Phương pháp xác định hệ số già hóa của vật liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CAO SU BLEND BỀN MÔI TRƯỜNG VÀ DẦU MỠ (Trang 63 - 64)

a) Phương pháp xác định hệ số già hóa của vật liệu cao su blend theo tiêu chuẩn TCVN 2229-77 [115]

Các mẫu thử được chuẩn bị theo tiêu chuẩn quy định và đưa vào tủ sấy Memmert (Đức) ở 70oC (hoặc 100oC) trong thời gian 24, 48, 72, 96,144,...giờ. Sau thời gian quy định mẫu được lấy ra để yên ít nhất 4 giờ ở nhiệt độ phòng và không quá 96 giờ rồi tiến hành đo các tính chất của mẫu sau khi thực hiện phép thử già hóa.

Hệ số già hóa (KB) của vật liệu được tính theo tích số của độ bền kéo đứt

và độ dãn dài khi kéo đứt trước và sau khi già hóa theo công thức:

Z Z KB 1 2  Trong đó:

Z1 là tích số của độ bền khi kéo đứt và độ dãn dài khi kéo đứt

trước khi già hóa;

Z2 là tích số của độ bền khi kéo đứt và độ dãn dài khi kéo đứt

sau khi già hóa.

Kết quả được tính trung bình từ 5 mẫu đo.

b) Phương pháp xác định hệ số già hóa của vật liệu trong môi trường bức xạ nhiệt ẩm theo tiêu chuẩn ASTM D4587-91 [116]

Các mẫu thử được cắt thành hình chữ nhật 10 x 14 (cm x cm) và đặt trên tấm nhôm ở trong tủ thử nghiệm thời tiết gia tốc UVCON của hãng ATLAS (Mỹ). Chế độ thử nghiệm theo chu kỳ, mỗi chu kỳ 12 giờ gồm 8 giờ chiếu bức xạ tử ngoại ở bước sóng 340 nm, nhiệt độ 70o

C và 4 giờ ngưng hơi ẩm ở nhiệt độ 50oC. Sau một số chu kỳ nhất định (2, 4, 6, 8, 10,…chu kỳ thử nghiệm) các mẫu được đo kiểm tra các tính chất cơ lý (độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt, độ cứng, v.v…).

Hệ số già hóa (KB) tính theo tích số của độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi

kéo đứt trước và sau khi già hóa theo công thức:

Z Z KB 1 2  Trong đó:

Z1 là tích số của độ bền khi kéo đứt và độ dãn dài khi kéo đứt

trước khi già hóa;

Z2 là tích số của độ bền khi kéo đứt và độ dãn dài khi kéo đứt

sau khi già hóa.

Kết quả được tính trung bình từ 5 mẫu đo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CAO SU BLEND BỀN MÔI TRƯỜNG VÀ DẦU MỠ (Trang 63 - 64)