Điều tiết dòng chảy theo nhu cầu điều chỉnh công suất NMTĐ

Một phần của tài liệu Nhà máy thủy điện (Trang 53 - 54)

Chế độ thay đổi của dòng chảy tự nhiên th−ờng không phù hợp với nhu cầu cung cấp điện. Chẳng hạn, xét trong chu kỳ một năm thì l−u l−ợng n−ớc trên sông thay đổi rất mạnh, t−ơng ứng với biểu đồ thủy văn (hình 4.1,a), trong khi đó điện năng tiêu thụ hμnh tháng của phụ tải hệ thống lại rất ít thay đổi. Nh− vậy vμo mùa lũ l−ợng n−ớc về quá nhiều, không thể sử dụng hết theo công suất vận hμnh các tổ máy, còn mùa cạn l−u l−ợng n−ớc của dòng chảy quá ít không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát điện. Xét trong phạm vi ngắn hơn, ví dụ một ngμy đêm, thì l−u l−ợng n−ớc hầu nh− ch−a thay đổi, trong khi đó biểu đồ công suất phụ tải tổng hệ thống lại thay đổi rất lớn theo ca kíp lμm việc của các nhμ máy xí nghiệp vμ nhu cầu điện sinh hoạt (hình 2.2,b).

Vấn đề đặt ra lμ có thể tận dụng tối đa khả năng tích n−ớc của hồ điều tiết lại dòng chảy nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát điện (ch−a nói đến các loại điều tiết khác). Hồ cμng lớn thì hiệu quả điều tiết cμng cao.

Hình 4.1 QS Pt a) b) QS Pt ngμy t giờ t 24 365 P,Q P,Q

Mục tiêu chung của bμi toán điều tiết dòng chảy lμ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, xét trong phạm vi toμn hệ thống. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện ng−ời ta thực hiện các bμi toán khác nhau, mục tiêu cụ thể của mỗi tr−ờng hợp có thể không giống nhau, do chỉ khai thác đ−ợc một ph−ơng diện nhất định của hiệu quả kinh tế. Ví dụ điều tiết để sản l−ợng điện năng cả năm của NMTĐ đạt đ−ợc cao nhất. Khi đó hiệu quả kinh tế của việc điều tiết lμ tận dụng đ−ợc tối đa nguồn năng l−ợng rẻ tiền từ dòng sông. Tr−ờng hợp điều tiết, vận hμnh NMTĐ lμm cho biểu đồ phát công suất của các NMNĐ hợp lý, hiệu suất đạt cao, thì hiệu quả kinh tế lại lμ giảm chi phí nhiên liệu cho các NMNĐ. Mục tiêu của các loại điều tiết phục vụ lợi ích tổng hợp (điều tiết lũ, t−ới tiêu, cấp n−ớc sinh hoạt ...) còn hoμn toμn khác nữa.

Một phần của tài liệu Nhà máy thủy điện (Trang 53 - 54)