Hệ blend trên cơ sở caosu NBR với caosu CR

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CAO SU BLEND BỀN MÔI TRƯỜNG VÀ DẦU MỠ (Trang 47 - 48)

Do giá thành của cao su cloropren (CR) trên thị trường khá cao nên loại cao su này chỉ được ứng dụng chế tạo những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như bền thời tiết, bền môi trường cao. Trong khi đó vật liệu blend trên cơ sở NBR/CR có giá thành thấp hơn lại chưa được nghiên cứu nhiều. Từ trước đến nay loại vật liệu này mới chỉ được một số tác giả đề cập tới. Blend trên cơ sở NBR và CR là một loại vật liệu mà tính chất của blend giữa chúng phụ thuộc vào tỷ lệ NBR/CR, hệ lưu hóa và xúc tiến lưu hóa được sử dụng. Ngoài ra, tính chất của blend NBR/CR còn phụ thuộc các hợp phần trong công thức chế tạo.

Tác giả E. M. Abdel - Bary, W. von Soden và F.M Helaly [78] đã nghiên cứu và chế tạo được blend NBR/CR với nhiều tỷ lệ khác nhau. Những kết quả thu được cho thấy rằng hệ lưu hóa lưu huỳnh có hiệu quả tốt nhất cho NBR. Tính chất cơ lý của hệ blend thu được cũng tốt nhất khi hàm lượng NBR/CR là 1:1. Như vậy CR có thể phối trộn rất tốt với NBR . Do CR bền với thời tiết (thường được dùng làm sơn bảo vệ ở môi trường xâm thực cao ), nên cấu tử này đã giúp cho tổ hợp blend NBR /CR có khả năng chịu dầu và thời tiết rất tốt . Hệ blend NBR/CR đảm bảo tính năng sử dụng cao cho các sản phẩm gioăng, phớt chịu

dầu làm việc ngoài trời đi từ vật liệu này.

Các tác giả H. Botros Samir, F. Younan Adel, M. Essa Mohamed [79] đã nghiên cứu khả năng chịu dầu và chịu nhiệt của hệ blend NBR/CR, ảnh hưởng của hệ thống lưu hóa và tỷ lệ blend lên tính chất cơ lý, độ trương và tính chất già hóa của vật liệu. Các kết quả thu được được so sánh giữa vật liệu được gia cường và không gia cường với sợi visco.

Ming – Ren S. Fuh và Gim – Yu Wang [80] đã sử dụng các phương pháp nhiệt phân, sắc ký khối phổ để phân tích cao su blend NBR/CR lưu hóa và cũng đã nhận được các kết quả phân tích tương ứng.

Ngoài ra, Chang Kee Kang và Byung Kyu Kim [81] đã tiến hành tạo tổ hợp blend NBR/CR ở dạng sợi cắt ngắn theo phương pháp cán trên máy cán hai trục. Các kết quả cho thấy độ nhớt tăng lên trong quá trình blend hóa bởi vì tốc độ quá trình lưu hóa tăng lên. Độ cứng, mođun đàn hồi, chịu mài mòn của hệ blend tăng lên theo quy luật, còn độ bền kéo và độ dãn dài thể hiện độ lệch âm theo chất phụ gia. Độ bền nhiệt và độ trương nở thể tích trong dầu thơm giảm cho thấy đã có sự cải thiện hiệu quả tính chất nhiệt và khả năng chịu dầu của blend.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CAO SU BLEND BỀN MÔI TRƯỜNG VÀ DẦU MỠ (Trang 47 - 48)