Kết quả tính toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH XU THẾ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH VÀ BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ, ĐÁY KHU VỰC CỬA SÔNG ĐÁY BẰNG MÔ HÌNH MIKE (Trang 88 - 93)

0 5000 10000 15000 1 51 101 151 201 251 301 351 401 451 vị trí m ĐB tính toán 2001 ĐB tính từ ảnh vệ tinh 2001

Hình 3.40. So sánh đường bờ tính toán bằng mô hình và đường bờ trích ra từ số

liệu vệ tinh năm 2001

0.00 5000.00 10000.00 15000.00 1 51 101 151 201 251 301 351 401 451 vị trí m ĐB tính toán 2010 ĐB tính từ ảnh vệ tinh 2010

Hình 3.41. So sánh đường bờ tính toán bằng mô hình và đường bờ trích ra từ số

Biến đổi ĐB giai đoạn 1990 - 2001 (ve tinh) 0 200 400 600 800 1000 1 51 101 151 201 251 301 351 401 451 vị trí m

Hình 3.42. Mức độ biến đổi đường bờ khu vực Cửa Đáy giai đoạn từ năm 1990

tới năm 2001 (số liệu tính toán từ ảnh vệ tinh)

Biến đổi ĐB giai đoạn 1990 - 2010 (ve tinh)

0 200 400 600 800 1000 1200 1 51 101 151 201 251 301 351 401 451vị trí m

Hình 3.43. Mức độ biến đổi đường bờ khu vực Cửa Đáy giai đoạn từ năm 1990

tới năm 2010 (số liệu tính toán từ ảnh vệ tinh)

Nhận xét:

Nhìn vào số liệu tính toán đường bờ cho thấy: Kết quả tính toán tương đối phù hợp với số liệu được lấy theo đường bờ từ ảnh vệ tinh kể cả năm 2001 và năm 2010. Đường bờ đoạn phía huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình có hiện tượng bồi tụ nhưng không nhiều, còn đoạn bờ phía bờ đông thuộc huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định thì đang bồi tụ rất mạnh. Khu vực giáp ranh với cửa Đáy lấn ra biển hàng năm khoảng gần 300m. Tuy nhiên, do khu vực phía đông của cửa Đáy có hiện tượng bồi

tụ rất mạnh, khi tham chiếu lên đường cơ sở đã không mô phỏng được rõ ràng nên kết quả tính toán còn nhỏ hơn so với số liệu đường bờ lấy từ ảnh khoảng 500m.

Theo kết quả được trình bày trong các hình từ 3.44 tới 3.46 cho thấy: khu vực hai phía bờ của Cửa Đáy có xu thế bồi tụ lấn ra biển. Khu vực bờ phía đông cửa Đáy (huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định) bồi tụ mạnh hơn khu vực bờ phía tây cửa Đáy (huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình). Khu vực có mức độ biến động mạnh nhất là hai bờ của cửa Đáy, tốc độ lên tới 80m/năm (trong mô hình là các vị trí từ 230 tới 400). Khu vực có tốc độ bồi tụ nhỏ nhất trong nghiên cứu này là khu vực giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa (vị trí từ 0 cho tới 70), tốc độ chỉ khoảng 1m/năm.

Nhìn chung kết quả trong nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1990 tới 2010 cho thấy hai phía bờ của cửa Đáy đang có xu thế bồi và đặc biệt là phía đông cửa Đáy đang bồi tụ rất mạnh. Kết quả này phù hợp với thực tế.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực cửa Đáy có xu thế bồi tụ là chủ yếu, tạo thành các cồn cát trước cửa Đáy và các doi cát dọc bờ thuộc địa phận huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Nguyên nhân do khu vực này được tiếp nhận 2 nguồn bổ sung trầm tích từ: i) sông Đáy đưa ra và lắng động dưới tác động của động lực biển; ii) lượng bùn cát được vận chuyển dọc theo bờ biển từ phía bắc (cửa Ba Lạt và Ninh Cơ). Ngoài ra, qua nghiên cứu này cho thấy, vào 4 tháng mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10 lượng trầm tích tích được các con sông đưa ra chiếm khoảng 80% lượng trầm tích cả năm.

Khu vực cửa Đáy luôn luôn được tiếp nhận một lượng rất lớn bùn cát từ sông Đáy đưa ra và từ phía bắc đưa xuống. Do đó, khu vực này có xu thế bồi lấp cửa Đáy, trong khoảng thời gian ngắn nữa (theo tính toán có thể 15 năm) cửa Đáy sẽ bị lấp nếu không có kế hoạch nạo vét luồng vào cửa. Để tránh các khó khăn do bồi lấp cửa Đáy gây ra cần phải có kế hoạch nạo vét cửa, mở rộng luồng sông. Tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai dự án “Nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long, tỉnh

Ninh Bình” để tránh sự cố do bồi lấp luồng vào cửa Đáy.

Vấn đề vận chuyển trầm tích và biến động hình thái – địa mạo sông, cửa sông và ven biển vẫn là vấn đề khó khăn cả trong lý thuyết và thực tiễn. Nghiên cứu này đã ứng dụng bộ mô hình MIKE nhằm phân tích xu thế bồi tụ và xói lở cũng như các mối tương tác Biển – Lục địa khu vực cửa Đáy. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về mặt thời gian và số liệu, nghiên cứu này chỉ xem xét và đánh giá được xu thế biến động địa hình cũng như đường bờ ở các điều kiện khí hậu đặc trưng. Do vậy, để đánh giá hiện tượng một cách đầy đủ và khách quan, trong các nghiên cứu tiếp theo, cần xem xét đánh giá bổ sung những hạn chế trên.

Bộ mô hình MIKE đã được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá và phân tích xu thế bồi xói và vận chuyển trầm tích tại khu vực cửa sông Đáy và cho kết quả khả quan. Qua đó khẳng định, có thể sử dụng bộ mô hình MIKE trong nghiên cứu tương tác các quá trình thủy thạch động lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

2. Đặng Ngọc Thành, Phạm Văn Ninh, Mai Thanh Tân…(2005), Chuyên khảo

Biển Đông, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Đỗ Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ-

xói lở ở đới ven biển Thái Bình-Nam Định, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành

Địa chất công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Lương Phương Hợp (2002), Diễn biến

cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nhà xuất bản Xây dựng.

5. Nguyễn Biểu, Vũ Trường Sơn, Dương Văn Hải và nnk (2001), Địa chất

khoáng sản biển nông ven bờ (0-30 m nước) Việt Nam tỷ lệ 1/500.000. Lưu

trữ ĐC, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hải Lý, Lương Phương Hậu (2004), “Ứng dụng Litpack trong nghiên cứu diễn biến cửa sông và bờ biển”, Tạp chí GTVT số 10.

7. Nguyễn Thế Tưởng, Sổ tay tra cứu các đặc trưng khí tượng thủy văn vùng

thềm lục địa Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, 2000.

8. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Đình Khá (2010), “Biến động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven bờ Cửa Tùng, Quảng Trị”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa học tự nhiên và công nghệ, tập 26, số 3S, 427.

9. Nguyen Xuan Hien, Duong Ngoc Tien, Le Quoc Huy, Nguyen Tho Sao (2012), “Long-term sediment distribution calculation taking into account sea level rise and theb development o Day estuary”, Tạp chí khoa học

ĐHQGHN, khoa học tự nhiên và công nghệ, tập 28, số 3S, tr.57 - 62.

10.Nguyễn Xuân Hiển, Dương Ngọc Tiến (2012) Nguyễn Thọ Sáo. “Tính toán và phân tích xu thế bồi tụ, xói lở khu vực Cửa Đáy”, Hội thảo khoa học

Quốc Gia về KT, TV, MT & BĐKH, lần thứ XV,Viện KH KTTV&MT, Tập 2,

tr.241-246.

11.Phạm Quang Sơn (2004), “Diễn biến lòng dẫn hạ lưu sông Hồng trong 15 năm vận hành khai thác nhà máy thủy điện Hoà Bình” TC Các Khoa học về Trái đất, 26/4: 520-531. Hà Nội.

12.Trần Việt Liễn, Hoàng Đức Cường, Trương Anh Sơn, Trần Trung Thành (2006), “Xây dựng các kịch bản (scenarios) về biến đổi khí hậu của thế kỷ

XXI cho các vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí KTTV số 541 (tháng 1 năm 2006), Hà Nội.

Tiếng Anh

13.Aslak Grinsted, J. C. Moore & S. Jevrejeva (2009), Reconstructing sea level from paleo and projected temperatures 2000 to 2100 ad.

14.A.M. prospathopoulos, A. Sotiropoulos, E. Chatziopoulos, C.H. Anagnostou (2004), “Cross-shore profile and coastline changes of a sandy beach in Pieria, Greece, based on measurements and numerical simulation”,

Mediterranean Marine Science, vol 5/1.

15.Cazenave, A., and R. S. Nerem (2004), “Present-day sea level change: Observations and causes”, Rev. Geophys., 42, RG3001.

16.DHI (2003), An Intergrated Modelling System for Littoral Processes and

Coastline Kinetics, Short Introduction and Tutorial, DHI Software.

17.Hidalgo, H. G., M. D. Dettinger, and D. R. Cayan (2008), “Downscaling with Constructed Analogues: Daily Precipitation and Temperature Fields over the United States”. California Energy Commission, PIER Project Report, 2008.

18.Houghton, J.T., Meira Filho, L.G., Callander, B.A., Harris, N., Kattenberg, A., Maskell, K. (1996), “Climate Change 1995: The Science o Climate Change”. Contribution of Working Group I to the Second Assessment

Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge

Univ. Press, Cambridge, UK, pp. 363-397.

19.Jianjun Yin (2009), Sea level rise due to global warming poses threat to New York City.

20.John A.Church, Neil J. White (2006), “A 20th century acceleration in global sea level rise”, Geophysical research letter. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21.MIKE 21 FLOW Model (2005), Hydrodynamic Module – Scientific

Documentation, DHI Software.

22.MIKE 21 ST Non-Cohesive Sediment Transport Module (2005), User Guide, DHI Softwave.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH XU THẾ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH VÀ BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ, ĐÁY KHU VỰC CỬA SÔNG ĐÁY BẰNG MÔ HÌNH MIKE (Trang 88 - 93)