôi, bảo vệ, rừng tự nhiên sẽ tự tái sinh, nếu đã bị nghèo đi do con người. Chỉ có rừng tự nhiên mới có giá trị cao về bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng tự nhiên ở nước ta là rừng nhiệt đới, đa tầng, đa lớp với nhiều loại cây rừng, cây giây leo chằng chịt và có nhiều loại động vật sinh sống. Rừng tự nhiên không chỉ có ý nghĩa bảo vệ sự đa dạng sinh học, mà quan trọng hơn là giá trị bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Do đó, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu, cấu thành cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Khác với rừng nhiệt đới, rừng tự nhiên ở các nước ôn đới thường chỉ có một loại cây nhưng vẫn có giá trị sinh thái, vì ở xứ đó có một mùa băng tuyết, nên nước vẫn được cân bằng trong đất. Ở nước ta, với mưa nhiệt đới, nếu không có rừng đa tầng, đa lớp, không thể giữ được nước trong đất. Khi đó, trong mùa mưa, lũ ống, lũ quét sạt lở đất sẽ xảy ra thường xuyên, đột ngột và ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả to lớn cho con người và nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh điều này qua các đợt mưa lũ vừa qua ở miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên. Vì thế, rừng sản xuất chỉ có giá trị kinh tế, ít có giá trị bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Cây cao su bấy lâu nay được xếp vào loại cây công nghiệp lâu năm. Mủ cao su vốn có giá trị kinh tế lớn từ khi con người phát hiện ra giá trị của nó ở rừng nhiệt đới Amazon và đem về trồng lấy mủ. Bởi mủ cao su là loại nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, nhất là khi giá dầu mỏ lên cao, làm cho cao su nhân tạo trở nên quá đắt so với cao su tự nhiên. Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ mới, gỗ cao su khi thanh lý vườn cây đã trở nên có giá trị kinh tế cao, được

sử dụng trong ngành chế biến đồ gỗ gia dụng. Vì thế, cây cao su càng trở nên có giá trị kinh tế lớn và có thể xếp vào loại cây đa chức năng, vừa là cây công nghiệp vừa là cây lâm nghiệp.

Nhưng xét về mặt giá trị sinh thái, một mặt rừng cao su cũng như các rừng sản xuất khác, chỉ độc canh có một loại cây, nên khả năng giữ nước rất kém, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều kéo dài 6 tháng liên tục và khô hạn cũng kéo dài 6 tháng liên tục. Mặt khác, so với các cây lâm nghiệp khác, cây cao su trong quá trình hô hấp còn thải ra một loại khí có hại sức khỏe con người. Chả thế mà tất cả công nhân cạo mủ cao su, do phải làm việc (cạo mũ) trong rừng cao su từ tờ mờ sáng, khi mặt trời còn chưa mọc, đều có nước da xám xịt. Vì vậy, cần thiết phải bảo vệ rừng tự nhiên, một cách nghiêm ngặt, không chỉ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, mà còn cả rừng đặc dụng, rừng có năng suất gỗ thấp. Không thể lấy cớ rừng tự nhiên nghèo, cho năng suất gỗ thấp để phá nó, lấy đất trồng cao su. Cần nhắc lại là ở xứ nhiệt đới, rừng tự nhiên có thể bị con người khai thác kiệt quệ, nhưng nếu được bảo vệ, khoanh nuôi, nó sẽ tự tái sinh rất nhanh.

Rừng tự nhiên không phải là nguồn cung cấp gỗ, tuy có thể được khai thác gỗ ở một mức nào đó, mà là cơ sở hạ tầng sinh thái của đất nước. Chúng ta sẽ không thể tồn tại được khi rừng tự nhiên bị phá hủy để trồng cây lâm nghiệp, cây cao su. Vì vậy chính phủ cần cấm nghiêm ngặt việc phá rừng tự nhiên để trồng cao su.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG BỨC XÚC VÀ TRĂN TRỞ doc (Trang 115 - 117)