I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
1. Các hạn chế đến nay vẫn chưa khắc phục được và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
1.1. Về tổ chức quản lý:
Cho tới thời điểm hiện nay quá trình đổi mới DNNN mới chỉ khắc phục được các hạn chế về số lượng DNNN quá nhiều và việc triển khai cổ phần hóa đang được Chính phủ gấp rút thực hiện. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại các DNNN vẫn còn nhiều bất cập.
Cùng với việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, từ năm 2001 đến nay, số TCT không giữ được vai trò chi phối bị giải thể rất ít; nhưng lại thành lập thêm 17 TCT Nhà nước, tổ chức lại 7 TCT thành tập đoàn, đưa một TCT 90 vào cơ cấu của tập đoàn.
Bảng 3.1: Số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã sắp xếp
Các chỉ tiêu Năm 2000 2002 2004 2006 2010 (dự kiến) Sáp nhập, hợp nhất 401 Trong đó: Số tổng công ty 8
Giao bán, kinh doanh và cho thuê 274
Phá sản 6 12
Giải thể 112
(đáng lưu ý: 18 TCT 91 không giải thể được, mặc dù chúng đều đang trong tình trạng phá sản)
Cổ phần hóa 2.210* 715 3000 1500
Chuyển sang hình thức công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà cổ đông là DNNN (bắt đầu từ năm 2003)
55 (trong đó có 13 TCT91)
1.2.Sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn"có kéo theo sự hình thành Tập đoàn theo phương pháp “cộng dồn”?
Mô hình đầu tiên: Các “Tổng công ty 90, 91”
Các DNNN và xí nghiệp liên hiệp được sáp nhập “gom” lại thành các TCT theo những hình thức như cùng ngành nghề (ví dụ, TCT Nông nghiệp gồm các doanh nghiệp của ngành nông nghiệp...); liên kết dọc (khác ngành nghề nhưng có mối liên kết trong chu trình sản xuất kinh doanh, ví dụ như khai thác - sản xuất - lưu thông than trong TCT Than) hoặc liên kết hỗn hợp (nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như TCT Thương mại Sài Gòn). Đến năm 2006, có 18 TCT 91 và 73 TCT 90. Các TCT này chiếm 1/3 về số lượng, 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% số tiền nộp ngân sách của 5970 DNNN.
Bảng 3.2: Số lượng các doanh nghiệp nhà nước qua các năm
Năm Kế hoạch
2000 2002 2004 2006 2010
Tổng số DNNN 5.655 4.296 3.300 2.176 554
TCT 105 26
Nguồn: Tổng hợp
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại Hội nghị sơ kết một năm thực hiện chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX (tháng 12 năm 2002), trong số 78 TCT 90 chỉ có 9 TCT có đủ các điều kiện duy trì TCT Nhà nước. Tuy nhiên, 18 TCT 91 vẫn được tiếp tục hoạt động và một số khá lớn TCT 90 không đáp ứng tiêu chí trên được sắp xếp lại.
Mô hình thử nghiệm thứ hai: Mô hình công ty mẹ-công ty con
- Thực chất mô hình công ty mẹ – công ty con (CTM – CTC):
Trên thế giới trong nền kinh tế thị trường có mô hình về “công ty nắm vốn”, “công ty nhận vốn”. Ý nghĩa của việc “ nắm vốn”, “nhận vốn” được gọi một cách khác là “ mẹ – con”.
Quan hệ mẹ – con là sự chi phối của các nhà đầu tư (cổ đông) – công ty mẹ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con.
- Vốn được đầu tư vào nhiều công ty với đặc trưng:
+ Tỷ trọng vốn lớn trong công ty con tạo khả năng tác động toàn diện vào công ty con.
+ Công ty mẹ có thể hoạt động tài chính thuần tuý (chuyên dùng vốn để mua cổ phiếu tại các công ty con), có thể vừa hoạt động tài chính, vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Thực tế là:
Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình CTM - CTC cũng nêu lên thực trạng một số DN vẫn giữ thói quen điều hành bằng mệnh lệnh hành chính trong quan hệ giữa CTM - CTC. Điều này dẫn đến sự hình thức trong công việc chuyển đổi này. Nghĩa là gom văn phòng TCT và một vài doanh nghiệp thành viên độc lập lớn trong TCT để hình thành công ty mẹ. Tình trạng này có thể gọi là “con có trước mẹ”.
Mô hình thử nghiệm thứ ba: Mô hình tập đoàn kinh tế
Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN từ 2006 đến 2010 là đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá các TĐKT, TCT Nhà nước. Theo đó, đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của TCT Nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), năm 2007 phải cổ phần hoá 550 doanh nghiệp (có khoảng 20 TCT), số còn lại sẽ thực hiện trong các năm 2008- 2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp chưa cổ phần hoá được sẽ thực hiện trong năm 2010.
Tại hội nghị về sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006 - 2010 (7/10/2006), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: dự kiến sẽ phải cổ phần hóa xong 79 TCT trong số 105 TCT và cổ phần hoá khoảng 1.500 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp công ích, nông, lâm trường. Cũng trong năm này, Chính phủ đã phê duyệt thành lập thí điểm 8 TĐKT nhà nước bao gồm tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tập đoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam.
Như vậy, lại có hàng loạt TĐKT mới tiếp tục ra đời, trên cơ sở kế thừa các TCT trước đây.
Không thể phủ nhận rằng mô hình tập đoàn gần với mô hình tổ chức hoạt động của các TĐKT quốc tế, hoạt động phù hợp với qui luật thị trường hơn. Nhưng tập đoàn kinh doanh không phải là một doanh nghiệp, một pháp nhân mà chỉ là sự liên kết tự nguyện giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau theo những phương thức khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy, với một quyết định hành chính chúng ta thành lập một tập đoàn kinh doanh. Như vậy, xác định hướng đi hình thành TĐKT Nhà nước thông qua cổ phần hóa các TCT 90, 91, có tránh được hướng hình thành DNNN theo phương pháp “cộng dồn” trước kia?
1.3.Cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoàn thiện
Có thể nói, mô hình công ty mẹ-con đã tạo ra một bước tiến mới trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại khu vực DNNN. Các TCT 90, 91 từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính (cấp trên - cấp dưới) và cơ chế giao vốn đã chuyển sang mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện và cơ chế đầu tư vốn. Khi chuyển thành công ty mẹ, Nhà nước giao quyền và trách nhiệm bảo toàn vốn của các đơn vị thành viên cho Công ty mẹ. Công ty mẹ được chủ động có các biện pháp cổ phần hóa các đơn vị này hoặc chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo định hướng của công ty mẹ.
Nhưng trên thực tế hoạt động của các tập đoàn có thực sự có tổ chức quản lý theo kiểu mô hình công ty mẹ-công ty con?
Theo các chuyên gia, trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện mô hình này là tình trạng thiếu vốn và yếu về năng lực quản lý. Sự giám sát, quản lý của Nhà nước đối với các tập đoàn cho đến nay vẫn chưa thể hiện rõ. Chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể TĐKT hoạt động ra sao, quy mô thế nào.
Báo cáo sơ kết thí điểm mô hình CTM-CTC cũng nêu lên thực trạng sự hình thức trong công việc chuyển đổi một số doanh nghiệp. Hình thành mang tính hành chính nên việc quản lý DN cũng không mấy thay đổi.
1.4.Về quản lý hoạt dộng kinh doanh
Đa dạng hóa kinh doanh có phải là một chiến lược đúng đối với tập đoàn của Việt Nam hiện nay?
Thời gian qua, sự nở rộ của TĐKT Nhà nước đã song hành cùng trào lưu đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản. Các tập đoàn từ dầu khí, điện lực đến hàng hải, hàng không đều thành lập các công ty, bộ phận kinh doanh ngoài ngành nghề chính như: tài chính, bất động sản, chứng khoán, quản lý quỹ, đầu tư...Doanh nghiệp đứng ra lập ngân hàng, trường đại học…
Đa dạng hóa kinh doanh là một trong những chiến lược nhằm tạo thế vững chắc trong phát triển doanh nghiệp. Nhưng muốn đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp trước hết phải định vị được lĩnh vực hoạt động, năng lực cốt lõi của mình. Trên thực tế, những hoạt dộng kinh doanh đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao như tài chính, ngân hàng không thể chỉ cần có kinh nghiệm đầu tư hay thuê nhân lực có chuyên môn là đủ.
Vậy mô hình tập đoàn có đưa được đơn vị về hoạt động theo đúng nghĩa - là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường (những mặt hoạt động công ích sẽ được hạch toán riêng để đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh đúng đắn tình hình tài chính của một tập đoàn) - hay mô hình này hiện tại đã làm cho các tập đoàn trở nên hoạt động đa lĩnh vực
giống nhau, cùng cạnh tranh với nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của nền
kinh tế Việt Nam?
1.5.Sự minh bạch về sở hữu vốn trong các tập đoàn:
Tập đoàn kinh doanh phải là một tập hợp đa sở hữu. Nếu tập đoàn kinh doanh được thành lập với một công ty mẹ là DNNN và một loạt công ty TNHH một thành viên là DNNN thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên của TCT hiện nay mà thôi. Vì vậy, dù việc thành lập các TĐKT mạnh, việc cải tổ các DNNN đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay nhưng cũng không thể quá vội vã.
Về cơ chế chủ quản với doanh nghiệp nhà nước
Chủ trương xoá bỏ chế độ chủ quản đã được nêu ra từ đầu những năm 1990, nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến cơ bản. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là:
i) Sự chưa rõ ràng trong xác định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế;
ii) Sự e ngại mất quyền lực và lợi ích khi không còn doanh nghiệp “trực thuộc”
iii) Thói quen của người quản lý doanh nghiệp trong việc tìm chỗ dựa để chia sẻ trách nhiệm trong hoạt động sản xuất- kinh doanh.
Sự tồn tại cơ chế chủ quản đã dẫn đến hạn chế quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của DNNN, sự chậm trễ trong sắp xếp lại DNNN và ban hành các chính sách phù hợp với cơ chế thị trường.
Về chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Nếu giới hạn vào các DNNN sở hữu 100% vốn, thì sở hữu cụ thể của doanh nghiệp là nhà nước. Song có một số vấn đề: trong hệ thống quản lý nhà nước với nhiều cơ quan ở nhiều cấp khác nhau có sự phân công và phối hợp để thực hiện các quyền và trách nhiệm về quản lý kinh tế, không xác định được rõ cơ quan nào là chủ sở hữu đích thực của DNNN.
Vốn của TCT hay của các công ty thành viên vẫn là vốn cả Nhà nước - thuộc sở hữu toàn dân. Tổng Giám đốc TCT, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra.
Hậu quả để lại...
Tình trạng thiếu trách nhiệm, chồng chéo trùng lắp trong việc thực hiện các chức năng của quản lý nhà nước với DNNN. Bởi vậy, để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, cần xác định rõ được chủ sở hữu đích thực.
Sai phạm về kinh tế tại các TCT 90, 91 chiếm phần lớn trong các sai phạm mà toàn ngành thanh tra đã phát hiện ra. TCT Dầu khí Việt Nam- TCT 91 mạnh nhất nước: Chỉ qua việc thực hiện 2 dự án thuộc loại nhỏ và trung bình, 8 bị can, trong đó có một nguyên Phó Tổng giám đốc đã làm thất thoát và chiếm đoạt 54,7 tỷ đồng. TCT Điện lực Việt Nam (EVN) - TCT lớn thứ 3 ở phạm vi toàn quốc: Tham ô, lãng phí, thất thoát trong dự án đầu tư, cải tạo lưới điện Hà Nội, Hải Phòng... cũng không nhỏ.
2. Xu hướng cho phép các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng hiện nay nên được chấp nhận hay không? chấp nhận hay không?
2.1. Giảđịnh 1: Không chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng
Kết quả có thể xảy ra:
- Hiện tại: Có thể hạn chế bớt lượng cung tiền đầu tư cho việc thành lập ra các ngân hàng mới phần nào giảm được sự gia tăng của lạm phát, đồng thời buộc các Tập đoàn Nhà nước tập trung vào sản xuất tạo ra sản phẩm nhiều hơn để phục vụ cho lợi ích của xã hội hạn chế việc đầu tư vào các dự án lớn của tập đoàn, các công ty tiềm năng hạn chế việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như việc đa dạng hóa hoạt động không có mối liên hệ với ngành nghề hoạt động chính yếu của tập đoàn.
- Sợi dây móc nối giữa công ty mẹ và ngân hàng con không có hạn chế rủi ro tiềm tàng mà mô hình này mang lại giảm bớt áp lực cho nhà nước trong việc kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ngăn chặn “hiệu ứng domino” từ sớm giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng theo nguyên tắc bình thông nhau, từ hê thống ngân hàng sang các hệ thống khác trong nền kinh tế.
- Tương lai: Ngân hàng trong nước vẫn tiếp tục hoạt động bình thường cho đến khi các ngân hàng nước ngoài vào cạnh tranh các tập đoàn lớn cần nguồn vốn dồi dào, cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng trong nứơc, kể cả những người có nhu cầu gửi tiết kiệm chắc chắn sẽ nhảy sang hệ thống ngân hàng nước ngoài hệ thống ngân hàng Việt Nam đã yếu kém, nay lại bị hút gần như toàn bộ lượng khách hàng hệ thống ngân hàng sẽ bị điêu đứng..
- Các tập đoàn lớn (như than, điện tử viễn thông, dầu khí, bảo hiểm Bảo Việt…) các công ty trong nước có tiềm lực phát triển mạnh (như FPT, Mobilephone, hay các doanh nghiệp bán lẻ như càfe Trung Nguyên ….) cho đến khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập, mới có nguồn cung cấp vốn dồi dào để mở rộng hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu và phát triển, hay đầu tư vào các dự án lớn để đẩy mạnh hơn tiềm lực của tập đoàn thì cũng là lúc những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của chính phủ bị mất hiệu lực không còn khả năng cạnh tranh nổi với các tập đoàn cũng như các công ty lâu đời đến từ các nước phát triển như Toyota (sản xuất xe hơi),
Microsoft (phần mềm điện tử),…bị mất thị phần ngay cả thị phần trong nước vốn là thế mạnh của các tập đoàn và các doanh nghiệp bán lẻ này nguy cơ bị phá sản nhanh chóng hơn cả hệ thống ngân hàng.
Ban đầu không phải chịu rủi ro do mô hình này mang lại, nhưng thời gian sau khi hiệp định của WTO có hiệu lực thì các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng sẽ rất khó khăn để trụ vững ngay cả tại thị trường trong nước.
2.2. Giảđịnh 2: Chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng
Kết quả có thể xảy:
- Hiện tại: Phải chấp nhận lượng cung tiền ngày càng gia tăng trong việc thành lập ngân hàng của các tập đoàn đối đầu với lạm phát không chỉ chính phủ phải đối đầu mà những người nông dân nghèo là những người phải gánh chịu nhiều nhất. Vì vậy, chính phủ không chỉ tìm cách đối đầu với lạm phát mà còn phải xoa dịu tình trạng đói nghèo của các gia đình nông dân trước tình trạng vật giá leo thang thường xuyên phải kêu gọi sự đóng góp từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc khắc phục tình trạng của các hộ nghèo thêm vào đó là phải đối đầu và kiểm soát được rủi ro mà mô hình này mang lại không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn là của cả nền kinh tế áp lực phải chịu là rất lớn.