I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
1. Các hạn chế đến nay vẫn chưa khắc phục được và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
1.5. Sự minh bạch về sở hữu vốn trong các tập đoàn:
Tập đoàn kinh doanh phải là một tập hợp đa sở hữu. Nếu tập đoàn kinh doanh được thành lập với một công ty mẹ là DNNN và một loạt công ty TNHH một thành viên là DNNN thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên của TCT hiện nay mà thôi. Vì vậy, dù việc thành lập các TĐKT mạnh, việc cải tổ các DNNN đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay nhưng cũng không thể quá vội vã.
Về cơ chế chủ quản với doanh nghiệp nhà nước
Chủ trương xoá bỏ chế độ chủ quản đã được nêu ra từ đầu những năm 1990, nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến cơ bản. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là:
i) Sự chưa rõ ràng trong xác định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế;
ii) Sự e ngại mất quyền lực và lợi ích khi không còn doanh nghiệp “trực thuộc”
iii) Thói quen của người quản lý doanh nghiệp trong việc tìm chỗ dựa để chia sẻ trách nhiệm trong hoạt động sản xuất- kinh doanh.
Sự tồn tại cơ chế chủ quản đã dẫn đến hạn chế quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của DNNN, sự chậm trễ trong sắp xếp lại DNNN và ban hành các chính sách phù hợp với cơ chế thị trường.
Về chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Nếu giới hạn vào các DNNN sở hữu 100% vốn, thì sở hữu cụ thể của doanh nghiệp là nhà nước. Song có một số vấn đề: trong hệ thống quản lý nhà nước với nhiều cơ quan ở nhiều cấp khác nhau có sự phân công và phối hợp để thực hiện các quyền và trách nhiệm về quản lý kinh tế, không xác định được rõ cơ quan nào là chủ sở hữu đích thực của DNNN.
Vốn của TCT hay của các công ty thành viên vẫn là vốn cả Nhà nước - thuộc sở hữu toàn dân. Tổng Giám đốc TCT, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra.
Hậu quả để lại...
Tình trạng thiếu trách nhiệm, chồng chéo trùng lắp trong việc thực hiện các chức năng của quản lý nhà nước với DNNN. Bởi vậy, để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, cần xác định rõ được chủ sở hữu đích thực.
Sai phạm về kinh tế tại các TCT 90, 91 chiếm phần lớn trong các sai phạm mà toàn ngành thanh tra đã phát hiện ra. TCT Dầu khí Việt Nam- TCT 91 mạnh nhất nước: Chỉ qua việc thực hiện 2 dự án thuộc loại nhỏ và trung bình, 8 bị can, trong đó có một nguyên Phó Tổng giám đốc đã làm thất thoát và chiếm đoạt 54,7 tỷ đồng. TCT Điện lực Việt Nam (EVN) - TCT lớn thứ 3 ở phạm vi toàn quốc: Tham ô, lãng phí, thất thoát trong dự án đầu tư, cải tạo lưới điện Hà Nội, Hải Phòng... cũng không nhỏ.