I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
2. Xu hướng cho phép các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng hiện nay nên được chấp
chấp nhận hay không?
2.1. Giảđịnh 1: Không chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng
Kết quả có thể xảy ra:
- Hiện tại: Có thể hạn chế bớt lượng cung tiền đầu tư cho việc thành lập ra các ngân hàng mới phần nào giảm được sự gia tăng của lạm phát, đồng thời buộc các Tập đoàn Nhà nước tập trung vào sản xuất tạo ra sản phẩm nhiều hơn để phục vụ cho lợi ích của xã hội hạn chế việc đầu tư vào các dự án lớn của tập đoàn, các công ty tiềm năng hạn chế việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như việc đa dạng hóa hoạt động không có mối liên hệ với ngành nghề hoạt động chính yếu của tập đoàn.
- Sợi dây móc nối giữa công ty mẹ và ngân hàng con không có hạn chế rủi ro tiềm tàng mà mô hình này mang lại giảm bớt áp lực cho nhà nước trong việc kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ngăn chặn “hiệu ứng domino” từ sớm giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng theo nguyên tắc bình thông nhau, từ hê thống ngân hàng sang các hệ thống khác trong nền kinh tế.
- Tương lai: Ngân hàng trong nước vẫn tiếp tục hoạt động bình thường cho đến khi các ngân hàng nước ngoài vào cạnh tranh các tập đoàn lớn cần nguồn vốn dồi dào, cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng trong nứơc, kể cả những người có nhu cầu gửi tiết kiệm chắc chắn sẽ nhảy sang hệ thống ngân hàng nước ngoài hệ thống ngân hàng Việt Nam đã yếu kém, nay lại bị hút gần như toàn bộ lượng khách hàng hệ thống ngân hàng sẽ bị điêu đứng..
- Các tập đoàn lớn (như than, điện tử viễn thông, dầu khí, bảo hiểm Bảo Việt…) các công ty trong nước có tiềm lực phát triển mạnh (như FPT, Mobilephone, hay các doanh nghiệp bán lẻ như càfe Trung Nguyên ….) cho đến khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập, mới có nguồn cung cấp vốn dồi dào để mở rộng hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu và phát triển, hay đầu tư vào các dự án lớn để đẩy mạnh hơn tiềm lực của tập đoàn thì cũng là lúc những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ bị mất hiệu lực không còn khả năng cạnh tranh nổi với các tập đoàn cũng như các công ty lâu đời đến từ các nước phát triển như Toyota (sản xuất xe hơi),
Microsoft (phần mềm điện tử),…bị mất thị phần ngay cả thị phần trong nước vốn là thế mạnh của các tập đoàn và các doanh nghiệp bán lẻ này nguy cơ bị phá sản nhanh chóng hơn cả hệ thống ngân hàng.
Ban đầu không phải chịu rủi ro do mô hình này mang lại, nhưng thời gian sau khi hiệp định của WTO có hiệu lực thì các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng sẽ rất khó khăn để trụ vững ngay cả tại thị trường trong nước.
2.2. Giảđịnh 2: Chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng
Kết quả có thể xảy:
- Hiện tại: Phải chấp nhận lượng cung tiền ngày càng gia tăng trong việc thành lập ngân hàng của các tập đoàn đối đầu với lạm phát không chỉ chính phủ phải đối đầu mà những người nông dân nghèo là những người phải gánh chịu nhiều nhất. Vì vậy, chính phủ không chỉ tìm cách đối đầu với lạm phát mà còn phải xoa dịu tình trạng đói nghèo của các gia đình nông dân trước tình trạng vật giá leo thang thường xuyên phải kêu gọi sự đóng góp từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc khắc phục tình trạng của các hộ nghèo thêm vào đó là phải đối đầu và kiểm soát được rủi ro mà mô hình này mang lại không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn là của cả nền kinh tế áp lực phải chịu là rất lớn.
- Bù lại các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp tiềm năng có nhu cầu mở rộng hoạt động của công ty mình có vốn đầu tư rẻ để phát triển sản xuất, nghiên cứu mở rông thị trường thêm vào đó là có dịch vụ tư vấn cho việc sử dụng vốn sao cho hợp lý thu hẹp dần khoảng cách giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước gia tăng dần tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước củng cố ngày càng mạnh thị phần trong nước để tiến dần hoạt động ra nước ngoài.
- Tương lai: Sau khi quyền bảo hộ doanh nghiệp của chính phủ bị WTO dở bỏ một thị trường cạnh tranh bình đẳng mở ra các tập đoàn sau khi đã phát triển quay ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước ưu tiên tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trong nứơc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về vốn giúp các doanh nghiệp trong nước có đủ vốn phát triển và mở rộng hơn về quy mô, chất lượng, sản lượng các doanh nghiệp trong nước sẽ tự tin hơn trong việc cạnh tranh với các công ty hùng mạnh của nước
ngoài mà không cần sự hỗ trợ vốn từ phía Nhà nước sau khi các tập đoàn đủ mạnh về vốn sẽ quay về đầu tư lại cho ngân hàng con, và các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng không thuộc tập đoàn phát triển gia tăng khả năng cho vay cũng như khả năng huy động vốn của ngân hàng con, và các ngân hàng trong nước đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các ngân hàng con và các ngân hàng khác hệ thống ngân hàng trong nước sẽ dần củng cố vị thế của mình hơn cạnh tranh ngang hàng với các ngân hàng nước ngoài nền kinh tế không còn đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm bởi các công ty lớn, các tập đoàn lớn đến từ các quốc gia hùng mạnh trên thế giới.
Mặc dù phải đối đầu với những rủi ro lớn trong hiện tại nhưng nếu nhìn về tương lai lại mang tính bảo vệ nền sản xuất của nước nhà, khi mà chính phủ không được quyền can thiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước theo những gì đã quy định trong hiệp định gia nhập WTO.
Qua hai giả định chúng ta có thể thấy được mặt khó khăn cũng như yếu tố thuận lợi của việc cho phép các tập đoàn, các công ty liên kết với nhau thành lập hay không thành lập ngân hàng riêng. Như vậy bước tiếp theo là chúng ta phải cân nhắc giữa phải chấp nhận tổn thất trong hôm nay để có được nguồn lực mạnh mẽ trong tương lai, hay phải giữ vững hôm nay, nhưng tương lai là một bầu trời u ám không biết đi đâu về đâu?
Theo ý kiến của nhóm chúng tôi, vì mục tiêu tương lai mà chấp nhận đánh đổi những khó khăn, rủi ro ngày hôm nay. Tức lựa chọn việc cho phép các công ty thành lập ngân hàng riêng. Với những lý do sau:
Lý do 1: Các Tập đoàn Nhà nước hiện nay vẫn bị xem là yếu kém về nhiều mặt trong khi lại đang nắm giữ những ngành nghề then chốt của nước nhà, mà để che lắp những yếu kém đó đòi hỏi phải có vốn và chính phủ chính là người phải thường xuyên rót vốn cho các tập đoàn này hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, thế nhưng nguồn tiền từ chính phủ là có hạn, không thể đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động của các tập đoàn, hơn nữa nếu WTO có hiệu lực thì việc chính phủ tài trợ ngầm cho các tập đoàn này là vi phạm thông lệ quốc tế. Chính vì thế sớm cho phép các tập đoàn này thành lập ngân hàng để các ngân hàng có đủ thời gian định vị tên tuổi của mình trong công chúng, từ đó mới sớm có được nguồn tiền huy động từ tiền gửi tiết kiệm để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Mặc dù là ngân hàng con mới
mở nhưng dựa vào tên tuổi của các tập đoàn lớn của nhà nước, chắc chắn sẽ thu hút được người dân gửi tiết kiệm.
Lý do 2: Việc cho phép các tập đoàn lớn nhà nước, cùng một số công ty tư nhân có tiềm năng như FPT, Mobilephone liên kết với một DNNN thành lâp ngân hàng riêng như vậy có thể được xem là việc bảo vệ nền công nghiệp nước nhà. Ngoài việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp này mở rộng quy mô, nghiên cứu phát triển, còn giúp các doanh nghiệp tiềm năng này gia tăng khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Khi các hàng rào bảo hộ của chính phủ bị dở bỏ, các tập đoàn tầm cỡ trên thế giới sẽ tràn vào, chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, và các tập đoàn quan trọng của Việt Nam sẽ là những con cá bé dễ dàng bị nuốt do chúng ta không đủ mạnh về vốn, thiếu kinh nghiệm, lại yếu kém về nhiều mặt thua xa so với những tập đoàn 100% vốn nước ngoài, hơn nữa sản phẩm tạo ra vẫn còn nghèo nàn không đạt chất lượng, hoặc không đủ cung ứng, lại quá mắc….., như dầu khí, than, điện lực,… chẳng hạn, các tập đoàn hiện nay chủ yếu dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là sản xuất tạo ra các thành phẩm, trình độ công nghệ yếu, nguồn nhân lực thiếu vẫn chưa có khả năng tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác, chưa có khả năng nghiên cứu tạo ra, hoặc nhập về các lọai máy móc trang thiết bị hiện đại để sản xuất ra các thành phẩm với nhãn hiệu “ Made in Vietnam”. Nguyên nhân cũng là do chúng ta thiếu vốn, chính vì thế việc cung cấp vốn cho các tập đoàn ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề rất cấp bách.
Từ hai lý do trên việc cho phép các Tập đoàn Nhà nước nắm các khâu quan trọng của nền kinh tế thành lập ngân hàng riêng là điều tất yếu.