Tổng quan các phương pháp nghiên cứu về thủy động lực, vận chuyển bùn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH XU THẾ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH VÀ BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ, ĐÁY KHU VỰC CỬA SÔNG ĐÁY BẰNG MÔ HÌNH MIKE (Trang 31)

cát, dịch chuyển đường bờ

Trong quá trình diễn biến bờ biển, hiện tượng xói lở và bồi tụ là hai mặt của một vấn đề. Nó là kết quả tương tác của các quá trình phức tạp giữa các yếu tố thủy thạch động lực do các tác động nội sinh, ngoại sinh và nhân sinh. Đây là những quá trình thuộc loại phức tạp nhất mà cho đến nay vẫn chưa nghiên cứu một cách đầy đủ và thấu đáo như những khoa học chính xác khác. Nguyên nhân gây diễn biến bất lợi cho một đoạn bờ biển hay cửa sông (do xói lở bờ biển hay bồi lấp các cửa sông hoặc luồng tàu) có thể do tổng hợp các yếu tố tác động ngoại sinh, nội sinh hay nhân sinh và nhiều khi rất khó có thể định lượng một cách chính xác.

Nhưng do tính cấp thiết của vấn đề, cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương pháp nghiên cứu diễn biến bờ biển (quá trình xói lở và bồi tụ) ngày càng được nâng cao về mức độ chính xác và bước đầu đã cho thấy kết quả khả thi của nó trong việc dự báo diễn biến đường bờ, quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững và phát triển các nguồn lợi ở dải ven biển. Một số phương pháp nghiên cứu diễn biến đường bờ đã và đang được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam sẽ được trình bày trong báo cáo này nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về phương pháp nghiên cứu, tính toán. Trong báo cáo này đề cập tới 5 phương pháp nghiên cứu sau: (1) phương pháp điều tra cơ bản, (2) phương pháp phân tích viễn thám và GIS, (3) phương pháp phóng xạ hạt nhân, (4) phương pháp mô hình vật lý, (5) phương pháp mô hình toán.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH XU THẾ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH VÀ BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ, ĐÁY KHU VỰC CỬA SÔNG ĐÁY BẰNG MÔ HÌNH MIKE (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)